Hoạt động thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 91 - 106)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Hoạt động thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người

3.3.1. Thực hành quyền công tố việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can các tội giết người

3.3.1.1. Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

Quyết định việc khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động quan trọng, khởi đầu cho hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người. Việc quyết định khởi tố vụ án hình sự về các tội giết người có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình giải quyết vụ án. Nếu khơng có căn cứ mà quyết định khởi tố vụ án sẽ dẫn đến định hướng sai trong quá trình điều tra vụ án gây mất thời gian, tốn kém tiền của và làm oan người vơ tội. Nếu có căn cứ mà khơng quyết định việc khởi tố vụ án sẽ không điều tra làm rõ được tội phạm, bỏ lọt tội phạm.

Do nhận thức được tầm quan trọng của việc khởi tố vụ án hình sự pháp luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm khởi tố vụ án không chỉ thuộc thẩm quyền của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra, mà còn thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân trong những trường hợp khởi tố vụ án nhất định. Trong thức tiễn, khi THQCT trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát thực hiện các hoạt động sau:

- Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự khơng có căn cứ và trái pháp luật;

- Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tịa án trên một cấp;

- Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp quy định tại Điều 104 BLTTHS năm 2003 gồm: Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát có thêm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong 02 trường hợp sau: Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

Do tính chất nghiệm trọng của các tội giết người, nên đối với việc quyết định khởi tố vụ án hình sự về các tội giết người, VKSND các cấp đã chú trọng quan tâm cử lãnh đạo, Kiểm sát viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đảm nhiệm hoạt động THQCT trong việc khởi tố vụ án hình sự, khơng khởi tố vụ án hình sự, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với các tội giết người. Các cán bộ, Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ này đã thực hiện việc theo dõi, bám sát việc xác minh thu thập chứng cứ của CQĐT, khi cần thiết có thể trực tiếp thu thập các chứng cứ để phục vụ cho việc chứng minh tội phạm. Khi có các tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, Kiểm sát viên thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá tài liệu. Việc nghiên cứu các tài liệu chứng cứ được thực hiện theo các quy trình như: nghiên cứu theo thời gian, nghiên cứu theo hành vi, nghiên cứu theo đối tượng…. Việc đánh giá chứng cứ cũng rất thận trọng đảm bảo tính chính xác, khách quan. Trong q trình nghiên cứu, Kiểm sát viên sử dụng các phương pháp so sánh, loại trừ để xác định đâu là chứng cứ khách quan, đâu là chứng cứ khơng khách quan từ đó để xác định chứng cứ chứng minh tội phạm. Việc đánh giá chứng cứ được phải được xác định trên cả hai phương diện; tính có căn cứ và tính hợp pháp để xác định ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp cũng quy định về quy trình báo cáo đối với các vụ án về các tội giết người rất cụ thể, chặt chẽ. Trước hết, Kiểm sát viên được

giao việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ phục vụ việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải nghiên cứu, tổng hợp làm báo cáo đề xuất lãnh đạo phụ trách trực tiếp (thường là Phó Viện trưởng đối với các VKSND cấp tỉnh và cấp huyện; Vụ trưởng đối với VKSNDTC); trong trường hợp có vướng mắc trong việc đánh giá chứng cứ thì có thể báo cáo đến tập thể lãnh đạo VKSND, Uỷ ban kiểm sát hoặc trao đổi liên ngành với CQĐT, Tòa án cùng cấp để việc đánh giá chứng cứ được chính xác, tránh việc khởi tố oan sai dẫn đến phải đình chỉ hoặc bỏ lọt tội phạm.

Đối với các vụ án khi có đủ căn cứ thì VKSND đã khẩn trương đồng ý quyết định khởi tố vụ án, yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra. Đối với các vụ án mà chứng cứ còn chưa được rõ ràng, VKSND trao đổi với CQĐT bổ sung tài liệu chứng cứ, nếu khơng có căn cứ thì kiên quyết hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án với tội danh khác.

Trong 10 năm qua, VKSND các cấp đã THQCT trong việc quyết định khởi tố vụ án đối với 23.310 vụ án về các tội giết người, trong đó VKSND ra quyết định khởi tố 852 vụ án hình sự về các tội giết người thuộc trường hợp VKSND hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án (xem bảng 3.4). Việc ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đã khắc phục được thiếu sót của CQĐT trong việc điều tra các tội giết người, có ý nghĩa rất lớn vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân. Ngồi ra, trong q trình THQCT, VKSND đã hủy bỏ 96 quyết định khởi tố vụ án hình sự về các tội giết người do hành vi phạm tội của bị can có dấu hiệu của tội phạm khác nhẹ hơn như tội cố ý gây thương tích, tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng, tội chống người thi hành công vụ... Việc VKSND hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp này đã khắc phục được oan, sai, tránh tình trạng việc khiếu nại, kháng cáo kéo dài, gây lãng phí cơng sức, tiền của, thời gian của bị can, bị cáo cũng như cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo thực hiện quyền con người, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phạm tội. Trong quá THQCT, VKSND cũng đã yêu cầu chuyển 241 vụ án do khởi tố, điều tra không đúng thẩm quyền.

Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, thì cơng tác THQCT trong việc quyết định khởi tố vụ án cũng có khó khắn, vướng mắc, cụ thể như sau:

Một số KSV chưa nắm vững các dấu hiệu đặc trưng của tội giết người hoặc chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi phạm tội giết người với các hành vi phạm tội khác gây ra hậu quả chết người, như giết người với giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người nên

lúng túng trong công tác THQCT với hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ví dụ vụ án Mai Thanh Sơn ở Hịa Bình bị truy tố về tội cố ý thương tích. Khoảng 23 giờ ngày 20/10/2014, do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, Sơn hẹn gặp Trần Sơn Tùng, hai người xích mích, cự cãi, đánh nhau, khi đánh Tùng ngã, Sơn dùng dao Thái Lan đâm nhiều nhát vào người Tùng, các nhát dao đâm vào trước ngực, dưới nách và có một nhát vào đâm vào đùi trái phía bên trong của Sơn, làm đứt động mạch chủ, dẫn đến Tùng bị chết do mất máu cấp. Quá trình điều tra, KSV nhận định Mai Thanh Sơn khơng có ý thức giết người, nên thống nhất khởi tố tố vụ án, khởi tố các bị can về tội “Cố ý gây thương tích”, theo Điều 104 khoản 3 BLHS năm 1999. Vụ án được được đưa truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm về tội “Cố ý gây thương tích”. Gia đình người bị hại làm đơn kháng đề nghị xét xử các bị cáo về tội “Giết người”. Tòa cấp phúc thẩm đã xét xử Mai Thanh Sơn theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 và nhận định: Mặc dù bị cáo đều khai là khơng cố tình giết anh Tùng, nhưng hành vi ngay từ đầu bị cáo đã có ý thức mang theo dao là hung khí nguy hiểm để đi đánh đánh nhau và khi Tùng ngã, thì bị cáo Sơn đã dùng dao đâm vào nhiều nhát vào người anh Tùng ở những vị trí nguy hiểm như trước ngực, dưới nách và đùi là hành vi giết người.

3.3.1.2. Thực hành quyền công tố trong việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can

Sau khi khởi tố vụ án hình sự thì việc quan trọng là phải xác định được người có hành vi phạm tội, ra quyết định khởi tố bị can. Theo quy định tại Điều 126 BLTTHS năm 2003 (nay được quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2015) thì trong giai đoạn điều tra, khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, CQĐT có quyền ra quyết định khởi tố bị can. Viện kiểm sát có quyền ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp CQĐT đã kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện thấy có người khác thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa được khởi tố.

Trong 10 năm qua, Viện kiểm sát THQCT đối với 36.995 quyết định khởi tố bị can về các tội giết người, trong đó phê chuẩn 35.932 quyết định khởi tố bị can về các tội giết người (đạt 99,93%), hủy 25 quyết định khởi tố bị can (chiếm tỷ lệ 0,07%), ra 1.038 quyết định khởi tố bị về các tội giết người thuộc trường hợp VKSND phát hiện có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà CQĐT chưa khởi tố (xem bảng 3.5).

Thông qua công tác THQCT trong việc khởi tố bị can về tội giết người, VKSND các cấp cũng đã phát hiện và xử lý những thiếu sót, vi phạm của CQĐT

trong hoạt động khởi tố bị can và yêu cầu điều tra bổ sung, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ trước khi quyết định phê chuẩn khởi tố bị can 287 vụ; yêu cầu quyết định khởi tố bổ sung 402 vụ do bị can còn phạm thêm tội khác. Sau khi CQĐT bổ sung, thu thập thêm tài liệu chứng cứ thì VKSND mới phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, để đảm bảo việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can có căn cứ và chính xác.

Tuy nhiên, thực tế thực hiện hoạt động THQCT trong việc quyết định khởi tố bị can, vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Một số Kiểm sát viên vi phạm về thời hạn xem xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Trước đây, Điều 126 BLTTHS năm 2003: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT”. Lý do, đối với những vụ án về các tội giết người phức tạp, còn thiếu chứng cứ để xét phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn khởi tố bị can, VKSND yêu cầu CQĐT bổ sung chứng cứ, trường hợp này thời gian 03 ngày là không đủ. Vấn đề này đã được BLTTHS 2015 tháo gỡ. Điều 179 BLTTHS năm 2015 quy định, nếu trường hợp VKSND yêu cầu bổ sung chứng cứ thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

- Một số KSV chưa nhận thức đúng về quy định “dấu hiệu tội phạm” là căn

cứ khởi tố vụ án hình sự và “có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành

vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”, do đó, chỉ khi nào có

đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới được khởi tố vụ án, chỉ khi nào thu thập đầy đủ các chứng cứ xác định người thực hiện tội phạm giết người mới khởi tố bị can, do đó trong một số trường hợp không thống nhất với việc khởi tố vụ án về các tội giết người, ra quyết định hủy quyết định khởi tố bị can, làm ảnh hưởng đến việc đấu tranh, bỏ lọt tội phạm. Ví dụ vụ án Trịnh Anh Tuấn ở Thanh Hóa. Nội dung vụ án: Tối ngày 12/07/2016, Tuấn và một nam thanh niên thuê xe taxi để đi từ quán ăn về nhà, trên đường về, qua chỗ vắng Tuấn và nam thanh niên đã dùng dao đâm chết anh Lê Thanh Toàn là lái xe tắc xi và cướp chiếc xe. Sau khi phạm tội, Tuấn bỏ trốn đến ngày 23/7/2016 ra đầu thú và khai thanh niên đi cùng với Tuấn cướp giật là Trần Anh Minh. Ngày 25/7/2016, Cơ quan CSĐT ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Trần Anh Minh, nhưng không bắt được. Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can với Trần Anh Minh, nhưng VKSND lại ra quyết định hủy bỏ khởi tố bị can, vì Minh vắng mặt tại địa phương, chưa lấy được lời khai nên chưa đủ cơ sở xác định đồng

phạm. Việc VKSND ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can là khơng đúng. Có những vụ án KSV khơng đánh giá hết tính chất hành vi phạm tội dẫn đến đề xuất phê chuẩn quyết định khởi tố bị can không đúng hành vi phạm tội, điển hình như vụ án Nguyễn Văn Hải phạm tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”: khoảng 22 giờ ngày 13/3/2010 Hải và Cương đi chơi nhà bạn gái ở Thơn Hà Tê về, thì gặp nhóm của Trịnh Văn Ân, Trịnh Văn Diễn cùng 4 người khác chặn đánh, Hải nói: “xin các anh tha cho em” nhưng nhóm của Ân vẫn đuổi đánh Hải và Cương, Hải chống cự lại Ân nói: “mày dám chống lại bọn tao à”, Hải chạy được khoảng 20m nhặt được một miếng sắt Ân xông tới bị Hải đâm vào bụng, Ân bỏ chạy, Diễn xông vào bị Hải đâm vào bụng phải, Ân chết tại hiện trường, Diễn bị thương tích 33%. Cơ quan CSĐT đề nghị phê chuẩn quyết định KTBC đối với Hải về các tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 và tội “Cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109 BLHS năm 1999, VKS đã phê chuẩn theo đề nghị của CQĐT. Cấp sơ thẩm đã xét xử Hải 14 năm tù tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 và 02 năm tù tội “Cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109 BLHS năm 1999. Tổng hợp hai tội là 16 năm tù.

Ngày 30/9/2011 Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, chấp nhận kháng cáo của bị cáo. Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Hải phạm tội “Giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng” theo khoản 1 Điều 96 tuyên phạt 12 tháng 20 ngày tù; miễn hình phạt về tội: “Cố ý gây thương tích do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng”. Do KSV khơng đánh giá đúng tính chất hành vi của người phạm tội, là trong đêm tối, một mình bị cáo chống trả sự tấn cơng vô cớ, quyết liệt của Ân và 5 người khác, Hải đã van xin nhưng không được tha, khi nhặt được miếng sắt trong khi đang bị số đông truy đuổi, đã đâm vào bụng Ân và Diễm khi đang xơng vào đánh mình. Tuy nhiên hành vị của Hải là “vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng”, cho nên KSV đã đề nghị lãnh đạo phê chuẩn quyết định KTBC không đúng tội danh, dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)