Vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lan tỏa suất sinh lợi và độ biến thiên giữa các thị trường chứng khoán (Trang 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. Vấn đề nghiên cứu

Luận án sẽ nghiên cứu mối liên hệ của suất sinh lợi và độ biến thiên giữa các TTCK. Cụ thể hơn là tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên từ các TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam.

Nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các thị trường. Cụ thể hơn, hầu hết các nghiên cứu trước đánh giá các tác động lan tỏa trong miền thời gian, và kết quả nghiên cứu chỉ đưa ra một giá trị kiểm định duy nhất cho toàn bộ tập dữ liệu. Vì vậy, các nghiên cứu này chưa phân tích được tác động lan tỏa giữa các thành phần tần số khác nhau. Luận án này sẽ mở rộng phân tích tác động lan tỏa sang miền tần số. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra nhiều giá trị kiểm định khác nhau ứng với mỗi thành phần tần số. Đây sẽ là bằng chứng cho thấy tác động lan tỏa có thể khác nhau ở các thành phần tần sớ khác nhau. Khi đó, các NĐT ngắn hạn và dài hạn sẽ có thêm thơng tin giúp việc ra quyết định chính xác hơn.

Tóm lại, nghiên cứu sẽ mở rộng phân tích tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên sang miền tần số, giúp NĐT ngắn hạn và dài hạn có thêm cơ sở để ra quyết định. Như vậy, việc nghiên cứu trong miền thời gian là cần thiết, nhưng chưa đầy đủ. Phân tích trong miền tần sớ sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên. Đây chính là đóng góp mới về mặt lý thuyết của luận án này.

1.4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá mối liên hệ lẫn nhau giữa các TTCK và mở rộng phân tích mới liên hệ này ở thành phần tần sớ bất kì. Cụ thể hơn,

nghiên cứu phân tích tác động lan tỏa từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Từ đó, luận án đưa ra các mục tiêu cụ thể sau:

- Kiểm định tác động lan tỏa (spillover) SSL (return) và độ biến thiên (volatility) từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam (trong miền thời gian). Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các thị trường này lên TTCK Việt Nam.

- Kiểm định tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên ứng với các thành phần tần số khác nhau; cụ thể, thành phần tần số thấp ứng với các biến thiên trong dài hạn và thành phần tần số cao ứng với các biến thiên trong ngắn hạn (bằng phân tích trong miền tần sớ). Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ cung cấp bằng chứng cho thấy tác động lan tỏa có thể khác nhau ở các thành phần tần số khác nhau. Khi đó, luận án cho thấy việc mở rộng các kết quả sang miền tần số là cần thiết để cung cấp các thơng tin chính xác hơn cho các NĐT ngắn hạn và dài hạn.

1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Như đã phân tích ở trên, trong bới cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, TTCK Việt Nam cũng có thể có sự phụ thuộc vào các TTCK thế giới. Là các nền kinh tế lớn của thế giới và khu vực, TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Q́c có thể ảnh hưởng lên nhiều TTCK các nước khác, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Q́c có tác động lan tỏa SSL lên TTCK Việt Nam hay không?

- TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Q́c có tác động lan tỏa độ biến thiên lên TTCK Việt Nam hay không?

Trả lời các câu hỏi trên, luận án dự kiến sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các thị trường Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam.

Ngồi ra, như đã phân tích ở trên, các NĐT ngắn hạn và dài hạn có các mục tiêu đầu tư khác nhau. Hơn nữa, theo Granger & Lin (1995), mối quan hệ nhân quả của các dữ liệu tài chính có thể khác nhau ứng với các thành phần tần sớ khác nhau. Vì vậy, luận án sẽ mở rộng đánh giá tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên sang miền tần sớ. Từ đó, ngoài các câu hỏi nghiên cứu đã trình bày ở trên, kết quả của luận án cũng sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Có sự khác biệt về mặt thớng kê của tác động lan tỏa SSL từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sang TTCK Việt Nam ở các thành phần tần sớ khác nhau hay khơng, cụ thể là có sự khác biệt trong ngắn hạn và dài hạn hay không?

- Có sự khác biệt về mặt thớng kê của tác động lan tỏa độ biến thiên từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sang TTCK Việt Nam ở các thành phần tần số khác nhau hay không, cụ thể là có sự khác biệt trong ngắn hạn và dài hạn hay không? Trả lời các câu hỏi trên, luận án dự kiến sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động lan tỏa giữa các TTCK có thể khác nhau ở các thành phần tần sớ khác nhau. Khi đó, kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy việc phân tích tác động lan tỏa trong miền thời gian cần được mở rộng sang miền tần sớ để cung cấp các thơng tin chính xác hơn cho các NĐT ngắn hạn và dài hạn.

1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các chỉ số thị trường đại diện cho các TTCK là chỉ số S&P 500 (đại diện cho TTCK Mỹ), chỉ số Nikkei 225 (đại diện cho TTCK Nhật), chỉ số KOSPI (đại diện cho TTCK Hàn Quốc) và chỉ số VN-Index (đại diện cho TTCK Việt Nam).

Kế thừa các nghiên cứu của Ciner (2011), Gradojevic (2013), Ozer & Kamisli (2016), phương pháp được sử dụng là phương pháp định lượng, dựa vào các mơ hình GARCH (Bollerslev, 1986) để đo lường độ biến thiên, kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test) (Granger, 1969) để kiểm định tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên, và phân tích nhân quả trong miền tần sớ (Breitung & Candelon, 2006) để phân tích lan tỏa SSL và độ biến thiên trên miền tần số.

Cụ thể hơn, nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu theo ngày của các chỉ số S&P 500, Nikkei 225, KOSPI và VN-Index từ các sàn chứng khoán Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/12/2015. Từ đó, luận án thực hiện tính tốn SSL theo ngày tại các thị trường trên.

Để kiểm định tác động lan tỏa SSL từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam, nghiên cứu thực hiện kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu, sau đó kiểm định tác động lan tỏa SSL bằng kiểm định nhân quả Granger (Granger, 1969). Để kiểm định lan tỏa độ biến thiên từ TTCK Mỹ Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam, luận án ước lượng độ biến thiên bằng mơ hình GARCH (Bollerslev, 1986), sau đó áp dụng kiểm định nhân quả Granger đới với chuỗi dữ liệu độ biến thiên được ước lượng ở trên.

Để phân tích lan tỏa SSL và độ biến thiên trong miền tần số, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả trong miền tần số được đề xuất bởi Breitung & Candelon (2006). Cụ thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp này đối với các chuỗi dữ liệu SSL và độ biến thiên thu được ở các bước trên. Kết quả thu được sẽ chỉ ra tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên ở các thành phần tần số khác nhau.

1.6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài

1.6.1. Đóng góp về khoa học

Trong bới cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc nghiên cứu tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các thị trường đóng vai trò quan trọng

trong việc ra quyết định của các NĐT, doanh nghiệp và người làm chính sách. Vì vậy, đã có khá nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các thị trường khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chưa phân tích được tác động lan tỏa ứng với các thành phần tần số khác nhau, nghĩa là chưa thể chỉ ra sự khác biệt của mối liên hệ giữa các thị trường trong ngắn hạn và dài hạn. Có rất ít nghiên cứu phân tích lan tỏa SSL trong miền tần sớ, và đặc biệt, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào phân tích lan tỏa độ biến thiên trong miền tần sớ. Vì vậy, bằng kỹ thuật phân tích trong miền tần sớ, nghiên cứu này sẽ phân tích tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các thị trường ứng với các thành phần tần số khác nhau, từ đó cho ta cái nhìn sâu hơn về tác động lan tỏa giữa các TTCK. Đây chính là đóng góp về mặt khoa học của luận án, góp phần bổ sung các lý thuyết đã được phát triển trước đó.

Ngoài ra, mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các thị trường phát triển có tác động lan tỏa lên các thị trường mới phát triển, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để kiểm chứng tại TTCK Việt Nam. Việc đánh giá tác động lan tỏa từ các thị trường thế giới và khu vực lên thị trường Việt Nam là cần thiết, vì nó cung cấp thơng tin để các NĐT trong và ngoài nước ra quyết định đầu tư và đa dạng hóa danh mục, cũng như các nhà quản lý ra các chính sách phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ phân tích tác động lan tỏa từ các thị trường phát triển lên thị trường Việt Nam, từ đó giúp ta có cái nhìn sâu hơn về mới liên hệ giữa thị trường Việt Nam và thị trường thế giới.

1.6.2. Đóng góp về thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu về tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các thị trường sẽ giúp NĐT có thêm thơng tin để ra quyết định trong đầu tư chứng khốn và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Cụ thể, nếu thị trường Việt Nam có mới liên hệ yếu với các thị trường phát triển, nghĩa là sự biến động từ thị trường phát triển (Mỹ, Nhật và Hàn Q́c) sẽ ít ảnh hưởng lên thị trường Việt Nam, khi đó NĐT tại các thị trường

phát triển có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua đầu tư tại thị trường Việt Nam để giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, nếu thị trường Việt Nam có mới liên hệ chặt chẽ với các thị trường phát triển, NĐT tại các thị trường phát triển nên tìm các thị trường khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro, trong khi các NĐT tại Việt Nam có thể dự báo SSL và rủi ro dựa vào phân tích các biến động tại các thị trường phát triển và các nhà làm chính sách tại Việt Nam cần chú ý hơn vào các biến động trên thị trường thế giới để quản trị rủi ro tại thị trường trong nước nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường.

Ngoài ra, kết quả của đề tài còn cung cấp thêm thơng tin, giúp NĐT ra quyết định chính xác hơn tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể hơn, các NĐT ngắn hạn sẽ ra quyết định dựa trên các kết quả phân tích trong ngắn hạn, tương ứng với thành phần tần số cao. Ngược lại, các NĐT dài hạn sẽ dựa vào các phân tích trong dài hạn, nghĩa là thành phần tần số thấp để ra quyết định.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ phát hiện mối liên hệ giữa thị trường Việt Nam và thị trường thế giới ứng với các thành phần tần sớ khác nhau, từ đó cung cấp thêm thông tin để các NĐT cũng như nhà hoạch định chính sách ra các quyết định phù hợp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

1.7. Kết cấu của đề tài

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu nêu ra, kết cấu luận án này bao gồm 5 chương sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu về bới cảnh nghiên cứu, từ đó nêu lý do chọn đề tài. Từ đó, chương này sẽ trình bày một sớ nội dung quan trọng khác như vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài cũng như giới thiệu về kết cấu của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này sẽ giới thiệu về SSL, độ biến thiên cũng như lan tỏa SSL và độ biến thiên. Ngoài ra, chương hai còn giới thiệu về kỹ thuật như lan tỏa SSL và độ biến thiên. Ngoài ra, chương hai còn giới thiệu về kỹ thuật phân tích dữ liệu trong miền tần sớ cũng như các ứng dụng của kỹ thuật này trong lĩnh vực kinh tế - tài chính. Ći cùng, chương này cịn lược khảo các nghiên cứu liên quan đến lan tỏa SSL và độ biến thiên cũng như kỹ thuật phân tích trong miền tần sớ, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu của luận án.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu mơ hình nghiên cứu, sau đó sẽ trình bày chi tiết các bước phân tích dữ liệu, bao gồm thu thập dữ liệu, cứu, sau đó sẽ trình bày chi tiết các bước phân tích dữ liệu, bao gồm thu thập dữ liệu, phân tích lan tỏa SSL bằng kiểm định nhân quả Granger (Granger, 1969), phân tích lan tỏa độ biến thiên thông qua ước lượng độ biến thiên bằng mơ hình GARCH (Bollerslev, 1986) và kiểm định kiểm định tác động lan tỏa bằng kiểm định nhân quả Granger, cũng như phân tích lan tỏa SSL và độ biến thiên trong miền tần số bằng phương pháp nhân quả trong miền tần số (Breitung & Candelon, 2006).

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu của luận án, bao gồm đồ thị của các chuỗi dữ liệu trong thời kì nghiên cứu, các kết quả kiểm định lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các TTCK trong miền thời gian và miền tần số. Cụ thể hơn, chương 4 sẽ minh họa đồ thị của các chỉ số S&P 500, Nikkei 225, KOSPI và VN-Index cũng như SSL của chúng trong thời kì nghiên cứu. Sau đó, chương này sẽ trình bày các kết quả kiểm định tác động lan tỏa SSL giữa các thị trường, tác động lan tỏa độ biến thiên giữa các thị trường cũng như kết quả phân tích lan tỏa SSL và độ biến thiên trong miền tần số.

Chương 5: Kết luận. Chương này sẽ tóm tắt các các kết quả nghiên cứu chính, các đóng góp về mặt khoa học và hàm ý quản trị của đề tài, từ đó làm nổi bật đóng góp đóng góp về mặt khoa học và hàm ý quản trị của đề tài, từ đó làm nổi bật đóng góp mới của luận án. Ći cùng, chương này đưa ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

1.8. Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu của luận án. Chương này đã giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, từ đó nêu lý do nghiên cứu. Sau đó, chương này đã trình bày một sớ nội dung quan trọng khác như vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài cũng như giới thiệu về kết cấu của đề tài.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Giới thiệu

Chương 2 sẽ giới thiệu các cơ sở lý thuyết, từ đó đề xuất các giả thuyết nghiên cứu của luận án. Chương này sẽ giới thiệu về SSL, độ biến thiên cũng như lan tỏa SSL và độ biến thiên. Ngoài ra, chương này cịn giới thiệu về kỹ thuật phân tích dữ liệu trong miền tần số cũng như các ứng dụng của kỹ thuật này trong lĩnh vực kinh tế - tài chính. Ći cùng, chương này cịn lược khảo các nghiên cứu liên quan đến lan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lan tỏa suất sinh lợi và độ biến thiên giữa các thị trường chứng khoán (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)