Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 33)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án

luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết

1.3.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết

1.3.1.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu nước ngồi

Trong các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài đã tiếp cận đa chiều, phong phú về vai trị của Cơ quan cơng tố trong hoạt động THQCT trong hoạt động điều tra. Cho dù ở các nước thuộc truyền thống pháp luật theo hệ tố tụng nào thì cơ quan THQCT cũng đều có chức năng quan trọng trong tố tụng hình sự là buộc tội người phạm tội. Mức độ tác động của Cơ quan công tố ở công tác THQCT trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Có nước Viện cơng tố có vai trị quan trọng ngay từ khi khởi tố, điều tra, có nước vai trị của Viện công tố chủ yếu ở giai đoạn xét xử; có nước như Cộng hịa Pháp, phạm vi THQCT lại được mở rộng hơn, hoạt động điều tra các vụ án hình sự trực thuộc quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Cơ quan cơng tố; hoặc có các quốc gia, hoạt động điều tra tương đối độc lập, có tồn quyền quyết định các hoạt động điều tra trong q trình điều tra và Cơ quan cơng tố sẽ quyết định kết quả điều tra sau khi kết thúc điều tra chuyển hồ sơ sang VKS để truy tố hoặc miễn tố. Bên cạnh đó, có các quốc gia kết hợp hai hoạt động điều tra và THQCT song song với nhau, phối hợp và chế ước lẫn nhau. Tổng hợp việc nghiên cứu các cơng trình khoa học trên, có thể khẳng định rằng các quốc gia trên thế giới đều xác định sự cần thiết phải có hoạt động THQCT trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Đây có thể coi là mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa hai cơ quan, trong đó có mối quan hệ chế ước một chiều của Cơ quan công tố. Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa tập trung nghiên cứu chun sâu vào việc THQCT trong điều tra các tội giết người, mà các cơng trình nghiên cứu chỉ đi sâu vào phân tích tội phạm nói chung và tội danh giết người nói riêng ở một số khía cạnh cụ thể dưới góc độ của luật hình sự, xã hội học, tội phạm học trên quan điểm nhận định của các cá nhân hay mang tính đặc thù của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia. Vì vậy, cách nhìn nhận cũng thiếu đi tính tồn diện. Mặt khác, có rất ít nghiên cứu đi sâu vào đề tài THQCT trong điều tra các tội giết người. Điều này cho thấy đây là một đề tài mới và việc tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn về đề tài này có thể phục vụ cho cơng tác THQCT trong điều tra các tội giết người trên cả nước có hiệu quả và kinh nghiệm cho Việt Nam, vì khi nghiên cứu mơ hình tố tụng của các nước có hệ thống pháp luật truyền thống khác nhau, đối chiếu với quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả thấy rằng mơ

hình tố tụng hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức (CHLB Đức) có những nét tương đồng với mơ hình tố tụng hình sự ở nước ta đồng thời cũng có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, cụ thể:

Về tổ chức bộ máy nhà nước, Cơ quan cơng tố CHLB Đức có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa quyền lực hành pháp và quyền lực tư pháp, là cầu nối giữa hành pháp và tư pháp nhưng thực hiện các chức năng của lĩnh vực tư pháp. Cả cơ quan công tố liên bang và cơ quan công tố cấp bang đều được tổ chức theo ngành dọc, song song với hệ thống Tòa án. Ở từng bang, Cơ quan công tố được đặt song song tại tất cả các cấp Tòa án và thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền ra các mệnh lệnh bắt buộc cho Cơ quan công tố, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan cơng tố nhưng ít khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quyền này mà chỉ trong một số trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể bị chất vấn tại Quốc hội liên quan cả về chính sách cơng tố và các vụ án cụ thể [90]. Ở nước ta Viện kiểm sát là cánh tay của Quốc Hội, chịu sự giám sát tối cao của Quốc Hội, được Quốc Hội quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động và thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện trưởng VKSND tối cao trả lời chất vấn trước Quốc Hội. Như vậy, về tổ chức bộ máy nhà nước thì VKS ở nước ta có vị thế cao hơn Cơ quan Cơng tố của CHLB Đức. Do đó, ta cần giữ vững và phát huy vị trí và ưu thế của VKS trong tổ chức bộ máy nhà nước.

Về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Luật tố tụng hình sự CHLB Đức quy định: trong giai đoạn tiền xét xử, Cơng tố viên có quyền chỉ đạo hoạt động điều tra, đưa ra các hướng dẫn, được thông báo về tiến độ điều tra và ra các lệnh để cảnh sát thực hiện nếu các hoạt động điều tra có thể ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công dân. Công tố viên có thẩm quyền thu giữ thư tín, điện tín, chặn và nghe lén các cuộc liên lạc, đây là các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ở nước ta chỉ CQĐT cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên có quyền quyết định áp dụng và phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng VKS cùng cấp. Tác giả thấy rằng Công tố viên ở CHLB Đức có trách nhiệm và thẩm quyền nhiều hơn KSV ở Việt Nam, do đó các nhà làm luật cần nghiên cứu xem xét để nâng cao trách nhiệm của KSV hơn nữa để tạo vị thế cho ngành Kiểm sát.

Đối với các biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăn chặn, trong giai đoạn tiền xét xử như khám người và lấy mẫu máu của người bị buộc tội, khám những người khác, thu giữ, khám xét, kiểm soát trên đường, tạm thời thu giữ đồ vật vì lý do an ninh, bắt và điều tra qua máy tính, Cơng tố viên có quyền ra lệnh và thực hiện những thẩm quyền này trong trường hợp khẩn cấp nhưng sau đó phải có phê chuẩn

của Tòa án, đồng thời cả những quyết định bãi bỏ tố tụng như quyết đình chỉ vụ án của Cơ quan cơng tố cũng là đối tượng kiểm sốt của Thẩm phán trong giai đoạn tiền xét xử. Đối với viêc hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn đều do Thẩm phán xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công tố viên [90]. Theo Luật tố tụng hình sự CHLB Đức thì bất cứ hoạt động tố tụng nào ảnh hưởng đến quyền của cá nhân, công dân đều được đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Thẩm phán. Qua đây, cho thấy Thẩm phán trong Luật tố tụng Hình sự CHLB Đức cùng Công tố viên tham gia “Thực hành quyền công tố” luôn trong giai đoạn điều tra. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật nước ngoài mà ta cần học tập nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc truy tố, xét xử, tránh được tình trạng “quyền anh, quyền tơi” trong tố tụng hình sự và cũng tránh được tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm; trách nhiệm bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Đối với chức năng buộc tội và gỡ tội, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự CHLB Đức quy định sự bình đẳng giữa các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, chức năng bào chữa nhưng trên thực tế, chủ thể thực hiện chức năng buộc tội có vai trị nổi trội vì tố tụng hình sự CHLB Đức nhấn mạnh vào hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của Cảnh sát với sự tham gia tích cực của Viện cơng tố - cơ quan kiểm sốt, chỉ đạo hoạt động điều tra. Kết quả điều tra được lưu giữ và phản ánh trong hồ sơ vụ án, làm cơ sở cho Viện công tố quyết định truy tố bị can ra Tòa và buộc tội tại phiên tịa. Về chức năng bào chữa có vai trị hạn chế hơn, sự tham gia của người bào chữa do Cảnh sát quyết định. Người bào chữa không được tham gia bào chữa ngay từ khi bắt người bị tình nghi phạm tội, khơng được tham gia ngay khi người bị tình nghi bị thẩm vấn tại đồn cảnh sát. Thông thường người bào chữa không được gặp bị can cho đến khi bị can được tiếp xúc với Công tố viên hoặc Thẩm phán điều tra. Việc người bào chữa tiếp xúc với hồ sơ vụ án cũng có thể bị từ chối cho đến khi kết thúc quá trình tiền xét xử nếu như việc tiếp cận hồ sơ đó khơng có lợi cho mục đích điều tra [90]. Về nội dung này thì Luật Tố tụng CHLB Đức khơng tiến bộ bằng Luật tố tụng Hình sự ở ta vì người bào chữa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam được quyền “có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can…” [57, tr 74]. Đặc trưng của mơ hình tố tụng thẩm vấn CHLB Đức là phương pháp tố tụng điều tra, thẩm vấn, được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn tiền xét xử và giai đoạn xét xử. Ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử vẫn chưa được phân định rõ ràng, chức năng xét xử được nhấn mạnh, chức năng bào chữa chưa được đề cao [90]. Mơ hình tố tụng hình sự CHLB Đức về cơ bản là mơ hình tố tụng thẩm

vấn, xét hỏi có kết hợp với một số đặc điểm tranh tụng và được mô tả như một hệ thống hỗn hợp hay “lai ghép”. Dù pháp luật tố tụng hình sự CHLB Đức khơng giống mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam là tranh tụng, dân chủ, bình đẳng trước Tịa án nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng và nhiều điểm tiến bộ vượt trội nên ta cần phải học tập để nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát.

1.3.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong nước

Kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học ở trong nước những năm qua có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu đề tài về THQCT trong điều tra các tội giết người, giúp cho nghiên cứu sinh nhận thức tổng quát về lý luận cũng như thực tiễn đối với hoạt động điều tra các vụ án về các tội giết người và nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, tác động đến hoạt động điều tra, góp phần đảm bảo cơng tác điều tra tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những cơng trình kể trên vẫn chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và chuyên sâu về lý luận và thực tiễn công tác THQCT trong điều tra các tội giết người cũng như yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay; chưa nêu các biện pháp cụ thể, nội dung, quy trình, thẩm quyền THQCT trong điều tra các tội giết người; chưa nêu đặc điểm, nội dung quan hệ phối hợp giữa chức năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các tội giết người. Vì, việc tổ chức THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các tội giết người, nếu càng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai mặt hoạt động này thì sẽ càng tiến đến mục đích chung là đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng để bỏ lọt tội phạm, cũng như không làm oan người vơ tội. Các cơng trình khoa học nói trên đã đề cập đến chức năng kiểm sát khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát, nhưng lại nghiên cứu đối với các vụ án ma túy; đánh giá tình hình, ngun nhân và giải pháp phịng ngừa đối với tội giết người, phục vụ cho cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm, mà không đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, cũng như chưa đi sâu làm rõ về mặt lý luận của Viện kiểm sát về THQCT trong điều tra các tội giết người trong kiến nghị khởi tố; khởi tố vụ án, khởi tố bị can của điều tra viên, thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT. Bên cạnh đó, các cơng trình khoa học đó nghiên cứu trên cơ sở các quy định của văn bản pháp luật quy định chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự trước đây và hiện nay các văn bản pháp luật đó đã và đang được sửa đổi, bổ sung với nhiều quy định mới.

Do đó, vấn đề luận án cần có sự nghiên cứu cụ thể và toàn diện hơn. Một trong những kết quả nghiên cứu quan trọng đối với Luận án là so sánh quy định về

THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam với quy định về Quyền công tố, THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự/hình sự của một số nước từ đó phát hiện những nhược điểm, thiếu sót của quy định về THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, chỉ ra những hạn chế của thực tiễn áp dụng, đề từ đó có đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong điều tra các tội giết người, cũng như đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam và Luận án nghiên cứu tương đối toàn diện lý luận và thực tiễn chức năng THQCT Viện kiểm sát trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp ở Việt Nam.

1.3.2. iả thuyết và những câu h i nghiên cứu

Với đề tài như trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Các vấn đề lý luận khái niệm THQCT trong điều tra các tội giết người; đối tượng, phạm vi của THQCT trong điều tra các tội giết người; mối quan hệ giữa THQCT và Kiểm sát hoạt động tư pháp…Từ những sự chưa thống nhất này dẫn đến chất lượng THQCT của VKSND trong hoạt động điều tra vụ án các tội giết người trong mười năm (từ năm 2009 đến hết năm 2018) chưa được thực hiện đầy đủ, chưa làm hết trách nhiệm theo quy định của pháp luật; dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng các quy định của BLTTHS; không thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ THQC của ngành Kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp trong phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn các tội giết người;

Thực trạng công tác THQCT trong điều tra các tội giết người trong thời gian qua của VKSND còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Chưa có nhận thức thống nhất trong các cơ quan tư pháp về khái niệm quyền công tố và THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung. Cũng như đối với các vụ án về các tội giết người nói riêng.

Cơng tác tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát trong các vụ án về các tội giết người bị oan, sai; chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết án nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tố tụng ở từng lúc, từng nơi có sự khác nhau trong việc tìm ra đâu là ranh giới giữa tội “giết người”; số lượng các vụ án giết người hàng năm khơng giảm, tính chất của tội phạm ngày càng phức tạp, thủ đoạn gây án ngày càng manh

động, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Xuất phát từ mong muốn xây dựng một nền công tố mạnh, đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật thì việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác THQCT đối với các tội giết người trên địa toàn quốc trong thời gian tới.

Để nghiên cứu về đề tài THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)