Một số đặc điểm cơ bản của khu hệ cá biển Việt Nam và bộ cá Vược

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc cá vược (perciformes) ở biển ven bờ việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số đặc điểm cơ bản của khu hệ cá biển Việt Nam và bộ cá Vược

1.3.1. Một số đặc điểm cơ bản của khu hệ cá biển Việt Nam

Theo Nguyễn Tấn Trịnh và cs. (1996)[1]: thành phần khu hệ cá biển Việt Nam có số họ nhiều nhưng số giống trong từng họ chưa nhiều, đặc biệt số loài trong một giống ít. Rất nhiều họ chỉ có một giống, một lồi như: Chimaeridae, Ophidiidae...Những họ có số lượng lồi nhiều cũng là những họ thường xuyên gặp ở vùng biển Việt Nam và các nước Mã Lai, Philippines, các vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương như: Clupeidae, Serranidae, Carangidae....Qua đó cho ta thấy cá ở vùng biển Việt Nam là đa dạng và phong phú về số lượng họ, nhưng số lượng loài trong một giống là khơng nhiều, số lượng cá thể trong một lồi khơng lớn. Đó cũng là nét điển hình cho khu hệ cá ở các vùng nhiệt đới.

Đa số các loài cá biển Việt Nam phân bố rộng rãi ở vùng biển lân cận và vùng biển thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều này phản ánh tính chất nhiệt đới là chủ yếu và một phần cận nhiệt đới của khu hệ cá biển Việt Nam, ngoài ra khu hệ cá biển Việt Nam cịn có một số ít tính chất của khu hệ cá ơn dới. Chúng ta đã gặp khơng ít lồi cũng có phân bố ở biển Đơng Trung Hoa, biển Nhật Bản mà chưa thấy có ở Mã Lai, Philippines, Ấn Độ. Đó cũng là nét đặc biệt của khu hệ cá biển Việt Nam. Các loài này chủ yếu sống sát đáy hoặc gần đáy ở vùng biển miền Trung Việt Nam, nơi có độ sâu lớn chứ khơng phải là tồn bộ vùng biển Việt Nam. Điều kiện tự nhiên của vùng biển này, là vùng biển sâu trực tiếp thông ra biển Đơng, có đáy dốc, chịu ảnh hưởng lớn của luồng hải lưu từ Thái Bình Dương chảy vào từ bờ tới độ sâu 200m theo hướng Bắc Nam về mùa Đơng. Thành phần lồi cá ở từng vùng biển, đặc biệt là vùng biển miền Trung có những nét khác biệt rõ rệt với các vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Vùng biển miền trung có nhiều nét chung với vịnh Bắc Bộ hơn các vùng khác. Nhiều loài cá sống sát đáy, gần đáy chỉ gặp ở vùng biển miền Trung mà khơng gặp ở vùng biển Nam Bộ. Có thể coi đây là ranh giới phân bố về phía Nam của chúng ở vùng biển Việt Nam (ví dụ: cá Tráp vàng, cá Đèn lồng...)[1].

Thành phần cá tầng đáy rất phong phú, mỗi mẻ lưới kéo đáy trung bình gặp trên dưới 30 loài khác nhau gồm cá đáy và cá nổi nhưng chủ yếu vẫn là cá đáy. Tùy nơi, tùy mùa mà thành phần cá trong mỗi mẻ lưới có thay đổi nhưng mức độ thay

đổi khơng lớn. Các lồi cá thường gặp chủ yếu là cá Nục, cá Trích, cá Mối, cá Hồng, cá Phèn, cá Lượng, cá Hố, cá Thu, cá Trác....Điều đó có thể nói lên một tính chất nữa là đa số cá ở đây sống tản mạn ít kết đàn. Nếu có sự kết đàn thì đàn cá khơng lớn, độ tập trung khơng cao tại các ngư trường hẹp và kém ổn định. Kết quả đánh lưới cho thấy sự di cư của cá khơng rõ, chỉ có sự di động ngắn trong vùng biển chúng đang sinh sống. Vùng biển miền Trung, có thể thấy rõ những lồi cá sống ngoài khơi như cá Chuồn, cá Thu, cá Ngừ giống như hiện tượng di cư của cá vùng ơn đới. Vì ngay những lồi này rải rác theo từng tháng vẫn gặp, tuy số lượng không nhiều ở các vùng khác nhau. Trong thành phần cá khai thác được, chủ yếu gặp những lồi có kích thước và khối lượng nhỏ sống gần bờ thuộc họ cá Khế Carangidae, cá Phèn Mullidae.... Chúng đều là những loài cá có tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao và thành phần tuổi có nhiều nhóm tuổi khác nhau. Vùng biển miền Trung chiều dài trung bình của cá lớn hơn và thường gặp những lồi cá nổi có kích thước lớn như cá Thu, cá Ngừ, cá Úc....so với các vùng biển khác [1].

Dựa theo đặc điểm sinh thái của cá, có thể chia thành các nhóm sinh thái: cá nổi hoặc tầng cá trên; cá gần đáy và đáy; cá rạn san hô.

1.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của bộ cá Vược

Bộ Cá Vược (tên khoa học: Perciformes, còn gọi là Percomorphi hay Acanthopteri, bao gồm khoảng 40% các loài cá xương và là bộ lớn nhất trong số các bộ của động vật có xương sống. Chúng thuộc về lớp cá Vây tia (Actinopterygii) và bao gồm trên 7.000 lồi khác nhau, với kích thước và hình dáng đa dạng, được tìm thấy trong gần như trong mọi môi trường nước. Bộ này cũng là bộ động vật có xương sống với kích thước biến đổi nhiều nhất, từ nhỏ bé như ở Schindleria brevipinguis (dài 0,7 cm) tới lớn như ở các loài Makaira spp. (dài 5 m). Chúng lần đầu tiên xuất hiện và đa dạng hóa trong Hậu Phấn trắng. Các loài cá dạng cá Vược thơng thường có các vây lưng và vây hậu môn được phân chia thành các gai ở phần trước và các tia vây mềm ở phần sau, chúng có thể tách biệt một phần hay tồn phần. Chúng thường cũng có các vây chậu với 1 gai và tới 5 tia vây mềm, hoặc là nằm ở dưới phần họng hoặc dưới phần bụng. Vảy thơng thường có rìa thơ ráp, mặc dù đơi khi có rìa nhẵn hay biến đổi khác. Các đặc trưng khác, mang tính chuyên ngành hơn được xác định cho từng nhóm là khác nhau [3].

Theo các kết quả điều tra, cá biển Việt Nam có 2.038 lồi thuộc 717 giống, 178 họ với khoảng 180 lồi cá kinh tế. Trong đó, bộ cá Vược có 1.078 lồi thuộc 352 giống, 78 họ với khoảng 90 loài cá kinh tế (Nguyễn Tấn Trịnh và cs., 1996)[1]. Đặc trưng phân bố của bộ cá Vược: bộ cá Vược gồm nhiều loài sống ở tầng gần đáy và tầng đáy vùng biển ven bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Một số lồi sống ở các rạn san hơ như cá Đi gai, cá Rơ biển, cá Sơn....Một nhóm lồi khác sống ở đáy đá dày cát gần bờ như cá Đục, cá Đù, cá Liệt, cá Móm. Một số lồi thường thấy xuất hiện ở vùng cửa sơng hay đi vào vùng nước ngọt. Các lồi thuộc bộ cá Vược có phân bố rộng trong vùng biển nước ta, từ vịnh Bắc Bộ tới biển Nam Bộ (Đỗ Thị Như Nhung, 2017)[10].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc cá vược (perciformes) ở biển ven bờ việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)