CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kiểm định tác động lan tỏa SSL giữa các TTCK
4.4.1. Kiểm định tính dừng
Tính dừng của SSL được phân tích bằng kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF). Kết quả như trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kiểm định ADF tại các thị trường
S&P500 Nikkei 225 KOSPI VN-Index
Giả thuyết H0 Chuỗi không dừng Chuỗi không dừng Chuỗi không dừng Chuỗi không dừng t-Statistic -31.79130 -34.44330 -32.05980 -30.07468 Kết luận Bác bỏ ở mức 1% Bác bỏ ở mức 1% Bác bỏ ở mức 1% Bác bỏ ở mức 1%
Nguồn: tác giả tính tốn dựa trên nguồn Datastream
Bảng trên cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là cả bốn chuỗi SSL đều dừng. Như vậy, việc thực hiện kiểm định nhân quả Granger đối với các cặp chuỗi dữ liệu này là phù hợp.
4.4.2. Kiểm định lan tỏa SSL giữa các TTCK
Nghiên cứu dùng tiêu chuẩn AIC (Akaike Information Criterion) để chọn mơ hình VAR phù hợp nhằm kiểm định nhân quả Granger. Lý do sử dụng tiêu chuẩn này là
vì AIC được xem là phù hợp trong việc lựa chọn mơ hình VAR tới ưu, được đề xuất trong các giáo trình của Gujarati (2004) và được áp dụng trong hầu hết các phân tích tương tự như của Gradojevic (2013), Ciner (2011), Breitung & Candelon (2006), … Dùng tiêu chuẩn AIC, nghiên cứu xác định được bậc tớt nhất của mơ hình VAR với hai chuỗi dữ liệu SSL của S&P 500 và VN-Index là 1, bậc của mơ hình với hai chuỗi SSL của Nikkei 225 và VN-Index là 2, và bậc của mơ hình với hai chuỗi SSL của KOSPI và VN-Index là 4. Ngoài ra, trong đa số các trường hợp, các độ trễ đã được xác định ở trên cũng được ủng hộ bởi các tiêu chuẩn lựa chọn mơ hình khác như SIC (Schwarz information criterion) hay FPE (Final Prediction Error). Từ đó, nghiên cứu thực hiện kiểm định nhân quả Granger với độ trễ là 1 đối với trường hợp lan tỏa từ TTCK Mỹ sang TTCK Việt Nam, độ trễ là 2 đối với trường hợp lan tỏa từ TTCK Nhật sang TTCK Việt Nam và độ trễ là 4 trong trường hợp lan tỏa từ TTCK Hàn Quốc sang TTCK Việt Nam. Kết quả kiểm định như Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Lan tỏa SSL từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên TTCK Việt Nam. Kiểm định nhân quả Granger
Giả thuyết
H0
SSL tại TTCK Mỹ không tác động nhân quả Granger lên SSL tại TTCK Việt Nam.
SSL tại TTCK Nhật không tác động nhân quả Granger lên SSL tại TTCK Việt Nam.
SSL tại TTCK Hàn Quốc không tác động nhân quả Granger lên SSL tại TTCK Việt Nam. F- Statistic 34.3253 2.51135 2.55941 Kết luận Bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Bác bỏ ở mức ý nghĩa 10%. (Không bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%). Bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.3 cho thấy SSL tại TTCK Mỹ có tác động lan tỏa lên SSL tại TTCK Việt Nam. Kết quả này phù hợp với thực tế là Mỹ là q́c gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và có thể gây ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như Việt Nam. Qui mô thị trường ngày càng tăng cũng như việc tạo môi trường đầu tư tốt hơn cho các NĐT nước ngoài giúp TTCK Việt Nam hội nhập và có mới liên hệ chặt chẽ với thị trường thế giới. Kết quả này cũng phù hợp với rất nhiều các công bố khoa học trước, cũng như nhận định của Tsutsui & Hirayama (2005) là hầu hết các nghiên cứu chỉ ra sự tồn tại mối liên hệ giữa các thị trường.
Bảng 4.3 chỉ ra rằng ở mức ý nghĩa 5%, chưa đủ bằng chứng khẳng định sự tồn tại hiệu ứng lan tỏa SSL từ TTCK Nhật sang TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xem xét ở mức ý nghĩa 10%, tác động này có ý nghĩa thớng kê. Như vậy, so với TTCK Mỹ, TTCK Nhật có tác động lên TTCK Việt Nam ở mức độ tin cậy kém hơn.
Kết quả ở Bảng 4.3 cũng cho thấy SSL tại TTCK Hàn Quốc lan tỏa lên SSL tại TTCK Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, TTCK Việt Nam chịu tác động từ sự thay đổi trên thị trường Hàn Quốc. Kết quả này cũng tương thích với nhận định của Tsutsui & Hirayama (2005) là hầu hết các nghiên cứu cho thấy sự tồn tại mối liên hệ giữa các thị trường.
Hình 4.1: Hàm phản ứng xung của SSL VN-Index với S&P500 -.0005 .0000 .0005 .0010 .0015 .0020 .0025 .0030 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Response of DLNVNINDEX to DLNSP500 Innovation using Cholesky (d.f. adjusted) Factors
Nguồn: tác giả tính tốn dựa trên nguồn Datastream
Hình 4.2: Hàm phản ứng xung của SSL VN-Index với Nikkei 225
-.0012 -.0008 -.0004 .0000 .0004 .0008 .0012 .0016 .0020 .0024 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Response of DLNVNINDEX to DLNNIKKEI_225 Innovation using Cholesky (d.f. adjusted) Factors
Hình 4.3: Hàm phản ứng xung của SSL VN-Index với KOSPI -.0008 -.0004 .0000 .0004 .0008 .0012 .0016 .0020 .0024 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Response of DLNVNINDEX to DLNKOSPI Innovation using Cholesky (d.f. adjusted) Factors
Nguồn: tác giả tính tốn dựa trên nguồn Datastream
Các Hình 4.1, Hình 4.2, Hình 4.3 lần lượt trình bày hàm phản ứng xung (impulse response) của SSL chỉ số VN-Index với các biến động của SSL chỉ số S&P 500, Nikkei 225 và KOSPI. Các hình trên cho thấy SSL của VN-Index đáp ứng mạnh với với sự biến đổi của S&P 500 sau 2 giai đoạn và suy giảm nhanh ở các giai đoạn tiếp theo, trong khi phản ứng của VN-Index có xu hướng kéo dài hơn khi các chỉ số Nikkei 225 và KOSPI thay đổi.
Tóm lại, kết quả của luận án chỉ ra SSL tại TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc là một trong những yếu tố để dự báo về SSL tại TTCK Việt Nam. Như vậy các NĐT cần chú trọng các thay đổi trên TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Q́c để có quyết định phù hợp khi đầu tư tại TTCK Việt Nam, vì sự tăng giảm trên TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Q́c có thể gây nên tác động lan tỏa đến Việt Nam. Ngoài ra, các nhà làm chính sách tại Việt Nam có thể dựa vào sự tăng giảm của TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Q́c để dự đốn về sự thay đổi trên TTCK Việt Nam, từ đó chủ động trong việc ra các chính sách phù
hợp nhằm quản lý TTCK. Do sự phụ thuộc của TTCK Việt Nam vào Mỹ, Nhật và Hàn Q́c, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của các NĐT tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc thơng qua đầu tư tại Việt Nam sẽ ít mang lại hiệu quả. Vì vậy, các NĐT này có thể tìm các thị trường khác để giúp chiến lược này thực sự mang lại hiệu quả hơn.