.Về ngoại thương

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở việt nam (Trang 56 - 60)

Đài Loan tổ chức đặt trụ sở và mạng lưới mậu dịch ở hơn 50 nước và khu vực. Đồng thời còn tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế, thường xuyên mời khách nước ngoài và các nhà sản xuất kinh doanh đến Đài Loan tham quan, cử người đi nước ngoài chào hàng. Để mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc tế, Đài Loan đã xây dựng các trạm “phục vụ mậu dịch quốc tế” cung cấp cho SME các đường dây điện thoại và khuyến khích các cơ sở SME đặt đại lý ở nước ngồi. Chính phủ cịn thưởng ngoại thương cho các SME xuất khẩu được nhiều.

Về những biện pháp nâng đỡ điển hình như trên, trong hồn cảnh quốc tế thuận lợi, kết hợp với sự nỗ lực bản thân các SME, viện trợ của Mỹ…đã góp phần giúp Đài Loan đạt được những thành tựu lớn trong ngoại thương. Cụ thể như sau:

Bảng 10: Tỷ lệ xuất khẩu SME ở Việt Nam thời kỳ 1976- 1988 Thời kỳ Tổng DN lớn DNV % N 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 43,2 41,8 40,9 40,2 33,3 25,2 24,1 26,7 28,2 34,2 33,4 38,2 53 56,8 58,2 59,2 59,8 66,7 74,8 75,9 73,3 71,8 65,8 66,5 61,9 47

Nguồn: Vụ nghiên cứu kinh tế Đài Loan.

Nhìn vào bẳng trên ta nhận thấy xuất khẩu của các SME ở Đài Loan có vai trị to lớn trong thương mại của công cuộc thực hiện chiến lược “hướng về xuất khẩu”.

3.3.2. Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia

Các biện pháp ưu đãi và khuyến khích và đầu tư của Malaysia được quy định chủ yếu trong luật khuyến khích đầu tư ban hành năm 1986 ( The promotion of investmen act) và Luật thuế thu nhập công ty năm 1976. Malaysia quy định chế

độ ưu đãi đầu tư chi từng lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong ưu đãi từng ngành có biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư chung và ưu đãi đầu tư theo mục tiêu.

a. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với công nghiệp

Thứ nhất: Hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, ngân hàng Trung ương Malaysia và Ngân hàng Nêgara đã thực hiện hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi cho các nhà xuất khẩu nói chung và SME Malaysia nói riêng, tạo điều kiện cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Các đặc tính chính của hệ thống này là;

- Hệ thống này do các Ngân hàng thương mại thực hiện và Ngân hàng Nêgara sẽ tái cấp vốn cho Ngân hàng Thương mại để tăng tín dụng xuất khẩu cho nhà sản xuất. Nhà xuất khẩu có thể có hóa đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ, nhưng việc cấp vốn chỉ thực hiện bằng đồng ringgit Malaysia.

- Để được phép nhận tín dụng xuất khẩu hàng xuất khẩu hàng xuất khẩu phải thỏa mãn các tiêu chí sau; Một là, sản phẩm không thuộc vào danh mục dược hưởng tín dụng xuất khẩu. Hai là, sản phẩm phải có tối thiểu 20% giá trị gia tăng, và cuối cùng là tỷ lệ sủ dụng nguyên liệu vật tư trong nước tối thiểu là 30%. Tuy vậy, các tiêu chuẩn này có thể được vận dụng một cách linh hoạt tính đến hồn cảnh cụ thể.

- Thời hạn tối đa của tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng đối với tất cả các sản phẩm là 4 tháng, và của tín dụng sau khi giao hàng là 6 tháng.

- Số tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng được cấp bằng 80% giá trị đơn đặt hàng, hoặc bằng 70% kim ngạch của 12 tháng dựa trên giấy xác nhận về kim ngạch xuất khẩu. Đối với tín dụng sau khi giao hàng, thì số tín dụng được cấp bằng 100% giá trị ghi trên hóa đơn.

Thứ hai: Tính gấp đơi số tiền chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Để

khuyến khích các nhà xuất khẩu SME xâm nhập vào thị trường không truyền thống, được tính gấp đơi chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Bộ trưởng Bộ tài chính chấp nhận. Điều này có hiệu lực từ năm 1986.

Thứ ba: Tính gấp đơi cho phí bảo hiểm xuất khẩu. Một số chi phí nhất định

mà các SME bỏ ra để tìm kiếm các cơ hội sản phẩm sản xuất tại Malaysia được phép tính cao lên hai lần. Các chi phí đó là:

- Quảng cáo ở nước ngoài. - Đưa hàng mẫu ra nước ngoài. - Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.

- Cung cấp thông tin thị trường ra nước ngoài.

- Tiển lãm hoặc tham gia vào các triển lãm công nghiệp và thương mại được Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế chấp nhận.

- Các dịch vụ phục vụ công tác quan hệ xã hội liên quan đến xuất khẩu. - Cước phí đi cơng tác ra nước ngồi của nhân viên.

- Chi phí ăn, ở các cán bộ kinh doanh người Malaysia ra nước ngoài.

* Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với ngành cơng nghiệp.

Trợ cấp xuất khẩu bằng 5% kim ngạch xuất khẩu được thực hiện để khuyến khích xuất khẩu một số sản phẩm nơng nghiệp nhất định của Bộ trưởng Bộ thương mại. Khoản tiền này được cấp bằng cách khấu trừ trực tiếp từ lãi gộp của công ty. Nếu khoản này vượt quá khoản lãi gộp thì coi như bị lỗ và được chuyển sang năm tài chính tiếp theo.

Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên, để tăng cường khả năng xuất khẩu của các SME. Chính phủ Malaysia cịn miễm thuế nhập khẩu tồn bộ đối với nguyên vật liệu trong trường hợp SME sản xuất thành phẩm để xuất khẩu với điều kiện các vật tư nguyên liệu đó chưa được sản xuất ở trong nước, hoặc đã được sản xuất ở trong nhưng với chất lượng và giá cả chưa thể chấp nhận được.

3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc.

Xem xét quá trình phát triển của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 50 đến nay, có thể nhận thấy nổi lên 3 giai đoạn phát triển với những ưu điểm phát triển khác nhau. Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến thập kỷ 70 và trọng tâm ưu tiên phát triển là khuyến khích và thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn thứ hai kéo dài kéo

dài trong suốt thập kỷ 80, trong đó ưu tiên phát triển được dành cho cơng nghiệp phát triển nặng và cơng nghiệp hóa chất. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ đầu thập kỷ 80 mà trọng tâm của nó đã chuyển sang khu vực các SME.

a. Về chiến lược kinh doanh

Các biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư ở Hàn Quốc đã thay đổi theo từng giai đoạn và nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn.

Để thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu cho đến đầu thập kỷ 70, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hơn là thay thế nhập khẩu. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ ccho các nhà xuất khẩu, với nhiều biện pháp khác nhau, gồm đối sư ưu đãi trong cấp vốn tín dụng và trong chế độ thuế khóa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)