Tin cậy của phương pháp phát hiện quá tải bằng cách theo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nâng cao chất lượng thông tin đo bám mục tiêu trong đài điều khiển tên lửa thế hệ mới (Trang 93 - 95)

3.1. Tổng hợp thuật toán và cấu trúc bộ phát hiện quá tải máy thu

3.1.2. tin cậy của phương pháp phát hiện quá tải bằng cách theo

dõi biên độ của một vạch phổ xác định

Độ tin cậy của phương pháp phát hiện quá tải máy thu bằng cách theo dõi biên độ của một vạch phổ đặc trưng, theo đề xuất trên, có thể đánh giá theo những yếu tố ảnh hưởng tới chân dung phổ tín hiệu sau:

a) Yếu tố nhiễu tạp tiêu cực, tích cực:

Trong các đài ra đa nói chung, đài ĐKHL nói riêng, vấn đề chống nhiễu địa vật, nhiễu tạp tiêu cực, tích cực đã được tính đến. Sự hiện diện của các hệ thống như: bù khử nhiễu địa vật theo bản đồ số; hệ thống lọc mục tiêu di động (СДЦ); hệ bù khử nhiễu tạp tích cực (АКП) hay ГШВ đã nói lên rằng tất cả các loại nhiễu trên đã được xử lý trong máy thu.

b) Yếu tố nhiễu xung tích cực, nhiễu dẫn cự ly:

Là các loại nhiễu nguy hiểm nhất, làm giảm độ tin cậy của phương pháp phát hiện quá tải bằng phổ tín hiệu. Tuy nhiên, nếu là nhiễu xung khơng đồng bộ thì với giải pháp chọn tín hiệu mục tiêu theo cự ly bằng các xung chọn và thay đổi tần số lặp lại của xung trong chùm sẽ hồn tồn có thể loại bỏ.

Có thể có nhiễu xung ngẫu nhiên (xung ngẫu nhiên chồng lên tín hiệu có ích, khơng có chu kỳ lặp lại) gây méo dạng cho một vài xung tín hiệu trong chùm. Tuy nhiên hiện tượng này cũng không ảnh hưởng tới độ tin cậy phát hiện quá tải bởi chính tính ngẫu nhiên, không chu kỳ của nhiễu nên xác xuất làm thay đổi (đột biến) biên độ một vạch phổ thứ “m” mà ta theo dõi là rất thấp (1/N, với N là số xung trong một chùm, thường vài trăm).

Nhiễu xung dẫn cự ly có mục đích chính là đánh lừa hệ bám cự ly bám theo nhiễu. Bởi vậy đối phương gây nhiễu không đặt vấn đề phải chế áp đến mức làm cho thu quá tải. Quá trình tạo và chế áp nhiễu dẫn cự ly, chỉ cần các xung nhiễu trùng với vị trí của xung tín hiệu và biên độ của nhiễu lớn hơn tín

hiệu có ích từ 1,5-2 lần, đủ để nhiễu dẫn chiếm được cửa sóng bám sát là đủ. Nhưng cũng chính từ đặc điểm này mà bản thân máy thu cũng khơng thể phân biệt được tín hiệu thu được là của mục tiêu hay NDCL. Điều đó nói lên tính chất nguy hiểm của NDCL.

Qua phân tích về phương pháp gây NDCL ở [2], ta nhận thấy là NDCL có thể gây quá tải cho máy thu khi mục tiêu mang phương tiện gây nhiễu bay vào đài (giảm cự ly) và quá tải máy thu xuất hiện sớm hơn do tương quan nhiễu/tín hiệu (N/S). Nhưng nếu đài ĐKTL có phương tiện và phương pháp chống NDCL như luận án tiến sĩ kỹ thuật của tác giả Trịnh Ngọc Lâm (đã bảo vệ thành công tại Học viện KTQS) đề xuất [2], thì NDCL sẽ bị loại bỏ ngay trong máy thu bởi xung chắn máy thu sau khi nó tách khỏi tín hiệu có ích. Mặt khác, ngun lý phát hiện và chống NDCL trong luận án vừa trích dẫn [2], hoàn toàn khác với nguyên lý phát hiện quá tải máy thu mà luận án đề xuất. Trong trường hợp như vậy, NDCL sẽ không có ảnh hưởng đến độ tin cậy của bộ phát hiện quá tải máy thu mà luận án này đã đề xuất.

Như vậy có thể chắc chắn rằng chỉ khi chính bản thân tín hiệu có ích bị méo dạng do khuếch đại phi tuyến mới có tác động tích cực tới sự đột biến biên độ của vạch phổ thứ “m” mà ta lựa chọn để theo dõi.

Thực tế, phương pháp theo dõi biên độ vạch phổ tín hiệu cho trước để phát hiện quá tải máy thu có thể được hỗ trợ bởi một điều kiện khác để tăng độ tin cậy.

Nếu ta coi xuất hiện đột biến biên độ vạch phổ “m” là điều kiện cần để phát hiện hiện tượng máy thu bị quá tải, thì dấu hiệu so sánh Ura>Ura_0 (Ura_0 - biên độ ra danh định, (xem hình 2.7) của tất cả các xung trong chùm, sẽ là điều kiện đủ để khẳng định máy thu bị quá tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nâng cao chất lượng thông tin đo bám mục tiêu trong đài điều khiển tên lửa thế hệ mới (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)