CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
những hạn chế của công tác thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
3.4.1. Những ưu điểm đạt được
Việc THQCT của VKSND trong điều tra các tội giết người từ năm 2009 đến hết năm 2018 có những ưu điểm như sau:
Thứ nhất, hầu hết cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác THQCT trong hoạt động
điều tra các tội giết người được đào tạo bài bản, có trình độ, chun mơn nghiệp vụ, có ý thức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, am hiểu pháp luật; nhận thức, đánh
giá đúng vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ được phân công, nắm vững chức năng, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, VKSND các cấp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bắt, giam,
giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, yêu cầu điều tra, nâng cao chất lượng điều tra các tội giết người, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội. VKSND các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng khởi tố, bắt giữ, tạm giam thiếu căn cứ, vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Đã thực hiện và quản lý tốt việc phê chuẩn bắt giữ, tạm giam, bảo đảm việc phê chuẩn bắt giam có đủ căn cứ, đúng pháp luật. Nhờ phê chuẩn việc bắt giữ, tạm giam thận trọng, kiên quyết từ chối phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, bắt tạm giam những trường hợp khơng có căn cứ hoặc xét thấy khơng cần thiết; đã khắc phục được một bước quan trọng trong việc lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam không đúng pháp luật, bắt oan, sai. VKSND nhiều địa phương đã chủ động đề ra yêu cầu điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án về tội giết người, đồng thời phối hợp chặt chẽ với CQĐT để thu thập đầy đủ chứng cứ của vụ án, thận trọng trong đánh giá chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi kết thúc điều tra, để bảo đảm việc truy tố vụ án có căn cứ, đúng pháp luật, VKSND các cấp đã trả hồ sơ điều tra bổ sung và nêu rõ yêu cầu điều tra. Phần lớn các yêu cầu điều tra đều bám sát quá trình điều tra vụ án, có chất lượng và được CQĐT chấp nhận thực hiện. Để đảm bảo việc THQCT trong điều tra các tội giết người có đủ căn cứ và đúng pháp luật, VKSND các cấp đã kiên quyết trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung. Từ năm 2010 đến nay, VKSND các cấp đã thực hiện tốt Thông tư liên tịch về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, bám sát hoạt động điều tra, kịp thời đưa ra yêu cầu điều tra đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung, bước đầu khắc phục được tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án.
Thứ ba, khi THQCT trong hoạt động điều tra các tội giết người, VKSND các cấp luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng trong chính sách hình sự đối với các tội giết người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Hàng năm, VKSND các cấp đã yêu cầu khởi tố, đôn đốc khẩn trương điều tra đối với những người có hành vi giết nhiều người, giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội nghiêm trọng khác như giết người và cướp tài sản hoặc hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em... Yêu cầu CQĐT mở rộng điều tra, tích cực truy bắt bọn lưu manh, cơn đồ, phạm tội có tính chun nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí nóng để hoạt động phạm tội theo kiểu “xã hội đen” và chống người thi hành
cơng vụ. Nhờ đó các trọng án giết người đã được tập trung điều tra, truy tố khẩn trương, làm rõ được hành vi, động cơ, mục đích phạm tội, nguyên nhân dẫn đến tội phạm và những sơ hở, thiếu sót trong quản lý của các cấp, các ngành để có biện pháp khắc phục, ngăn ngừa.
Thứ tư, hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người của VKSND các
cấp đã từng bước khắc phục tư duy pháp lý thuần túy, bảo đảm yêu cầu chính trị, gắn với u cầu pháp luật trong cơng tác xử lý các tội phạm giết người. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ngày càng nảy sinh những vấn đề mới, phức tạp về quản lý kinh tế, xã hội đó. Để vận dụng đúng chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước khi đánh giá tính chất tội phạm đối với các tội giết người và xác định tội danh, ngoài việc căn cứ vào hành vi phạm tội của bị can, VKSND các cấp đã chú ý đến đặc điểm, tình hình chính trị của địa phương, hồn cảnh đưa bị can đến phạm tội; cơ bản khắc phục được tình trạng đơn thuần căn cứ vào hành vi để quy tội khách quan; đồng thời chú trọng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.
Thứ năm, VKSND đã có sự phối hợp chặt chẽ với CQĐT, hai bên tạo điều
kiện cho nhau thực hiện đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành, cùng hướng tới mục tiêu chung trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người góp phần giữ vững an ninh, chính trị trật tự an tồn xã hội. Đặc biệt thơng qua cơng tác THQCT trong điều tra các tội giết người, VKSND các cấp đã chú trọng việc tổng hợp các vi phạm của CQĐT để ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm , hướng dẫn các hoạt động điều tra tuân thủ đúng nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hầu hết các kiến nghị của VKSND các cấp đều được CQĐT đồng tình và nhanh chóng khắc phục. Từ đó, góp phần tạo niềm tin để CQĐT tập trung, chủ động tấn công tội phạm, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm giết người kịp thời, chính xác, đạt hiệu quả cao.
Thứ sáu, bên cạnh việc chú trọng giải quyết các vụ án về các tội giết người cụ
thể nhằm đảm bảo đúng pháp luật, VKSND các cấp chú trọng cơng tác phịng ngừa tội giết người thông qua việc THQCT trong điều tra các tội giết người. Những vụ án về các tội giết người đặc biệt nghiêm trọng và dư luận xã hội quan tâm được chọn làm án trọng điểm để điều tra, truy tố, xét xử nhanh phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương; chú ý phân tích tìm ra những ngun nhân và điều kiện phạm tội để từ đó tập hợp kiến nghị với các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục cũng như nhằm xây dựng các sơ kết, chuyên đề phòng ngừa. VKSND các cấp sau khi
tập hợp các vi phạm và nguyên nhân của vi phạm và tội phạm đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương mở nhiều hội nghị chuyên đề phòng chống tội phạm giết người.
3.4.2. Những hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác THQCT trong điều tra vụ án về các tội giết người trong thời gian qua vẫn cịn một số hạn chế, thiếu sót cơ bản sau:
Thứ nhất, chất lượng của hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can; phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can của CQĐT còn hạn chế. VKSND trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can còn chưa nhiều trong khi vẫn còn hiện tượng bỏ lọt tội phạm. Theo số liệu thống kế, trong 10 năm qua, VKSND trực tiếp khởi tố 852/23.310 vụ án về các tội giết người (chiếm tỷ lệ 3,7%) và trực tiếp khởi tố 1.038/35.957 bị can (chiếm tỷ lệ 2,9%) (xem số liệu tại bảng 3.4 và bảng 3.5) Trong đó, có nhiều VKSND cấp huyện không trực tiếp khởi tố được vụ án nào. Việc nhận thức và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn khởi tố của Kiểm sát viên cịn yếu; cơng tác phối hợp phân loại khởi tố giữa hai cơ quan làm án chưa cao do vậy một số quyết định của VKSND có tính chất chủ quan duy ý chí, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, để họ khiếu kiện kéo dài vượt cấp, lên nhiều ngành, dư luận báo chí lên tiếng, làm giảm uy tín của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Việc yêu cầu khởi tố của VKSND cũng còn hạn chế. Một số vụ việc có dấu hiệu của tội giết người nhưng CQĐT không khởi tố, khởi tố chậm hoặc khởi tố khơng có căn cứ, khơng đúng với hành vi mà các đối tượng đã thực hiện nhưng VKSND không phát hiện hoặc có phát hiện nhưng khơng sử dụng triệt để và có hiệu quả các quyền năng pháp lý thuộc nội dung THQCT để khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố vụ án, bị can hoặc để hủy bỏ các quyết định khởi tố khơng có căn cứ mà để cho CQĐT tự rút lại quyết định của mình. Đặc biệt, có những vụ án, CQĐT khởi tố sai tội danh, hành vi phạm tội cấu thành tội giết người, CQĐT khởi tố tội cố ý gây thương tích hoặc ngược lại. Khi phát hiện, CQĐT khởi tố sai tội danh, có vụ án, Viện kiểm sát hủy quyết định khởi tố, có vụ án, Viện kiểm sát để CQĐT tự rút quyết định truy tố. Ví dụ vụ án giết người tại Phú Thọ: Do nghi ngờ Phạm Sỹ Hùng là phạm nhân đang cùng cải tạo tại K2 trại giam Tân Lập có quan hệ bất chính với vợ mình, Lê Hải Nam chuẩn bị một đoạn thép dài 19cm, phi 0,3cm mài nhọn một đầu khi có dịp sẽ trả thù. Khoảng 13h30 ngày 14/02/2012, Nam thấy Hùng đang đứng xem các phạm nhân đá cầu, Nam đến chỗ Lu Sơn Đông đang đứng sau Hùng, nói nhỏ với Đơng “ơm hộ thằng đằng trước”. Đơng dùng tay ơm giữ hai tay Hùng về phía sau. Nam rút dùi sắt từ túi áo khoắc bất ngờ đâm một
nhát vào bụng và một nhát vào thái dương trái, vừa đâm vừa nói “tao đâm mày chết này”, làm Hùng ngã gục ngay tại chỗ. Nam bị các phạm nhân khác tước vũ khí, bắt giữ. Hậu quả làm Hùng bị xước thanh mạc ruột, chấn thương sọ não, dập não, khi ra viện bị liệt 1/2 người, tổn hại 60% sức khỏe. CQĐT khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 2009. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ nhận thấy rằng việc khởi tố vụ án của CQĐT là không đúng tội danh, để trả thù, Lê Hải Nam đã có sự tính tốn, chuẩn bị hung khí nguy hiểm, Nam chọn thời gian, tính tốn địa điểm, nhờ người giúp sức để thực hiện hành vi phạm tội, Nam đã dùng hung khí nguy hiểm đâm mạnh vào những nơi trọng yếu của nạn nhân, khi đâm cịn nói “tao đâm mày chết này”. Do vậy, có căn cứ để khởi tố vụ án về tội danh giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, nạn nhân không chết là do được cấp cứu kịp thời và do được can ngăn. Khi phát hiện CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án sai tội danh, VKSND tỉnh Phú Thọ không ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án mà để CQĐT rút quyết định khởi tố vụ án, để khởi tố lại.
Thứ hai, việc thu thập chứng cứ và yêu cầu CQĐT thu thập chứng cứ vẫn còn hạn chế, tỷ lệ vụ án mà Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra chưa cao (945/23.310 vụ, chiếm tỷ lệ 4%). Từ khi khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi, thu giữ vật chứng, giám định, lấy lời khai... Kiểm sát viên tham gia chỉ với vai trị chứng kiến, cho đủ thủ tục nên có những trường hợp có chứng cứ buộc tội không được thu thập ngay từ khi khám nghiệm nhưng Kiểm sát viên không phát hiện được để yêu cầu thu thập, dẫn đến có một số vụ án khởi tố điều tra thiếu những chứng cứ quan trọng khơng thể khắc phục được dẫn đến khó khăn cho việc xử lý, thậm chí có vụ phải đình chỉ, Hội đồng xét xử tuyên không phạm tội, điển hình như vụ Lê Bá Mai (xảy ra ở Bình Phước 11/10/2004). Kiểm sát viên: chỉ chú trọng lời nhận tội của bị can mà chưa chú ý đến các chứng cứ gỡ tội cũng như các chứng cứ khác; Không chú ý yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ những tài liệu chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn ngay trong lời khai của bị can, giữa lời khai của bị can với người làm chứng, giữa người làm chứng này với người làm chứng khác, với dấu vết của tội phạm để lại hiện trường, trên thi thể nạn nhân, như về xác định nạn nhân: Thị Út bị sát hại vào ngày 12/11/2004, đến ngày 16/11/2007 Điểu Ky là người phát hiện được xác của Út tại vườn mít của ơng Dương Bá Tuân. Ngày 17/11/2004 Cơ quan điều tra cơng an tỉnh Bình Phước tiến hành khám nghiệm tử thi thì: Nạn nhân bị phân hủy biến dạng, thể trạng nhỏ, xiết quanh cổ nạn nhân là chiếc quần thun ống dài có 2 túi phía trước; hai bên tai có dính 1 đơi vịng kim loại màu vàng; cổ tay
phải đeo vịng kim loại bạc; ngón tay bàn tay trái đeo nhẫn màu vàng; cổ đeo vòng kim loại bạc. Sau khi khám nghiệm giao tử thi cho gia đình mà khơng tài liệu nào thể hiện đã cho gia đình nhận dạng và gia đình nạn nhân căn cứ vào vết tích hoặc đặc điểm gì để xác định đây là Thị Út? Do vậy, vụ án đã xử mức án cao nhất là tử hình ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm nhưng lại bị kháng nghị giám đốc thẩm và Hội đồng xét xử phải hủy án để điều tra lại, Hội đồng xét xử sơ thẩm lần 2 tuyên Lê Bá Mai không phạm tội “Giết người” và Hiếp dâm trẻ em”. Vụ án bị Viện kiểm sát Bình Phước kháng nghị phúc thẩm, ngày 30/8/2015 hội đồng xét xử phúc thẩm của tòa án phúc thẩm nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai không phạm tội “Giết người” và Hiếp dâm trẻ em”. Đây có thể nói là vụ án điểm hình cho tình trạng Kiểm sát viên thụ động chờ án! Chỉ kiểm sát tại hồ sơ khi vụ án đã kết thúc điều tra. Cũng xuất phát từ trong hoạt động THQCT của Kiểm sát viên thiếu chặt chẽ ngay từ đầu, không đề ra yêu cầu điều tra kịp thời, do đó cịn có một số vụ án khơng được điều tra triệt để hoặc xác định hướng điều tra khơng chính xác dẫn đến khó khăn cho việc chứng minh tội phạm, không phát hiện kịp thời để yêu cầu điều tra, hoặc cá biệt có trường hợp phát hiện nhưng bỏ mặc khơng biết xử lý và cũng không báo cáo lãnh đạo để có biện pháp tháo gỡ khắc phục dẫn đến các tài liệu chứng cứ thu thập không đạt yêu cầu, chất lượng hồ sơ kém, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, kéo dài thời hạn giải quyết vụ án hoặc không đủ tài liệu chứng cứ để truy tố.
Thứ ba, việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;
quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn của CQĐT vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều VKSND các địa phương chưa thực hiện tốt, còn để xảy ra tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, lạm dụng tạm giữ hình sự nhưng sau đó phải trả tự do. Theo thống kê của VKSND tối cao, năm 2017, có 1% số người bị lạm dụng bắt khẩn cấp, 0,2 % số người bị bắt quả tang không dúng pháp luật. Một số địa phương có số vụ án bị lạm dụng bắt khẩn cấp cao như: Trong 10 năm (từ năm 2009 đến hết năm 2018), tại tỉnh Tây Ninh có 06 vụ án, tỉnh Bình Phước có 03 vụ án, tỉnh Bắc Giang có 02 vụ án đều thuộc trường hợp CQĐT đã ra lệnh bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát đã phê chuẩn, nhưng sau đó phải trả tự do cho đối tượng bị bắt vì khơng có đủ căn cứ để khởi tố bị can về tội giết người. Ngồi ra, cịn có trường hợp đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lẽ ra CQĐT phải đề nghị Viện kiểm