CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
tội giết người
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
2.1.1.1. Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền cơng tố
Để nghiên cứu, phân tích một vấn đề trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn thì việc xây dựng khái niệm là một điều quan trọng. Từ việc xác định chính xác khái niệm mới có thể xác định đúng về đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu. Việc xây dựng chính xác khái niệm THQCT trong điều tra các tội giết người có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng đối tượng, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong hoạt động này.
* Khái niệm quyền công tố
Công tố là một từ ghép Hán - Việt được hình thành bởi hai từ đơn “cơng” và “tố”. Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1994 tại các trang 200, 204, 973 thì: “tố” có nghĩa là nói cơng khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm pháp của người khác, cịn “cơng” có nghĩa là thuộc về nhà nước chung cho mọi người, khác với “tư”; “công tố” là “điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước tịa án”. “Cơng tố” theo Từ điển tiếng Việt là một khái niệm bao gồm bốn nội dung: điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu trước tòa án.
Khi nói về quyền cơng tố, đã có nhiều quan điểm khác nhau phân tích khái niệm quyền cơng tố, mỗi quan điểm đều thể hiện được những điểm hợp lý, nhưng cũng bộc lộ những bất cập nhất định.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tất cả các hoạt động của Viện kiểm sát, bao
gồm cả công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đều là THQCT. Cơ sở lập luận của quan điểm này dựa vào nội dung của các điều trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 1981 và khá phổ biến trong giai đoạn từ năm 1960 đến trước khi Luật tổ chức VKSND năm 2002 được ban hành [8, tr.8]. Quan điểm này đã đánh đồng quyền
công tố với kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, cho rằng công tố không phải là một chức năng độc lập của Viện kiểm sát mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Cách hiểu về quyền công tố như vậy là q rộng vì chức năng cơng tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật hoàn toàn độc lập và cùng tồn tại.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho
Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án, thực hiện sự buộc tội tại phiên tòa [87, tr. 24]. Quan điểm này đã nhấn mạnh quyền công tố duy nhất thuộc về Viện kiểm sát và chỉ thực hiện ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Như vậy đã thu hẹp phạm vi của quyền công tố và không phản ánh được đầy đủ nội dung của quyền công tố, không gắn liền quyền công tố với các quyền năng pháp lý khác mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát khi THQCT. Hoạt động truy tố và buộc tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa chỉ là một trong số các quyền năng của Viện kiểm sát khi THQCT.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Quyền công tố là quyền đại diện cho nhà nước
đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra tồ án để xét xử nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, công dân, bảo vệ trật tự pháp luật [Giáo trình trường Cao đẳng kiểm sát năm 1984, tr. 84-87]. Theo quan điểm này, quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo luật định. Nội dung quyền công tố là tổng hợp các biện pháp pháp lý đặc trưng theo luật định được tiến hành với sự liên kết chặt chẽ với nhau mà Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiện trong hoạt động tố tụng tư pháp, bao gồm lĩnh vực hình sự và dân sự và các lĩnh vực tố tụng khác nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội đều bị phát hiện, điều tra xử lý theo pháp luật, tăng cường pháp chế thống nhất. Quan điểm này đã quá mở rộng khái niệm, nội dung và phạm vi của quyền công tố, dẫn đến xố nhịa ranh giới và tính đặc thù của tố tụng hình sự và các lĩnh vực tố tụng khác; thể hiện sự đồng nhất giữa khái niệm quyền công tố nhà nước với khái niệm thẩm quyền của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và các loại án khác.
Quan điểm thứ tư cho rằng, quyền công tố là quyền nhà nước giao cho các cơ
quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội [87, tr. 38].
Theo quan điểm này, bản chất của quyền công tố là quyền tư pháp mà nhà nước dùng nó để đấu tranh chống tội phạm. Quyền công tố do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và thi hành án hình sự, do vậy cơng tố chính là ngun tắc tố tụng hình sự. Vì vậy
dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các hoạt động buộc tội, xét xử và bào chữa trong tố tụng hình sự. Mỗi hoạt động trên được thực hiện bởi một hoặc một số chủ thể nhất định, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể của quá trình tố tụng hình sự.
Quan điểm thứ năm cho rằng, quyền công tố là quyền của nhà nước được nhà
nước giao cho một cơ quan (ở Việt Nam là cơ quan Viện kiểm sát) thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này cơ quan cơng tố có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước tồ án và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà [72, tr. 40]. Theo quan điểm này quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với người phạm tội, quyền công tố chỉ được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật đã gắn liền đó là lĩnh vực tố tụng hình sự. Do vậy, quyền cơng tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà khơng có trong các lĩnh vực khác.
Với nhận thức của mình, tác giả cho rằng quan điểm thứ năm đã nêu khái niệm quyền công tố một cách phù hợp nhất. Quan điểm này đã xác định đúng đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố trong mối liên hệ với các lĩnh vực pháp luật. Quan điểm này đã khẳng định được quyền công tố là quyền của nhà nước, nhân danh nhà nước để buộc tội đối với người có hành vi vi phạm mà pháp luật hình sự coi là tội phạm xâm hại trật tự chung của xã hội và nó chỉ có trong lĩnh vực hình sự; đồng thời thừa nhận quyền công tố gắn liền với quyền tài phán của Tịa án, đó là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ra toà và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà; thừa nhận quyền cơng tố chỉ có thể do một cơ quan thực hiện và độc lập với cơ quan tài phán (ở Việt Nam thực hiện quyền này là Viện kiểm sát).
Từ những lập luận như trên có thể đưa ra khái niệm về quyền công tố như sau:
Quyền công tố ở Việt Nam là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật để phát hiện tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội trước phiên tồ.
* Khái niệm thực hành quyền cơng tố
Thực hành quyền cơng tố chính là việc các chủ thể của quyền công tố thực hiện quyền cơng tố của mình đối với các đối tượng để đạt được mục tiêu đã xác định. Đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích về THQCT và có nhiều quan điểm khác nhau về chủ thể, phạm vi cũng như nội dung của THQCT cũng khác nhau.
“Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người pham tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử” [79, tr. 51].
Theo quy định của pháp luật nước ta, THQCT được nêu trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015. Khoản 1 Điều 3, Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định:
“THQCT là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” [66, tr. 1].
Điều 20, BLTTHS năm 2015 quy định:
“Viện kiểm sát THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội” [57, tr. 17].
Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tội bị can, bị cáo thì Viện kiểm sát phải có quyền hạn nhất định. Trong phạm vi, chức năng của mình, Viện kiểm sát phải có quyền trực tiếp quyết định như: quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT cấp tỉnh, Thủ trưởng CQĐT quân sự cấp quân khu trở lên ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quyết định việc truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Hiện nay trong lý luận cũng như thực tiễn vẫn còn nhầm lẫn giữa chức năng THQCT và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát tự quyết định có liên quan đến việc cáo buộc
bị can, bị cáo thì đó là những quyền năng thuộc nội dung THQCT. Những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát sử dụng để phát hiện và yêu cầu xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng là những quyền thuộc chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Các hoạt động như: Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, kiểm sát hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra; yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra… Là những hoạt động thuộc chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Tuy nhiên giữa THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật luôn đan xen lẫn nhau, quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ cho nhau trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Từ những phân tích trên có thể khái quát: Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng các biện pháp do luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, pháp nhân phạm tội; đưa người phạm tội, pháp nhân phạm tội ra xét xử trước tịa án và bảo vệ sự buộc tội đó.
2.1.1.2. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội giết người
Các tội giết người được quy định trong các Bộ luật hình sự:
- Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS 1999) bao gồm các điều: Điều 93: Tội giết người, Điều 94: Tội giết con mới đẻ, Điều 95: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Điều 96: Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng.
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) bao gồm các điều: Điều 123: Tội giết người, Điều 124: Tội giết hoặc vứt con mới đẻ,
Điều 125: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Điều 126: Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Các điều luật trên quy định về các tội giết người nhưng không mô tả khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của tội giết người, mà chỉ nêu tội danh và chỉ ra các trường hợp phạm tội giết người. Từ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của khái niệm này chính là khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 và trên cơ sở quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015, có thể đưa ra khái niệm chung về tội phạm giết người như sau: Tội
phạm giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, phải bị xử lý hình sự.
Các tội giết người đều có chung các dấu hiệu pháp lý gồm: Khách thể của tội phạm giết người, mặt khách quan của tội phạm giết người, mặt chủ quan của tội phạm giết người, chủ thể của tội phạm giết người.
Khi phát hiện một xác chết và thấy có dấu hiệu là đã bị tấn cơng, thì trường hợp này có thể loại trừ chết tự nhiên hoặc do chết tự sát thì cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án giết người theo Điều 123 BLHS. Trong quá trình điều tra sẽ chứng minh được bị can phạm tội theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 123 BLHS. Nếu người bị giết hoặc vứt bỏ (BLHS 2015 bổ sung tên điều luật để phù hợp với nội dung của điều luật) là con mới đẻ (trong 7 ngày tuổi - quy định mới mày làm rõ khái niệm “con mới đẻ” trong BLHS 2015) thì định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
theo Điều 124 BLHS; nếu người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì định tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 BLHS; nếu giết người thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng thì định tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng theo Điều 126 BLHS; nếu giết người trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì định tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ tội phạm theo Điều 126 BLHS (BLHS 2015 quy định tội ghép trong
Điều 126 là để phù hợp với quy định miễn trách nhiệm hình sự được quy định ở Điều 24 của phần chung BLHS 2015) [109, tr 15]. Việc định tội danh được đúng,
đầy đủ ở giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, làm cơ sở nền tảng cho hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người đi đúng hướng về áp dụng thời hạn điều tra, các biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền điều tra...
- Khách thể của các tội phạm giết người:
Khách thể của các tội giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người là