Địa vị cá nhân trong nhóm: là sự phân bậc trong phạm vi 1 nhóm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 32 - 35)

- Có thể đạt được một cách chính thức: do tổ chức quyết định, thông qua các chức vụ nhất định

- Gắn liền với lợi ích: lương cao, quyền quyết định nhiều hơn, lịch trình làm việc dễ chịu hơn

- Có thể đạt được không chính thức nhờ những đặc điểm cá nhân như trình độ giáo dục, tuổi tác, giới, kỷ năng hay kinh nghiệm được những người khác trong nhóm đánh giá cao

- Địa vị không chính thức cũng quan trong như địa vị chính thức ===> Là nhân tố quan trọng trong việc hiểu biết hành vi

Câu 14: Ý nghĩa và nguyên tắc của quản trị nhóm trong doanh nghiệp?

Ý nghĩa của quản trị nhóm trong doanh nghiệp

- Việc tổ chức các nhóm làm việc cho phép thực hiện các so sánh thành tích của nhóm với thành tích của từng thành viên, nhờ đó đưa ra cách đánh giá , tìm ra các nguyên nhân cũng như các giải pháp khắc phục yếu kém.

- Vai trò của quản trị nhóm là phải phát huy hết các lợi thế và hạn chế các tiêu cực của làm việc nhóm.

- Làm việc theo nhóm thường có các lợi thế sau:

 Trong nhóm tiềm năng thông tin và sự sáng tạo được thúc đẩy.

 Nhóm có khả năng tối đa hóa được tiềm năng lãnh đạo, tối thiểu hóa được nhược điểm từng thành viên

 Nhóm đưa ra được nhiều ý tưởng để đáp ứng yêu cầu hoặc đạt mục tiêu đề ra, do đó có nhiều giải pháp để lựa chọn cho mỗi tình huống.

 Nhóm chia sẻ với nhau những thành công và thất bại. Các lựa chọn bị từ chối dễ được mọi người chấp nhận

 Các khúc mắc thường dễ được chia sẻ nhờ các tranh luận

 Nhóm thường có trách nhiệm với mục tiêu đề ra và có thể làm nhiều việc hơn so với một cá nhân.

Nguyên tắc của quản trị nhóm trong doanh nghiệp:

Để nhóm hoạt động có hiệu quả, nhóm trưởng phải thường xuyên điều chỉnh để nhóm đạt được sự phù hợp tốt nhất, để thực hiện được các nhiệm vụ quản trị, nhóm phải thực hiện các nguyên tắc sau:

1. Mục tiêu của nhóm phải được xác định phù hợp với mục tiêu của tổ chức để tránh các xung đột, tăng hứng thú công tác.

2. Tìm cách xáo trộn nhóm nếu thấy cần thiết để nâng cao thành tích bởi vì một nhóm ổn định chưa hẳn đã tốt.

3. Làm việc trên tinh thần hợp tác. Sự hoà hợp tốt hơn là sự cạnh tranh quá đáng giữa các thành viên

4. Cần thực hiện các thay đổi nhỏ khi có căng thẳng xảy ra trong nhóm, không nên phê bình ai trước cả nhóm.

5. Người phụ trách không nên quá cách biệt hoặc quan hệ suồng sã một cách không cần thiết với các thành viên trong nhóm

6. Mong muốn của mỗi thành viên cần được chia sẻ trong toàn nhóm, nhất là thành viên mới thì cần phân công người phù hợp để kèm cặp.

7. Cố gắng tạo ra một sự công bằng trong nhóm.

Câu 15: Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm?Những dấu hiệu cho thấy nhóm bị suy yếu?

Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm: Hình thành => Xung đột => Giai

đoạn bình thường hóa => Giai đoạn hoạt động trôi chảy.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 32 - 35)