Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Thành tựu và hạn chế
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.1.2.1. Hạn chế
* Về chính trị: Mặc dù Liên bang Nga và CHXHCN Việt Nam đã xác lập quan
hệ đối tác chiến lược tồn diện, song khơng ít những nội dung cịn mang tính chất định hướng, chưa được cụ thể hóa bằng các hoạt động triển khai hợp tác trên thực tế và cịn thiếu tính đồng bộ. Mặc dù các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước thường xuyên diễn ra, nhiều văn bản quan trọng được ký kết, có ý nghĩa to lớn về chính trị, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ giữa hai nước, song ở các cấp dưới và các địa phương triển khai thực hiện chưa kịp thời. Có những hiệp định được ký kết, song mức độ triển khai hoạt động trên thực tế còn chậm, do đó kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và nguyện vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Tính hiệu quả trong hợp tác giữa các địa phương hai nước chưa cao, chưa đồng đều. Đơn cử quan hệ hợp tác giữa hai thành phổ thủ đơ Moskva và Hà Nội có nhiều hoạt động nổi bật, như trong giao lưu văn hóa, hai bên đã tổ chức các “Tuần văn hóa Nga tại Hà Nội”; “Tuần văn hóa Việt Nam tại Moskva”… cịn các địa phương khác như TP Sankt - Peterburg với Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc tỉnh Nghệ An với tỉnh Ulyanovsk… các hoạt động giao lưu hợp tác còn chưa rõ nét hoặc còn chậm.
- Về an ninh quốc phòng: Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược Nga - Việt Nam và xu hướng chú trọng an ninh sau sự kiện 11/9/2001, quan hệ an ninh - quốc phòng giữa Nga - Việt Nam có tiến triển, nhưng so với giai đoạn Liên Xô - Việt Nam, quan hệ trên lĩnh vực này suy giảm đáng kể. Trong giai đoạn 2001 - 2015, quan hệ an ninh - quốc phòng Nga - Việt Nam không bao gồm các mục tiêu quân sự thuần túy, mà chủ yếu là các nội dung phục vụ cho lĩnh vực kinh tế [116, tr.174]. Mua bán vũ khí, trang thiết bị quân sự là nội dung hợp tác chủ yếu của hai nước trên lĩnh vực này, thay vì thực hiện hỗ trợ đồng minh trong việc đào tạo cán bộ, sỹ quan, và chuyên gia. Mục tiêu đơn thuần về qn sự khơng cịn được nhấn mạnh như trước nữa. Thực tế cho thấy, thái độ chưa thực sự dứt khoát của Nga trong vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy sự hạn chế trong hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước. Từ thực tế nêu trên, cho thấy, quan hệ an ninh - quốc phịng giữa Nga - Việt Nam ngồi việc phục vụ cho mục đích chính trị của hai nước, cịn cho thấy chính sách đối ngoại thực dụng của Nga với xu hướng kinh tế hóa một cách rõ rệt, mặt khác thấy được vị thế và thực lực sức mạnh của Việt Nam còn hạn chế, nên không thu hút được sự quan tâm của Nga và các nước lớn trên tất cả các lĩnh vực.
* Về kinh tế: Quan hệ hợp tác về kinh tế giữa hai nước vẫn còn ở mức thấp,
chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Nga và Việt Nam chưa tạo lập được cơ chế thị trường chung cho hàng hóa hai nước thâm nhập vào thị trường của nhau một cách mạnh mẽ, trong khi cả hai đều đã thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu.
- Thương mại: Quan hệ thương mại Nga - Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực có quan hệ hợp tác với Nga. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước (chỉ bằng 0,3% tổng kim ngạch của Nga và bằng 1,5% tổng KNTM của Việt Nam) [52, tr.60]. So sánh với quan hệ thương mại Nga - Trung Quốc hay Việt Nam - Mỹ thì tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều Nga - Việt Nam còn quá thấp. Năm 2014, kim ngạch thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc đạt mức 95 tỷ USD [22]; Việt Nam - Mỹ đạt 36,0 tỷ USD [67], hay so sánh quan hệ thương mại Nga - Hàn Quốc năm 2014 đạt 26,0 tỷ USD [19]. Qua đó càng thấy rõ KNTM song phương Nga - Việt Nam thấp hơn nhiều (năm 2014 chỉ đạt gần 2,6 tỷ USD). Con số này còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Nga và Việt Nam.
- Đầu tư: tuy đã đạt được những tiến bộ trong hợp tác đầu tư từ cả hai phía,
song những kết quả đạt được còn rất hạn chế so với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước. Một số dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác như ngành xây dựng, thuỷ sản, nông - lâm nghiệp và cơng nghiệp chế biến có quy mơ cịn nhỏ, cịn nhiều dự án không hiệu quả và đã giải thể (42 trong tổng số 79 dự án đã cấp phép).
- Du lịch: Mặc dù trong mười lăm năm đầu thế kỷ XXI, lượng khách du lịch của Nga sang Việt Nam có chiều hướng gia tăng, nhưng thực chất thì cả Nga và Việt Nam đều chưa phải là thị trường hấp dẫn, thu hút khách du lịch của nhau. Nga là thị trường du lịch tiềm năng đối với Việt Nam, song so với các đối tác khác thì lượng khách Nga sang Việt Nam đang rất hạn chế. Năm 2014, khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam đạt hơn 1.945.236 lượt người; Hàn Quốc đạt 847.958 lượt người; Mỹ đạt 443.776 lượt người. Trong khi đó, khách du lịch Nga đang Việt Nam chỉ đạt 365.000 lượt người. [Xem thêm phụ lục bảng biểu: Bảng 6] Qua đó thấy rằng, tính hiệu quả trong việc khai thác lợi thế giữa hai nước để phát triển du lịch là chưa cao. Ở chiều ngược lại, khách du lịch Việt Nam chưa xác định Nga là điểm đến ưu chuộng trong các chương trình du lịch. Điều đó xuất phát từ mức sống của người Việt Nam chưa cao, nên các chương trình du lịch của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực ĐNA và các nước châu Á láng
giềng. Mặt khác, do mức độ quảng bá du lịch của hai nước chưa tốt, dẫn tới hợp tác du lịch Nga - Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Do đó địi hỏi mỗi nước cần phát triển toàn diện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ hợp tác du lịch đạt kết quả cao trong tương lai.
4.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Thực tiễn vận động và phát triển của quan hệ hợp tác Nga - Việt Nam, đặc biệt là trên các lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phịng và kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015 cho thấy, tuy có nhiều thành tựu quan trọng, song quan hệ giữa hai nước chưa thực sự phát huy hết lợi thế và tiềm năng của mỗi nước, xuất phát từ những nguyên nhân sau.
Một là: xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể, cả Nga và Việt Nam chưa thực sự coi nhau là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của mình. Một trong những nội dung căn bản trong chính sách đối ngoại của
Nga khi bước sang thế kỷ XXI là “đặt lợi ích quốc gia lên trên hết”, “Nga ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ quốc tế để củng cố vị thế của Nga” [3, tr.34]. Sau thực tế không thành công của chiến lược đối ngoại “hướng về phương Tây”, Nga đã có những điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình: một mặt Nga xây dựng quan hệ song phương với Mỹ và EU, các nước SNG, nhằm tìm kiếm vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mặt khác, Nga còn tăng cường hợp tác với Đông Á thông qua việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và tăng cường quan hệ Nga - ASEAN… nhằm đạt được mục tiêu cân bằng Đông - Tây, hướng về Âu - Á, phù hợp với đặc thù địa chính trị của Nga [147, tr.14]. Như vậy, phải nhìn nhận một thực tế rằng, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại mang tính thực dụng. Nga giành ưu tiên quan hệ với các nước lớn, và chưa thực sự coi trọng Việt Nam như những đối tác khác của Nga ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, hay Bán đảo Triều Tiên. Bởi các nước này khơng những mang lại lợi ích kinh tế lớn mà cịn làm gia tăng vị thế chính trị của Nga trong cục diện thế giới hiện nay.
Trong khi đó, Việt Nam là một nước nhỏ, thực lực kinh tế cũng như vị thế chính trị cịn chưa có tầm ảnh hưởng lớn như các cường quốc, nên Việt Nam coi trọng các nước láng giềng trong khu vực, nhằm tạo mơi trường hịa bình, ổn định, cùng phát triển, từ đó xác lập vị trí trước hết ở khu vực. Đồng thời Việt Nam cũng rất cần khai thác “nhân tố các nước lớn” và thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước này nhằm tranh thủ về vốn và cơng nghệ tiên tiến. Cịn Nga và các nước lớn khác đang tích cực khơi phục vai trị của một cường quốc trong chiến lược toàn cầu. Xuất phát từ sự khác nhau về vị thế quốc tế giữa Nga và Việt Nam, địi hỏi Việt Nam phải có chính
sách chủ động, khôn khéo trong phát triển quan hệ song phương với Nga, điều này nằm trong chiến lược chung của Việt Nam phát triển quan hệ đa phương với các nước lớn. Dưới tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhất là xu thế cạnh tranh chiến lược rất phức tạp hiện nay ở CA - TBD, Nga cũng có những toan tính riêng của mình trong q trình thực hiện chiến lược đối ngoại. Tính chủ động từ phía Nga trong phát triển quan hệ với Việt Nam chưa được thể hiện một cách rõ nét. Tuy Nga coi trọng vị trí của Việt Nam ở ĐNA, song khu vực này cũng không thuộc hướng ưu tiên chiến lược hàng đầu của Nga, thay vào đó là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản…Do đó quan hệ Nga - Việt Nam dù có bề dày truyền thống hữu nghị nhưng cũng khó có khả năng phát triển nhanh so với các đối tác lớn khác của Nga cũng như các đối tác của Việt Nam trong khu vực.
Cũng cần đơn cử một minh chứng thực tế trong q trình thực thi chính sách đối ngoại của Nga phục vụ cho lợi ích quốc gia, liên quan tới Nga, Việt Nam và Trung Quốc, đó là vấn đề Biển Đơng. Nga luôn giữ quan điểm “đứng giữa”, ủng hộ giải pháp hịa bình cho vấn đề tranh chấp, xung đột ở Biển Đông. Bởi lẽ cả Việt Nam và Trung Quốc đều là đối tác quan trọng của Nga ở châu Á. Việt Nam là đối tác truyền thống và cũng là đồng minh chiến lược của Nga ở khu vực ĐNA. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một trong những bạn hàng mua trang thiết bị vũ khí của Nga và là đối tác mang lại nguồn lợi lớn cho Nga trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, chế tạo máy móc, sản xuất năng lượng… Ở tầm cao hơn, Việt Nam cịn giữ vị trí quan trọng trong chính sách CA - TBD của Nga. Còn đối với Trung quốc, do lợi ích của mỗi nước, nên Nga và Trung Quốc gần đây đã “xích lại gần nhau”. Với Nga, việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa cả về mặt chiến lược và chiến thuật nhằm nâng cao sức mạnh đối trọng với Mỹ trong bối cảnh tương quan lực lượng giữa Nga - Mỹ khơng có nhiều thuận lợi cho Nga. Mặt khác, Nga “thân” Trung Quốc để tăng cường hợp tác quân sự, bán dầu mỏ, khí đốt cho Trung Quốc với tư cách là một thị trường lớn. Đây là những bước đi giúp Nga tìm được thị trường xuất khẩu năng lượng lớn, thay thế cho châu Âu, nơi đang xuất hiện nhiều mâu thuẫn với Nga. Vì thế, bất cứ xung đột quân sự nào ở Biển Đông cũng sẽ gây tổn hại tới lợi ích của Nga ở châu Á. Điều này đã tác động đến quan hệ Nga - Việt Nam và gây bất lợi cho Việt Nam trong quá trình xử lý tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với Trung Quốc. Như vậy, mặc dù đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhưng Nga và Việt Nam chưa thực sự vì lợi ích lâu dài của nhau, và chưa xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu như trong một số văn bản đã nhắc tới.
Hai là, quan hệ “tay ba” Mỹ - Nga - Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển quan hệ Nga - Việt Nam. Hiện nay, cả ba nước Nga, Mỹ, Trung Quốc đều có tham
vọng bành trướng sự ảnh hưởng trên thế giới. Cuộc tranh giành của ba nước ngày càng trở nên gay gắt với nhiều cấp độ và tầng nấc khác nhau. Gần đây, do lợi ích của mỗi nước, Nga và Trung Quốc dường như “thân thiết” với nhau hơn. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, quân sự giữa hai bên đang diễn ra khá tích cực. Tuy nhiên, mối quan hệ song phương này tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến lợi ích hai nước. Hai nước khơng phải là đồng minh, khơng có hiệp ước liên minh mà chỉ mang tính quan hệ đối tác chiến lược tồn diện, khơng bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ hiệp ước. Ranh giới đồng minh hay đối thủ trong mối quan hệ Nga - Trung khá mong manh. Còn quan hệ giữa Nga - Mỹ rơi vào trạng thái đối lập nghiêm trọng kể từ sau cuộc khủng hoảng Ukraina. Ngoài ra, cùng với sự nổi lên của Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, Mỹ khơng cịn là siêu cường duy nhất, Trung Quốc ngày càng thể hiện các hành động đơn phương gây căng thẳng ở khu vực. Trung Quốc trở thành đối thủ tiềm ẩn của Mỹ nhưng cũng khơng hồn tồn là đồng minh của Nga, làm cho quan hệ Mỹ - Nga - Trung ngày càng trở nên phức tạp. Trong cục diện quan hệ đó, Trung Quốc vơ hình chung trở thành đối tượng được “lôi kéo, tranh giành” của cả Mỹ và Nga.
Đối với Nga, việc “xích lại gần” hơn với Trung Quốc nhằm “lôi kéo” Trung Quốc về phía mình, làm tăng cường thêm sức mạnh đối lập Mỹ trong bối cảnh tương quan lực lượng giữa Nga và Mỹ không thuận lợi cho Nga. Ngồi ra, Nga cịn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc, bán dầu mỏ, khí đốt với giá rẻ cho Trung Quốc… đều là những bước đi có lợi cho cả hai bên, vì nó giúp Nga tìm được thị trường xuất khẩu năng lượng lớn thay thế cho châu Âu vừa khép lại, đồng thời giúp Trung Quốc đáp ứng cơn khát năng lượng giá rẻ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Về phía Mỹ cũng đã có những động thái tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại La Hay (3/2014), Tổng thống Mỹ B.Obama đã có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngồi ra, Mỹ cịn cử Bộ trưởng Quốc phịng Chuck Hagel tới thăm một loạt nước châu Á, trong đó có Trung Quốc để tăng cường “quan hệ quân sự kiểu mới”. Theo tính tốn của Mỹ, khi quan hệ Mỹ - Trung nồng ấm trở lại sau một thời gian dài “lạnh giá” từ năm 2010, Trung Quốc sẽ buộc phải tính tốn cẩn thận các bước đi của mình, nhất là khi những lợi ích chiến lược mà Trung Quốc thu được từ quan hệ Mỹ - Trung chắc chắn sẽ vượt xa các giá trị mà quan hệ Nga - Trung có thể mang lại. Khi đó, Mỹ đã phần nào “làm nhạt” được quan hệ
Nga - Trung. Đây là điều quan trọng nhất với Mỹ hiện nay để “trừng phạt” Nga, đồng thời cũng là mong muốn của Mỹ để thực hiện chiến lược “bá chủ” thế giới.
Những động thái “lôi kéo” Trung Quốc của Mỹ và Nga cho thấy tính tùy thuộc lẫn nhau của ba cường quốc này là rất cao. Nếu Trung Quốc phát triển quan hệ với Nga, có thể giúp họ thách thức vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ, đồng thời làm phân tán