Các thông số thiết kế

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty sản xuất bao bì giấy công suất 30m3 ngày (Trang 53 - 57)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

4.1.1Các thông số thiết kế

Bảng 1: Thành phần, tính chất nước thải sản xuất giấy

Thông số đánh giá Nƣớc thải đầu vào Đơn vị Mức độ xử lý QCVN40:2011/B TMT pH 5,86 ÷ 6,4 - 5,5 ÷ 9 BOD5 800 mg/l 50 COD 1200 mg/l 150 SS 2100 mg/l 60 N – NH3 (mg/l) 0,553 mg/l - P – PO4 3- (mg/l) 2,34 mg/l - T – N 0,922 - 40 T – P 1,638 - 6

[Nguồn: Khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh, Báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường 6 tháng đầu năm 2012]

Dựa theo các thông số thành phần nước thải trong quá trình sản xuất ta cần xử lý các thông số BOD5 , COD , SS

Từ đó đề ra công nghệ xử lý nước thải thích hợp.

Xác định các lưu lượng tính toán:

Chu kỳ xả thải 8h/ngày đêm

- Lưu lượng trung bình ngày đêm: Q = 30 m3/ngđ - Lưu lượng giờ trung bình tính theo công thức:

Qtb-h = Q:8=30:8=3,75 m /h

(vì chu kỳ xả thải của nhà máy là 8h/ngày)

- Lưu lượng giây trung bình tính theo công thức: - Qtb-s=Qtb-h/(60x60)= 3,75/3600=1,04.10-3( m3/s) = 1,04 (l/s)

* Tra bảng 2 (Điều 4.12 TCVN 7957-2008) Qtb-s= 1,04 (l/s) tương ứng K0 max = 2,5 ; K0 min = 0,38

- Lưu lượng giờ lớn nhất tính theo công thức: Qmax-h = K0max.Qtb-h=2,5.3,75=9,375( m3/h)

- Lưu lượng giây lớn nhất tính theo công thức: Qmax-s = K0 max .Qtb-s=2,5 . 1,04=2,6( l/s)

- Lưu lượng giây nhỏ nhất tính theo công thức: Qmin-s = K0 min . Qtb-s = 0,38 . 1,04 =0,4(l/s)

a. Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất

Hình 5: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải

Nước thải đầu vào Hố thu Bể điều hòa Bể lắng 1 Bể lắng 2 Bể aerotank Rác tách Hóa chất keo tụ Bế nén bùn Sục khí Bể keo tụ

Nước thải đầu ra Thải bỏ

b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ.

Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải chảy vào hố thu của trạm xử lý theo đường ống chính. Nước thải trước khi vào hố thu đi qua song chắn rác để loại bỏ những rác thô nhằm bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống …Hố chứa rác được kiểm tra và thu gom định kỳ.

Nước thải từ hố thu được chảy tràn sang bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và hàm lượng chất thải trong nước thải đi vào trạm xử lý. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sục khí để khuấy trộn và giảm 1 phần BOD, COD, SS… Sau khi xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học, chuyển nước thải tiếp sang bể keo tụ, tạo bông cặn mục đích để xử lý lượng SS có trong nước thải. Trong bể keo tụ bố trí thiết bị khuấy trộn để tăng sự tiếp xúc giữa các hạt điện tích trong nước, giúp cho quá trình keo tụ xảy ra nhanh hơn. Hóa chất dùng trong quá trình keo tụ là PAC. Trong quá tình này phải sử dụng chất trợ keo giúp cho quá trình keo tụ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Cần tính toán sao cho lượng chất keo tụ cho vào vừa đủ. Khi ta cho dư thì lượng polymer trên sẽ cuộn lại tạo hiện tượng tái bền hạt keo, làm cho nước vẩn đục, kém tạo bông và tạo ra sản phẩm phụ không mong muốn. Với một lượng TSS lớn trong nước thải đầu vào sẽ sinh ra một lượng bùn lắng lớn. Lượng bùn thu trong quá trình đông keo tụ sẽ được chuyển tới bể nén bùn. Thu bùn ở bể lắng theo định kỳ. Nước sau khi xử lý keo tụ được chuyển sang bể lắng 1 để loại bỏ bùn cặn. Sau đó vào bể Aroten nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan như BOD5, COD. Tại bể Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ không khí cấp từ máy thổi khí. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí → H2O + CO2 + Sinh khối mới +…E

Sau khi nước thải được xử lý ở bể aroten trong một thời gian nhất định sẽ được chuyển đến bể lắng 2 để tách bùn hoạt tính, làm trong nước ra.

Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể aroten, một phần được đưa đến bể chứa bùn để xử lý bùn dư.

Nước thải sau khi được xử lý xong đạt QCVN40:2011/BTMT sẽ được đưa ra ngoài môi trường.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty sản xuất bao bì giấy công suất 30m3 ngày (Trang 53 - 57)