Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc cá vược (perciformes) ở biển ven bờ việt nam (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu

+ Thời gian thu mẫu

- Thu mẫu ở vùng biển miền Bắc: Quảng Ninh (12/2014, 5/2015, 5/2017); Hải Phòng (12/2014, 10/2015, 4/2016, 6/2017); Nam Định (4/2015).

- Thu mẫu ở vùng biển miền Trung: Nghệ An (11/2014); Quảng Bình (6/2016; 6/2017); Huế (10/2014); Khánh Hòa (10/2016; 10/2017).

- Thu mẫu ở vùng biển miền Nam: Kiên Giang (7/2017), Bạc Liêu (8/2017). + Thời gian phân tích mẫu: từ tháng 10/2014 – tháng 12/2017

2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm thu mẫu: Thu mẫu cá biển ven bờ tại 9 tỉnh đại diện cho 3 vùng biển Việt Nam (Hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ địa điểm nghiên cứu

* Biển ven bờ: Vùng nước biển ven bờ là vùng nước có từ 30 mét nước sâu trở vào

đối với Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Đông, Tây Nam Bộ và từ 50 mét nước sâu trở vào đối với vùng biển Trung Bộ (Theo Nguyễn Tấn Trịnh và cs., 1996)[1].

* Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: 9 tỉnh được chọn trong nghiên cứu đại diện cho 3 vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung bộ và vùng biển Tây Nam bộ, tại các vùng biển đó chọn các điểm thu mẫu có các dạng hệ sinh thái đặc trưng cho vùng như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn (Quảng Ninh), vùng cửa sông và rừng ngập mặn (Nam Định), vùng rạn san hơ (Khánh Hịa) hay vùng triều và vùng nước ven bờ Việt Nam (Kiên Giang)….qua đó sẽ đa dạng được thành phần lồi cá biển thuộc bộ

- Địa điểm phân tích mẫu: Phịng thí nghiệm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; phòng Ký sinh trùng học – Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga; phòng Ký sinh trùng học – Viện Hàn lâm Khoa học cộng hòa Czech; Trường Đại học Frontera - Mexico và Trường Đại học Charles Sturt - Australia.

2.1.2.3. Vật liệu nghiên cứu

Kính lúp điện tử, kính hiển vi điện tử, kính hiển vi điện tử qt, máy vi tính, máy li tâm, lị vi sóng, các loại hóa chất (cồn, formalin, acid lactic, glycerin, nước cất, proteinase K, dung dịch đệm ATL, AL, AW1, AW2, AE, TAE, dung dịch hiện màu EB, tetra-oxit Osimi …), các loại vật tư (sáp ong, lamen, lam kính, bộ đồ mổ, bộ đồ đóng sáp ong, thạch agarose, cặp mồi, master mix, CO2 …) và một số thiết bị bổ trợ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc cá vược (perciformes) ở biển ven bờ việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)