1.4.3.3. Sự phóng thích hs-TnT ở bệnh nhân hội chứng vành cấp
Trong HCVC, TnT được bài tiết ra từ tế bào cơ tim vào trong hệ thống tuần hoàn, trong một vài giờ đầu tiên sau sự khởi phát tình trạng thiếu máu cơ tim với dạng 2 pha. an đầu là một sự tăng nhẹ TnT sau đ là một sự tăng cao và k o dài với đỉnh nồng độ huyết thanh đạt được tại thời điểm 12 đến 24 giờ. Sự tăng ban đầu nồng độ TnT huyết thanh có thể bắt nguồn từ các TnT trong bào tương của tế bào, còn sự tăng cao và k o dài sau đ là do sự bài tiết của của TnT gắn vào trong các tropomyosin. Mặc dù hiện vẫn đang còn nhiều tranh cãi, những sự bài tiết ban đầu của TnT từ bào tương trong TMCB có thể là do những sự thay đổi về tính thấm của màng tế bào cơ tim, trong khi sự bài tiết của TnT gắn vào trong tropomyosin là do sự ly giải protein và sự hoại tử của tế bào. Thời gian bán thải của TnT trong tuần hoàn là 120 phút [69], [121].
Sự giải phóng của TnT do các thương tổn bệnh lý cơ tim có thể được chia thành 3 nh m cơ chế:
50
15
5 0 1 2 3 4 5 6 7 10 12 13 14 Thời gian khi khởi phát nhồi máu cơ tim cấp (ngày)
Troponin I hoặc T của tim
CK-MB
LDH Myoglobin
- Thương tổn cơ tim tiên phát do TMC cơ tim mô tả về sự bài tiết của TnT sau thương tổn cơ tim gây ra do sự vỡ một mảng xơ vữa ở ĐMV và co thắt ĐMV.
- Thương tổn tế bào cơ tim thứ phát do thiếu máu giúp mô tả về sự TMC cơ tim, với thương tổn tế bào cơ tim mà không do sự vỡ của mảng xơ vữa mà do tăng nhu cầu oxy của cơ tim vượt quá khả năng cung cấp.
- Thương tổn tế bào cơ tim không do thiếu máu là tình trạng phóng thích TnT gây ra do thương tổn trực tiếp tế bào cơ tim, bao gồm các chấn thương, chấn thương xuyên thấu, viêm cơ tim, hoặc độc cơ tim do thuốc hoặc do độc tố.
Đối với TnT thường thì tăng lên khoảng giờ thứ 6 khi có tổn thương cơ tim nhưng đối với hs-TnT thì có thể tăng lên rất sớm, có thể trong 2 - 3 giờ đầu là có thể phát hiện được và đạt nồng độ tối đa trong 6 - 12 giờ [60], [72].