Các quy chế thương mại trong việc hỗ trợ SME

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở việt nam (Trang 48 - 52)

c .Về vốn

b. Đánh giá việc thực hiện các chính sáchthuế đối với SME

2.5.5. Các quy chế thương mại trong việc hỗ trợ SME

Nhờ có những cải cách kinh tế, từ những năm 1991 cho đến nay nhiều doanh nghiệp đã được phép xuất khẩu các sản phẩm của mình do chính họ sản xts và được phép xuất khẩu đầu vào trung gian cần thiết cho quá trình sản xuất của mình,. Việc thay đổi cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng năm do Bộ thương mại ban hành đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích mọi thành phần tham gia hoạt động kinh doang xuất nhập khẩu. Đầu năm 1993 yêu cầu để có giáy phép kinh doanh xuất khẩu được nới lỏng đơi chút thì số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng lên (400 doanh nghiệp). Nhìn chung, trước năm 1998, ngoại thương nằm trong sự độc quyền của quốc doanh. Còn đối với SME ngồi quốc doanh Nhà nước có thể thu hồi giấy phép kinh doanh bất cứ lúc nào. Cách thức này đã tạo nên môi trường kinh doanh không ổn định và thiếu bình đẳng trong hoạt động xuất khẩu. Do những khó khăn đó, nhiều SME chỉ có thể xuất khẩu sản phẩm của mình dưới hình thức ủy thác thông qua các công ty được phép chuyển doanh nghiệp xuất khẩu (chủ yếu là DNNN). Tùy từng trường hợp cụ thể, các khoản phí xuất nhập khẩu ủy thác mà các SME trên thực tế phải trả cho các công ty chuyên doanh nghiệp xuất nhập khẩu này dao động từ 0,5-1%. Ngoài ra, các nhà

xuất nhập khẩu còn gánh chịu những rủi ro do bị tiết lộ những thông tin mật về các hợp đồng thương mại của mình hoặc thậm trí bị các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu chiếm mất đối tác kinh doanh.

Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Ngị định số 57/NĐ-CP cho phép tất cả các doanh nghiệp Viêt Nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu mà không cần bất cứ điều kiện gì, chế độ phê duyệt hợp đồng và cấp giấy phép đối với hàng gia cơng cũng được bãi bỏ. Bên cạnh đó, thơng tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được gia cơng hàng hóa đối với các đối tác nước ngoài; được trực tiếp nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị máy móc, ngun liệu, phụ liệu…gia cơng theo hợp đồng gia công. Những thay đổi trên đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu trở nên thơng thống, thuận lợi hơn nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu cho SME nói riêng. Thật vậy, theo thời báo Sài Gòn (số 16-99(433) ngày 15/4 /1999, những thay đổi trên đã làm cho SME ngoài quốc doanh tham gia đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu tăng lên, hiện nay có 5.500 SME chiếm hơn 12%tổng số SME ngoài quốc doanh tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu các sản phẩm (mà trước đây phải thông qua các DNNN. Tùy từng trường hợp cụ thể, lệ phí phải trả cho các DNNN được ủy thác xuất khẩu trên thực tế là từ 0,5-1%. Thêm vào đó những nhà xuất khẩu SME pải gánh chịu rủi ro do bị lộ thông tin mật về các hợp đồng thương mại của họ hoặc thậm trí bị mất kinh doanh bởi các DNNN được ủy quyền), điều đó được thể hiện là xuất khẩu FOB tăng từ 30% năm 1997 lên 50% năm 1999. Những cải cách nhằm mở rộng quyền thương mại và khả năng tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu cho phếp SME của Việt Nam đã có tác dụng, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 250 triệu USD năm 1998, xuất khẩu tăng 73% (1997-1999) và chiếm 39% tronng tăng trưởng xuất khẩu và các SME.

Bên cạnh những cải cách trên, hạn ngạch cũng thay đổi, nếu như giai đoạn trức năm 1991 áp dụng cho hơn 100 mặt hàng xuất khẩu thì sau này thì chỉ áp dụng cho mặt hàng gạo và cà phê. Trong năm 2000, Chính phủ thực hiện đấu thầu

khoảng 25-30% hạn ngạch dệt may, việc thực hiện phương thức đấu thầu này sẽ giảm được nạn tham nhũng của các quan chức, tăng cường thu ngân sách Nhà nước và tránh được nạn độc quyền của một số DNNN đồng thời khuyến khích các SME đang hoạt động có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh nhưng vì một vài lý do nài đó mà chưa được tham gia vào kinh doanh quốc tế.

Các đầu mối xuất khẩu cũng đang được giảm thiểu đáng kể. Chính phủ đã từng bước thu hẹp số lượng hàng hóa trong những loại danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện (năm 2000 chỉ cịn có 6 mặt hàng bị cấm nhập khẩu, 10 lọai hàng hóa bị cấm xuất khẩu và 9 loại hàng hóa nhập khẩu có điều kiện). Việc ban hành danh mục hàng hóa tạm thời cấm xuất nhập khẩu cũng được hạn chế đã góp phần ổn định mơi trường kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SME nói riêng.

Mặc dù quy chế thương mại trong những năm vưa qua đã tạo điều kiện tích cực cho các doanh nhgiệp Việt Nam nói chung và các SME nói riêng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhưng sau khi áp dụng cho thực tế thì một điều dễ nhận thấy là vẫn còn những hạn chế đối với các SME đã tạo ra công bằng giữa các DNNN và SME, cụ thể như sau:

Một là: Nghị định 57 đã nới lỏng phạm vi hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có giấy phép, tạo cho doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế điều này gặp phải trơ ngại khác như chế độ cấp phép, bộ chủ quan…tức là sự can thiệp quá sâu của bộ máy quản lý nhà nước vào hoạt động xuất khẩu.

Hai là: Mã số quy định Nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau chưa công bằng.

Chẳng hạn, các SME thường được phân bổ hạn ngạch rất ít so với DNNN có cùng quy mơ kim nghạch xuất khẩu hoặc công nhân, các DNNN mặc dù hoạt động kém hiệu quả song được hưởng ưu đãi hơn cac SME ngồi quốc doanh.

Ba là: Chính sách Nhà nước không ổn định, thay đổi thường xuyên, ảnh hưởng đến phương hướng đầu tư chiều sâu, làm ăn lâu dài của doanh nghiệp. Chẳng hạn chính sách về biểu thuế, về hạn chế xuất nhập khẩu.. Những hạn chế của chính sách thương mại nói chung, đối với SME nói riêng đã và đang địi hỏi cần có điều kiện để thực hiện hỗ trợ một cách có hiệu quả thiết thực.

Bốn là: Hàng năm Nhà nước cịn quản lý xuất nhập khẩu thơng qua việc ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện. Việc điều chỉnh các danh mục do Chính phủ quy định dựa trên đề nghị của Bộ thương mại. Những lý do để quản lý xuất nhập khẩu bằng các danh mục trên là để điều chỉnh cung và cầu hoặc cán cân thương mại hoặc để điều chỉnh cung và cầu và cán cân thương mại hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia, giá trị đạo đức, an tồn xã hơi, nhân cách giáo dục và nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường. Tuy nhiên, trong q trình quản lý xuất nhập khẩu, có lúc Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Việc điều chỉnh theo hình thức “ cho phép- tạm ngừg – cấm- cho phép…”đã gây khó khăn cho khơng ít các SME. Bên cạnh đó, víệc xuất khẩu thông qua các “đầu mối” trong thời gian qua là rào cản tiếp cận cho các SME vào thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)