Giun tròn ký sinh ở cá biển khu vực châ uÁ –Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc cá vược (perciformes) ở biển ven bờ việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tình hình nghiên cứu giun trịn ký sinh ở cá biển

1.4.1. Giun tròn ký sinh ở cá biển khu vực châ uÁ –Thái Bình Dương

Nghiên cứu giun sán ký sinh ở động vật biển được tiến hành từ cuối thể kỷ 19, nhưng phải đến khoảng giữa thế kỷ 20 mới được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, khu vực phía Tây Thái Bình Dương chỉ được nghiên cứu trong khoảng ba thập kỷ qua.

Riêng khu vực biển Đông, các nhà ký sinh trùng học đã phát hiện tổng cộng hơn 20 loài ký sinh trùng mới đối với khoa học, trong đó Luo và cs. (2004)[11] phát hiện 1 lồi giun trịn mới Dichelyne (Cucullanellus) jialaris ở cá Pagrus major

vùng biển Đài Loan. Đặc biệt, các nhà khoa học Trung Quốc và Đài Loan đã phát hiện ấu trùng giun tròn họ Anisakidae ký sinh ở nhiều loài cá biển, đây là loài giun tròn ký sinh gây bệnh ở người và động vật ăn cá biển. Loài ấu trùng giun tròn

Capillaria philippinensis Chitwood, Velasquez and Salazar, 1968 [7] cũng phát

hiện ở một số lồi cá biển ở biển Đơng, đây là lồi đã làm chết người ở Philippin được ghi nhận vào năm 1963. Loài này cũng được phát hiện ở Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ.

Nghiên cứu giun tròn ký sinh ở cá biển ngoài khơi Trung Quốc bắt đầu từ năm 1927 khi Wu [12] đã có mơ tả đầu tiên lồi giun trịn Paraleptus scyllii ký sinh trên cá nhám Chiloscyllium plagiosum trên vùng biển Đài Loan, khi đó chưa có tác giả nào nghiên cứu về giun tròn ký sinh ở cá biển ở vùng biển lục địa Trung Quốc. Từ sau những năm 1950, nghiên cứu giun sán ký sinh ở cá biển Trung Quốc được

tiến hành bởi các nhà khoa học Nga và đến năm 1965, các nhà khoa học Trung Quốc mới bắt đầu điều tra và công bố về khu hệ này. Đến 2011, tổng cộng 90 lồi giun trịn thuộc 31 giống, 13 họ, 9 liên họ, 3 bộ và 2 phân lớp ký sinh ở cá biển vùng biển Trung quốc (Peng và cs., 2011)[13] đã được thống kê. Tuy nhiên, trong các cơng trình cơng bố của các nhà ký sinh trùng học Trung Quốc đã gộp tất cả các loài giun sán ký sinh mà các nhà khoa học Nga tìm thấy trên cá biển ở biển Đông, Việt Nam vào khu hệ giun sán ký sinh ở cá Trung Quốc (19 lồi giun trịn) bởi khi đó các nhà ký sinh trùng học Nga tiến hành thu mẫu ở vùng biển Việt Nam nhưng có quy định trong cách viết đó là: vùng biển Vịnh Bắc Bộ đặt Gulf of Tonkin, vùng biển Đông Việt Nam đặt là South China Sea.

Arthur và cs. (1997)[14] đã thống kê 201 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá Philippin, trong đó có 90 lồi sán lá, 22 loài sán lá đơn chủ, 6 loài sán dây, 5 loài giun đầu gai và 20 lồi giun trịn. Trong đó có ấu trùng lồi giun tròn Capillaria philippinensis.

Ở vùng biển Thái Lan, Purivirojkul (2004)[15] đã phát hiện được 11 giống giun tròn ký sinh ở cá biển. Trong đó, 5 giống thuộc ấu trùng họ Ascaridoidae (Anisakis, Contracaecum, Terranova, Raphidascaris và Porrocaecum) và 6 giống

còn lại thu được giun tròn trưởng thành là Capillaria, Cucullanus, Dichelyne (Cucullanellus), Camallanus, Procamallanus (subgenus Spirocamallanus) và Philometra. Gần đây Thanapon Yooyen và cs., 2011[16] đã phát hiện và mô tả mới

2 lồi giun trịn Procamallanus (Spirocamallanus) rigbyi và loài Procamallanus (Spirocamallanus) similis.

Jakob và cs. (2006)[17] đã xác định được được 38 loài giun sán ký sinh ở cá biển ở vùng đảo Java, Indonesia; trong đó có 5 lồi giun trịn, những số liệu này cịn quá ít so với khu hệ cá biển ở đây.

Akhtar và cs. (2006)[18] đã thống kê được 7 họ, 9 phân họ, 23 giống và 71 lồi giun trịn ký sinh ở cá tại vùng biển Pakistan. Tuy nhiên, Kazmi và cs., 2013[19] đã thống kê được 90 lồi giun trịn ký sinh ở cá biển ở nước này. Số lượng lồi giun trịn lớn chứng tỏ sự đa dạng cũng như q trình nghiên cứu tích cực của các nhà ký sinh trùng học Pakistan.

Ở Nhật Bản, nghiên cứu giun sán ký sinh ở cá biển được tiến hành khá sớm với những cơng bố về lồi Capillaria helenae của Layman năm 1930; một loài giun tròn mới thuộc giống Contracaecum ký sinh ở cá của tác giả Fujita (1932 - 1940)

hay loài Capillaria mogurndae; Capillaria saba của Yamaguti (1941). Gần đây khi nghiên cứu về giun sán ký sinh trên các lồi cá Chình Nagasawa và cs., 2007[20] đã phát hiện được 7 lồi giun trịn ký sinh thuộc 7 giống.

Arthur và cs. (2015)[21] đã thống kê được 24 lồi giun trịn ký sinh ở cá tại vùng biển Malayxia. Đa số các loài được định loại đến giống.

Như vậy, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ở cá tại biển Indonesia, Philippin, Malayxia…. Trong khi đó, việc nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng ở các loài động vật biển là một vấn đề đang được các nhà khoa học thế giới rất quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá thuộc cá vược (perciformes) ở biển ven bờ việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)