CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Phân loại giun tròn ký sinh ở một số loài cá thuộc bộ cá vược ở biển ven bờ
Việt Nam
NGÀNH GIUN TRÒN NEMATODA POTTS, 1932 Lớp Enoplea Inglis, 1983
Đặc điểm: Thực quản hình trụ hoặc "hình chai", amphids dạng túi. Hệ thống bài tiết đơn giản, đôi khi được tạo thành từ một tế bào duy nhất (Arai và cs., 2016)[59]. Đại diện trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận 01 bộ, 01 họ, 01 giống và 01 loài trong lớp này.
Bộ Trichinellida Hall, 1916
Đặc điểm: Tuyến thực quản gồm một dãy tế bào có 1 hoặc 2 nhân. Con đực khơng có túi đi và các nhú sườn, khơng có hoặc chỉ có một gai giao phối. Thường phát triển trực tiếp, đôi khi phát triển gián tiếp (Arai và cs., 2016)[59].
Họ Capillariidae Railliet, 1915
Đặc điểm: Cơ thể mảnh, hình sợi chỉ. Vỏ cutin thường có các dải dọc hình que dài.
Có 1 gai giao phối, một số lồi khơng có gai giao phối. Có bao gai giao phối, bề mặt bao gai có hoặc khơng có gai kitin. Mút đi thường có cánh màng nhỏ tạo thành túi đi giả, trong túi đi có một số núm sinh dục. Lỗ sinh dục mở ra ở sau gốc thực quản một ít, một số lồi bề mặt cơ thể ở mép lỗ sinh dục hơi lồi lên. Trứng hình ơvan, có nắp ở hai đầu (Moravec, 2001)[54].
Giống Capillaria Zeder, 1800
Đặc điểm: Cơ thể hình sợi chỉ. Vỏ cutin có một hoặc một vài dải dọc hình que (gồm dải lưng, dải bụng hoặc dải bên). Gai giao phối mảnh, dài, đơi khi kitin hố yếu. Bao gai giao phối thường thị ra ngồi cơ thể, bề mặt bao gai thường nhẵn (hoặc đơi khi có vân hình sóng), khơng có gai kitin nhỏ. Lỗ huyệt ở mút hoặc sát mút cơ thể. Mút đi có cánh đi nhỏ hoặc túi đi. Lỗ sinh dục mở ra sau gốc thực quản một chút. Vùng lỗ sinh dục thường có phần phụ cutin lồi ra ngồi cơ thể. Trứng hình ơvan, có nắp ở hai đầu. Ký sinh ở động vật có xương sống (Moravec, 2001)[54].
3.2.1. Lồi Capillaria sp. (Hình 3.1)
Vật chủ: cá Nục sị (Decapterus maruadsi); cá Cam (Seriola dumerili) Vị trí ký sinh: Dạ dày
Đặc điểm hình thái: Cơ thể chia làm 2 phần, phần đầu nhỏ hơn phần sau nhưng dài
hơn, phần đầu được cấu tạo bởi một chuỗi dài các tế bào. Thực quản dài, cấu tạo đơn giản.
Hình 3.1: Lồi Capillaria sp.
1. Phần trước cơ thể; 2. Vùng gốc thực quản; 3. Vùng lỗ sinh dục con cái 4. Đuôi con đực; 5. Đuôi con cái; 6. Trứng
Con đực (n=5): Cơ thể dài 26 – 30,2 mm, chiều ngang rộng nhất 0,048 – 0,052 mm. Thực quản dài 12 – 13,2 mm. Khoảng cách từ vòng thần kinh tới mút đầu 0,3 – 0,31 mm. Có 1 gai giao phối, dài 0,2 – 0,24 mm.
Con cái (n=5): Cơ thể dài 32,8 – 45,0 mm, chiều ngang rộng nhất 0,064 – 0,084 mm. Thực quản dài 15,1 – 17,8 mm, khoảng cách từ vòng thần kinh tới đầu 0,306 – 0,402 mm. Lỗ sinh dục nằm ngay sát phần kết thúc của thực quản, cách mút đầu 15,360 – 18,020 mm. Kích thước trứng 0,056 – 0,064×0,024 – 0,028 mm.
Nhận xét: giống Capillaria Zeder, 1800 hiện nay gồm có 5 phân giống với 50 loài
ký sinh ở động vật biển, ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được 3 loài thuộc 2 phân giống là Capillaria ariusi (Parukhin, 1989) n. com b, Capillaria sp. và loài
Pseudocapillaria (Pseudocapillaria) echenei (Parukhin, 1967) Moravec, 1982[41].
Lồi giun trịn Capillaria sp. phát hiện lần đầu ở vùng biển Việt Nam bởi Mamaev, 1970 trên đối tượng cá Móm gai dài (Gerres filamentosus)(Arthur và cs., 2006)[41]. Ở vùng biển Vịnh Hạ Long (Hà Duy Ngọ và cs., 2009)[2] đã phát hiện lồi giun trịn này ký sinh ở cá biển, tuy nhiên lại khơng nói rõ lồi cá nào nhiễm trong số các loài cá nghiên cứu, nhưng trong danh sách các lồi cá nhiễm giun trịn lại có 2 lồi cá Nục sị và cá Cam. Vậy nên 2 lồi cá nhiễm giun trịn Capillaria sp. mà chúng
tôi phát hiện trong nghiên cứu này khó để kết luận chúng có phải là vật chủ mới của lồi này ở Việt Nam hay khơng?
Loài Capillaria sp. Thu được trong nghiên cứu này có đặc điểm cấu tạo gần nhất với loài Capillaria catenata Vancleave et Mueller, 1932 (Moravec, 2001)[54]. Tuy nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn rất nhiều (con đực: 26 – 30,2 mm so với 7,70 – 9,04 mm. Con cái: 32,8 – 45,0 mm so với 10,98 – 12,27 mm) và kích thước thực quản cũng như khoảng cách vòng thần kinh tới đầu đều lớn hơn loài Capillaria catenata.
Lớp Chromadorea Inglis, 1983
Đặc điểm: Giun trịn có túm đi, amphis dạng lỗ, các nhú ở đi thường có nhiều (trung bình có 21 nhú) thực quản dạng chùy hoặc dạng củ hành, hệ thống bài tiết phức tạp (Arai và cs., 2016)[59].
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Đặc điểm: Đầu có 3 hoặc 6 mơi, đơi khi có 2 hoặc 4 mơi hoặc nhiều hơn 6 mơi. Có các núm đầu. Vịng ngồi của các núm đầu thường có 8 núm, khá phát triển, cấu tạo đơn giản hoặc gồm 4 núm phát triển và 4 núm thoái hoá. Thực quản chia ba phần rõ ràng: thân, cổ và hành thực quản. Con đực thường có 1 hoặc 2 gai giao phối. Có gai điều chỉnh, một số ít lồi khơng có gai điều chỉnh. Khơng có túi đi, nếu có thì chỉ là túi giả. Con cái kích thước thường lớn hơn con đực khá nhiều. Phần cuối cơ thể thon nhỏ nhiều, do vậy đuôi thường nhỏ, mảnh. Hệ sinh dục kép (Nguyễn Văn Đức và cs., 2017)[4].
Họ Anisakidae Skrjabin & Karokhin, 1945
Đặc điểm: Thực quản thn dạng hình chữ nhật tới dạng hình trụ sau phần dạ dày với một đường nối dọc mặt lưng và mặt bụng hoặc một dạ dày hình cầu. Hệ thống
bài tiết không đối xứng, hạn chế dây bên trái. Lỗ bài tiết nằm giữa 2 môi mặt bụng hoặc gần vịng thần kinh. Ruột tịt có mặt hoặc vắng mặt. Ký sinh ở hầu hết các lớp động vật có xương sống (Moravec, 2004)[55].
Giống Anisakis Dujardin, 1845
Đặc điểm: Thực quản nối trực tiếp với dạ dày dài. Phần phụ dạ dày và ruột tịt vắng mặt. Lỗ bài tiết nằm ngay dưới và giữa 2 môi mặt lưng. Giun trưởng thành ký sinh ở các loài động vật biển (Moravec, 2004)[55].
3.2.2. Loài Anisakis typica* (Diesing, 1860) Baylis, 1920 (Hình 3.2)
Vật chủ: cá Khế mõm ngắn (Carangoides malabaricus); cá Nục thuôn (Decapterus
macarellus); cá Hồng vảy ngang (Lutjanus johnii); cá Sịng gió (Megalaspis cordyla); cá Trác đỏ (Priacanthus hamrur); cá Đổng vây sợi (Pristipomoides filamentosus); cá Sơn gân (Sargocentron rubrum); cá Hố (Trichiurus lepturus).
Vị trí ký sinh: Xoang cơ thể Phân bố: Khánh Hịa; Bạc Liêu
Đặc điểm hình thái (n=15): Ấu trùng giai đoạn 3 có lớp biểu bì mịn, mơi kém phát
triển, mơi ở mặt bụng bên có 1 nhú đơn và 1 nhú đơi, mơi mặt lưng có 2 nhú đơi. Có 1 răng lớn, trên răng lớn có 1 gai nhỏ, chiều dài răng lớn 0,012 mm. Ruột tịt tiêu giảm. Dạ dày dài, lỗ bài tiết nằm ngay sát môi mặt bụng bên, Chiều dài cơ thể 17,24 – 20,32 mm, rộng cơ thể 0,26 – 0,34 mm. Chiều dài thực quản 1,52 – 1,58 mm. Chiều dài dạ dày 0,58 – 0,62 mm. Khoảng cách từ vòng thần kinh tới đầu 0,24 – 0,26 mm. Đi trịn, dài 0,08 – 0,1 mm. Ở phần đi có các núm sinh dục.
Nhận xét: Giống Anisakis Dujardin, 1845 hiện nay trên thế giới có 33 lồi ký sinh ở
cá biển, nhưng phổ biển nhất là 2 loài Anisakis typica, Anisakis simplex, trong đó
lồi A. simplex có khả năng gây bệnh cho con người. Ở Việt Nam các nhà ký sinh trùng Nga phát hiện lồi giun trịn Anisakis sp. ký sinh trên 53 loài cá ở các vùng
biển từ Bắc vào Nam (Arthur và cs., 2006[41], Hà Duy Ngọ và cs., 2009[2]) cũng thơng báo lồi giun tròn Anisakis sp. ký sinh ở cá biển vùng biển Vịnh Hạ Long, tuy nhiên các tác giả khơng nói đến lồi cá nào bị nhiễm lồi giun trịn này. Loài
Anisakis sp. cũng đã được tìm thấy ký sinh trên 3 loài cá Mú ở vùng biển tỉnh
Khánh Hòa (Võ Thế Dũng, 2010)[38]. Ấu trùng lồi giun trịn này rất khó định loại về mặt hình thái học nên chúng tơi đã sử dụng kỹ thuật phân tử để xác định tên lồi
dựa vào kết quả giải trình tự gen và đối chiếu trên Genbank. Kết quả blast trình tự ITS2 trên Genbank từ mẫu ấu trùng giun tròn Anisakis ở Việt Nam tương đồng
100% với lồi Anisakis typica (U94365). Các phân tích về khoảng cách di truyền cũng chứng minh loài ở Việt Nam giống 99-100% loài Anisakis typica trên Genbank. Khoảng cách di truyền giữa loài A. typica với các loài khác trong giống
Anisakis: A. paggiae 17.2%; A. ziphidarum 17.3%; A. pegreffii 18.0%; A. simplex 18.0%; A. physeteris 18.4%; and A. brevispiculata 18.7%. Trong cây phát sinh loài A. typica đã tạo ra một nhánh riêng biệt với các loài khác trong giống
Anisakis. Quần thể lồi ở Việt Nam có trình tự gần gũi với quần thể lồi ở Trung
Quốc và Australia (hình 3.2c ) và thuộc nhóm quần thể lồi này chưa ghi nhận gây bệnh cho con người.
Hình 3.2a: Lồi Anisakis typica (Diesing, 1860) Baylis, 1920
Phần đầu Anisakis typica Phần đuôi Anisakis typica
Giống Contracaecum Railliet & Henry, 1912
Đặc điểm: Phần đầu gồm 3 môi lớn, 3 môi trung gian. Các mơi lớn đơi khi có cấu tạo hình con dao. Mơi khơng có cấu tạo hình răng lược. Dạ dày khơng lớn, phần sau có phần phụ dạ dày. Có ruột tịt hướng thẳng về phía trước. Con đực hai gai giao phối bằng nhau, thường có các cánh màng. Đơi khi có gai điều chỉnh. Lỗ sinh dục con cái thường ở phần nửa trước cơ thể. Con cái đẻ trứng. Giun trưởng thành ký sinh ở cá biển, chim ăn cá và động vật biển (Moravec, 2004)[55].
3.2.3. Loài Contracaecum osculatum* (Rudolphi, 1802) Baylis, 1920 (Hình 3.3) Vật chủ: cá Ơng lão mõm ngắn (Alectis ciliaris); cá Bao áo (Atropus atropus); cá Vật chủ: cá Ông lão mõm ngắn (Alectis ciliaris); cá Bao áo (Atropus atropus); cá
Bè xước (Scomberoides commersonianus); cá Hanh vàng (Dentex tumifrons); cá Hồng dải đen (Lutjanus vitta); cá Nạng bạc (Otolithes ruber); cá Đù bạc (Penhania
argentata); cá Bạc má (Rastrelliger brachysoma ); cá Ngừ sọc dưa (Sarda orientalis); cá Bè tráo mắt to (Selar crumenophthalmus); cá Dìa hoa (Siganus canaliculatus); cá Hố (Trichiurus lepturus).
Vị trí ký sinh: Xoang cơ thể; ruột
Phân bố: Hải Phòng; Quảng Ninh; Quảng Bình; Khánh Hịa; Kiên Giang; Bạc Liêu Đặc điểm hình thái (Ấu trùng giai đoạn 3, n=20): Chiều dài cơ thể 13,8 – 18,2 mm.
Rộng nhất 0,380 – 0,420 mm. Lỗ bài tiết nằm giữa phần nối 2 môi dưới bụng. Mỗi mơi dưới bụng có 1 núm lớn, mơi lưng có 3 núm. Chiều dài thực quản 1,550 – 1,710 mm. Chiều dài phần phụ dạ dày 1,54 – 1,58 mm, ruột tịt dài 0,780 – 0,890 mm. Chiều dài của thực quản cũng tương đương với chiều dài phần phụ dạ dày nhưng dài gấp đôi ruột tịt. Tuyến bài tiết đơn chạy từ cuối cơ thể đến giữa cơ thể. Đi hình nón dài 0,190 – 0,210 mm.
Nhận xét: Loài Contracaecum osculatum lần đầu tiên được phát hiện bởi Baylis,
(1920) và được mô tả ký sinh trên 15 loài hải cẩu biển tại vùng biển nước Anh (Baylis, 1937)[60]. Costello và cs., 2001[61] đã phát hiện loài này ký sinh ở nhiều loài cá biển ở khu vực châu Âu, loài này cũng được phát hiện ký sinh trên cá biển Australia (Shamsi, 2014)[62]. Arai và cs., 2016[59] đã cơng bố lồi này ký sinh trên 16 loài cá biển tại vùng biển Canada. Ở Việt Nam, ấu trùng thuộc giống giun này đã được tìm thấy trên 35 lồi cá biển ở Việt Nam (Arthur và cs., 2006)[41] nhưng các tác giả mới định tên đến giống (Contracaecum sp. larva) và khơng có mơ tả. Lồi
Contracaecum osculatum thu được trong nghiên cứu này là dạng ấu trùng giai đoạn
3 có đặc điểm kích thước khác xa so với mô tả gốc (mô tả trên đối tượng giun trưởng thành), tuy nhiên, lồi chúng tơi thu được có đặc điểm hồn tồn tương đồng với ấu trùng giai đoạn 3 loài Contracaecum osculatum mà tác giả Moravec đã mô tả (Moravec, 2004)[55]. Đây là lần đầu tiên, loài Contracaecum osculatum được phát hiện và cơng bố ở vùng biển Việt Nam.
Hình 3.3: Lồi Contracaecum osculatum (Rudolphi, 1802) Baylis, 1920
1. Phần trước cơ thể; 2. Đỉnh đầu với 3 mơi; 3. Phần đầu; 4. Đi
3.2.4. Lồi Contracaecum sp. (Hình 3.4)
Vật chủ: cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus); cá Ngân (Alepes kleinii); cá Khế
(Carangoides hedlandensis); cá Nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum); cá Mú chấm vạch (Epinephelus amblycephalus); cá Mú chấm (Epinephelus areolatus); cá Móm gai dài (Gerres filamentosus); cá Móm mỡ (Gerres oyena); cá Uốp bê lăng (Jhonius belangerii); cá Đù vàng (Larimichthys croceus); cá Nhụ (Polynemus
Vị trí ký sinh: Xoang
Phân bố: Quảng Ninh; Nghệ An; Thừa Thiên Huế; Kiên Giang; Bạc Liêu
Đặc điểm hình thái (Ấu trùng giai đoạn 3, n=20): Cơ thể dài, hình trụ. Phần đầu có
3 mơi lớn. Thực quản dài có cấu tạo đơn giản với dạ dày trịn. Ruột tịt phát triển. Lớp biểu bì nhẵn. Đi hình nón.
Chiều dài cơ thể 10 – 12 mm. Rộng nhất 0,192 – 0,202 mm. Thực quản dài 0,680 – 0,720 mm, rộng 0,058 – 0,062 mm. Dạ dày 0,067 – 0,072 x 0,068 mm, phần phụ dạ dày 3,520 – 3,810 x 0,068 mm. Ruột tịt dài 0,168 – 0,172 mm. Vòng thần kinh cách mút đầu 0,250 – 0,252 mm. Đi dài 0,132 – 0,140 mm.
Hình 3.4: loài Contracaecum sp.
1. Phần trước cơ thể 2. Phần đuôi con cái
Nhận xét: Giống Contracaecum được mô tả bởi Railliet và Henry, 1912. nhưng được xếp là Synonym của giống Hysterothylacium theo Ward và Magath, 1917.
trên thế giới. Các mẫu giun tròn phát hiện được trong nghiên cứu này thuộc giống
Contracaecum có phần ruột tịt phát triển, đi hình nón, thực quản dài với phần dạ
dày trịn, các mẫu này có đặc điểm cấu tạo tương đồng với loài Contracaecum osculatum, tuy nhiên có sự khác nhau về kích thước của cơ thể, kích thước thực
quản, ruột tịt, dạ dày...vì vậy để định loại chính xác cần có những nghiên cứu về mặt sinh học phân tử.
Giống Terranova Leiper & Atkinson, 1914
Đặc điểm: Phần đầu có 3 mơi ngắn với gờ răng chắc khỏe ở bên trong. Dạ dày phát triển tốt. Khơng có phần phụ dạ dày. Ruột tịt hướng về phía trước. Lỗ bài tiết nằm ngay dưới mơi. Hai gai sinh dục dài bằng nhau, khơng có gai điều chỉnh. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng giữa cơ thể. Đi hình nón. Ký sinh ở hệ thống tiêu hóa của cá và bị sát (Yamaguti, 1961)[51].
3.2.5. Lồi Terranova sp.* (Hình 3.5) Vật chủ: cá Dìa (Siganus fuscescens) Vật chủ: cá Dìa (Siganus fuscescens) Vị trí ký sinh: Ruột
Phân bố: Kiên Giang
Đặc điểm hình thái (Ấu trùng n=2): Chiều dài cơ thể 6,80 mm và 7,12mm. Chiều
rộng cơ thể 0,24 mm và 0,26 mm. Khoảng cách từ vòng thần kinh tới đầu 0,38 mm và 0,382 mm. Lỗ bài tiết nằm ngay phía đầu. Chiều dài thực quản 0,90 mm và 0,932mm. Tỷ lệ giữa chiều dài thực quản với chiều dài cơ thể là 13,24% và 13,09%. Chiều dài phần dạ dày 0,38 mm và 0,40 mm. Chiều dài ruột tịt 0,72 mm và 0,730 mm. Đi chắc, khỏe hình nón, kích thước 0,12 mm và 0,132 mm. Tỷ lệ giữa đuôi và chiều dài cơ thể là 1,76% và 1,85%.
Nhận xét: Loài Terranova sp. thu được ở dạng ấu trùng rất khó định loại về mặt
hình thái học, vì vậy cần sử dụng thêm kỹ thuật sinh học phân tử để định ra lồi một cách chính xác. Trên thế giới hiện nay đã phát hiện được 20 loài thuộc giống
Teranova, ở vùng biển Trung Quốc cũng phát hiện được 2 loài Terranova aetoplatea (Luo, 2001)[63] và loài Terranova amoyensis Fang & Luo, 2006 (Li và
cs., 2016)[64]. Lần đầu phát hiện được giống Terranova ở Việt Nam.
Giống Goezia Zeder, 1800
Đặc điểm: Cơ thể mập. Biểu bì với các vịng gấp nếp rõ rệt. Các vòng này dày và chắc chắn ở phía đầu và cuối cơ thể, trên các vịng có các gai gắn vào. Mơi có kích thước gần bằng nhau, môi mặt lưng có 2 cặp nhú, mơi bụng bên mỗi mơi có 1 amphis và 1 nhú đơn và 1 cặp nhú. Dạ dày gần như hình cầu. Phần phụ dạ dày có mặt, ruột tịt có mặt và ngắn hơn phần phụ dạ dày. Lỗ bài tiết gần vòng thần kinh. Hai gai sinh dục tương tự nhau về cấu tạo, kích thước bằng nhau hoặc đơi khi khơng bằng nhau. Lỗ sinh dục ở khoảng giữa cơ thể . Tử cung kép, con cái đẻ trứng. Đi hình nón, chóp đi có cấu trúc dạng gai. Ký sinh ở cá và lưỡng cư (Moravec, 2004)[55].
3.2.6. Lồi Goezia sp*. (Hình 3.6)
Vật chủ: cá Nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum)**
Vị trí ký sinh: Dạ dày Phân bố: Bạc Liêu
Đặc điểm hình thái: Cơ thể giun dài, màu xám với lớp biểu bì dày với các hàng
nhú bao quanh, các hàng nhú ngắn ở phía đầu và bắt đầu dài hơn từ phần thực quản tới đi, mơi rất thấp. Vịng thần kinh nằm ở khoảng 1/3 chiều dài thực quản, Lỗ
bài tiết nằm ngay gần vòng thần kinh, Dạ dày hẹp ở phần đầu phía thực quản, phần phụ dạ dày dài gấp 3 lần chiều dài thực quản, đi hình nón.
Hình 3.6: Lồi Goezia sp.
1. Phần đầu con đực 2. Phần đỉnh đầu (mặt bên) 3. Đuôi con đực 4. Đuôi con đực (mặt bụng) 5. Đuôi con cái 6. Trứng