Tuy nhiên vì đối tượng quản trị rất phức tạp nên nhà quản trị cần hình thành và sử dụng những mưu mô nhất định. Phương cách này đặc biệt với 2 loại nhân viên sau:
- Loại “hời hợt”: cần biết “bóc mẽ” loại này đúng lúc, sử dụng tập thể nhóm để chế giễu anh ta khiến anh ta phải cầu cứu đến nhà quản lý.
- Loại “lính mới”: cần tạo cho anh ta ý nghĩ rằng anh ta sắp trở thành người quan trọng được thừa nhận trong nhóm.
=>> Nhà quản trị hãy thường xuyên đặt 3 câu hỏi: Tôi như thế nào? Tôi quan hệ ứng xử như thế nào? Tôi có tác dụng ảnh hưởng như thế nào?
Câu 18: Phân tích vai trò và ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp? Văn hóa
doanh nghiệp có tác động như thế nào tới hành vi tổ chức? Người ta nói: “Văn hóa doanh nghiệp là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hành vi tổ chức”. Hãy bình luận và giải thích?
Vai trò và ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp:
- Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên.
- Văn hoá kinh doanh thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một doanh nghiệp. Nó có tác dụng giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
- Văn hoá doanh nghiệp được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng người và được hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Chính vì vậy được gọi là “bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hoá” của một doanh nghiệp mà mọi người có thể xác định được và thông qua đó có thể nhận ra được quan điểm và triết lý đạo đức của một doanh nghiệp.
Tác động của văn hóa tới hành vi cá nhân trong tổ chức
- Văn hóa doanh nghiệp có tác động nhiều mặt tới hoạt động của doanh nghiệp: định hướng cho phần lớn công việc trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị và quan điểm của họ trong việc điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với điều kiện môi trường doanh nghiệp. Có thể là động lực thúc đẩy cho việc hoạch định và thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhưng cũng có thể lại là yếu tố gây cản trở các hoạt động đó.
- Văn hóa mạnh, rõ ràng sẽ có ảnh hưởng tới hành vi của các thanh viên trong tổ chức lớn hơn so với một nền văn hóa yếu.
Văn hóa mạnh góp phần làm giảm sự luân chuyển lao động. Văn hóa mạnh có tác dụng làm tăng tính nhất quán của hành vi. Văn hóa mạnh sẽ giảm các nguyên tắc và các quy định.
Bình luận về câu: “Văn hóa doanh nghiệp là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hành vi tổ chức”:
Câu nói trên là một câu nói khá đúng tuy nhiên vẫn còn đôi chút thiếu sót. Dựa vào những phân tích ở trên về vai trò – ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp và những tác động của nó tới hành vi cá nhân trong tổ chức, ta có thể thấy được tầm quan trọng, tầm ảnh hưởng to lớn của nó đến hành vi của tổ chức. Tuy nhiên, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là văn hóa doanh nghiệp phải như thế nào thì mứi có thể phát huy được những sức mạnh ấy?
Văn hóa doanh nghiệp cũng như 1 con dao 2 lưỡi, có thể là động lực thúc đẩy cho việc hoạch định và thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhưng cũng có thể lại là yếu tố gây cản trở các hoạt động đó, thậm chí còn bị nhận lại sự phản ứng từ chính những cá nhân của doanh nghiệp đó. Do vậy, điều cốt yếu là DN phải tạo dựng được cho mình một văn hóa lành mành, giúp nhân viên có nhận thức tốt hơn những việc mà họ làm và từ đó có thể dẫn dắt họ làm việc tích cực hơn nhằm đạt được các mục tiêu của DN,
Nếp văn hóa của doanh nghiệp một khi được nhân viên chấp nhận, thì tự nó sẽ có tác dụng kiềm chế và kiểm tra hành vi của họ. Những giá trị và tiêu chuẩn của nếp văn hóa này ngày càng được tuân theo hay nói cách khác là đủ sức biến văn hóa doanh nghiệp trở thành biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hành vi tổ chức.
Câu 19: So sánh Ƣu điểm của phƣơng pháp tính theo mức lãi thô với phƣơng pháp truyền thống?
Quản trị chi phí, kết quả theo
cách phân bổ truyền thống Quản trị chi phí, kết quả theo mƣ́c lãi thô
Công thƣ́c tính
• Kết quả kinh doanh (LN trước thuế):
LN1sp = DT1sp – Z1sp
LN1sp: Lợi nhuâ ̣n 1 sản phẩm DT1sp: Doanh thu 1sản phẩm Z1sp: Giá thành 1 sản phẩm Với: Z1sp = CPtt1sp + CPc1sp
CPtt1sp: Chi phí trực tiếp 1sp CPc1sp: Chi phí chung phân bổ vào 1 sản phẩm.
• Chi phí chung muốn tính được cho 1 sản phẩm phải sử dụng đến 3 chìa khóa phân bổ : K1(Phân bổ theo doanh thu ), K2 (Phân bổ theo chi phí trực tiếp), K3 (Phân bổ theo giờ công).
• Mức lãi thô đơn vi ̣ = Thu nhâ ̣p đơn vi ̣ – CP trực tiếp đơn vi ̣
• Mức lãi thô đơn hàng = Thu nhâ ̣p đơn hàng – CP trực tiếp đơn đă ̣t hàng
• Mức lãi thô thương vu ̣ = Thu nhâ ̣p thương vụ – CP trực tiếp đă ̣t thương vu ̣
• Mức lãi thô tổng quát = Các mức lãi thô các hoạt đô ̣ng
• Mức lãi thô điểm hòa vốn: Tại thời điểm mà nút tổng quát của DN cân bằng với các chi phí C (CP quản lý, CP khấu hao) thì DN không lỗ nhưng cũng ko có lãi. Điểm đó chính là điểm hòa vốn mức lãi thô:
LN = MLTTQ – CPc
• MLT theo giờ = MLT đơn vi ̣ / Giờ sx đơn vị
Nhâ ̣n xét, so sánh ƣu
điểm
- Giá thành và lợi nhuận thu đươ ̣c qua 3 cách phân bổ khác nhau cho kết quả rất khác nhau . Lãnh đạo khó biết lãi đích thực. - Tính toán rất phức tạp , khối lươ ̣ng tính lớn.
- Chi phí gián tiếp mang tính chất cố định nên không cần phải tính toán đến.
- Giá bán không lệ thuộc vào Z trong quan hệ cung – cầu.
- Mứ c lãi thô đơn vi ̣ là cơ sở tính mức lãi thô khác.
- Là chìa khóa mới để xác định lơ ̣i nhuâ ̣n chính xác
- Mỗi sản phẩm đều có mức lãi thô riêng của nó.
- Chìa khóa mức lãi thô không bị ảnh hưởng của bất ký yếu tố nào nên phản ảnh chính xác kết quả hoa ̣t đô ̣ng doanh nghiê ̣p.
- Tính toán đơn giản.
- Lãnh đạo không cần biết cách phân bổ chi phí chung mà chỉ cần biết giá trị trọn gói và tìm biện pháp quản lý , giảm từng yếu tố của nó.