4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá
4.3.1. Kết quả khảo sát và đánh giá đặc trưng phát hiện quá tải
Hình 4.3. Thay đổi biên độ vạch phổ S13(13f,kFch) theo vận tốc mục tiêu
Nhận xét 4.1. Với những trường hợp mục tiêu đã cho trong Bảng 4.1, các
kết quả khảo sát sự hình thành đặc trưng phát hiện quá tải máy thu cho thấy: a) Biên độ vạch phổ (m=13) được chọn để quan sát hầu như không thay đổi trước thời điểm quá tải t<6Tch. Thay đổi rõ rệt quan sát được tại và sau thời điểm quá tải t≥6Tch (xem hình 4.2 và 4.3).
Hình 4.4. Đặc trưng phát hiện quá tải máy thu 13 13 13 0 ch ch S (13f,(k)F ) S =G S (13f,k F )
b) Thay đổi biên độ vạch phổ (m=13) được chọn để quan sát phụ thuộc khá rõ rệt vào diện tích PXHD (hình 4.2) và tốc độ mục tiêu (hình 4.3). Cụ thể là độ dốc đặc trưng biên độ vạch phổ được quan sát tăng, tỷ lệ thuận với mức tăng vận tốc mục tiêu (hình 4.3) và tỷ lệ nghịch với mức tăng của diện tích PXHD của mục tiêu (hình 4.2).
c) Đặc trưng phát hiện quá tải 13 13 13 0 ch ch S (13f,(k)F ) S =G S (13f,k F ) (hình 4.4) có độ dốc khá lớn (K∆S>1) và bất biến (về dạng và độ dốc) đối với các trường hợp mục tiêu, tức là không phụ thuộc vào diện tích PXHD và vận tốc mục tiêu.
Đánh giá thứ nhất:
+ Đặc trưng phát hiện quá tải máy thu tổng hợp được theo phương pháp phân tích phổ (hình 4.4) có chất lượng và hiệu quả khá rõ rệt. Hiệu quả thể hiện ở khả năng phát hiện sớm quá tải máy thu trong khoảng thay đổi cự ly dưới 500m. Chất lượng thể hiện ở tính bất biến, tính ổn định và độ dốc cao của đường đặc trưng. Với ngưỡng phát hiện NG=6dB, xác suất phát hiện xấp xỉ 1.
+ Đặc trưng biên độ vạch phổ phụ thuộc diện tích PXHD và vận tốc mục tiêu (hình 4.2 và 4.3) về ngun tắc có thể sử dụng trong bài tốn nhận dạng mục tiêu.