Cấp độ có nguy cơ tan rã: thể hiện thông qua các hiện tượng:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 39)

 Phần lớn thành viên trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ.  Nhóm thiếu động lực, thiếu tính năng động để phát triển.  Trong nhóm tồn tại quá nhiều quan điểm cá nhân đối lập.

 Trưởng nhóm mắc lỗi lớn, mất uy tín, gây sự phản ứng của các thành viên trong nhóm.

 Sự hách dịch, duy trì một khoảng khác biệt quá lớn giữa trưởng nhóm và các thành viên.

Câu 16: Nếu bạn là nhà quản trị, để phát huy tác dụng của nhóm trong điều hành

doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì?

Quản trị nhóm được hiểu là việc tác động vào từng thành viên trong nhóm để mang lại thành tích tốt nhất trong nhóm.

Vì vậy, theo em, nếu là nhà quản trị thì để phát huy tác dụng của nhóm trong điều hành doanh nghiệp cần phải thường xuyên điều chỉnh để nhóm đạt được sự phù hợp tốt nhất. Chẳng hạn như việc thay đổi nhiệm vụ của nhóm, giải quyết các sự cố xảy ra, thay đổi quy mô nhóm, thay đổi thứ bậc và trật tự trong nhóm cũng như cải thiện các quan hệ với các nhóm khác trong tổ chức... Nhà quản trị có thể thực hiện điều đó qua các biện pháp sau:

- Phân tích và nêu rõ ra những nội dung công việc, mục tiêu, mục đích, tầm quan trọng và trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm để các thành viên trong nhóm hiểu rõ.

- Phân công công việc rõ ràng và đưa ra yêu cầu về thành quả, dựa trên khả năng của các thành viên trong nhóm.

- Hướng cả nhóm làm việc trên tinh thần hợp tác hơn là cố tình tạo ra sự cạnh tranh quá đáng giữa các thành viên

- Thực hiện các thay đổi nhỏ khi có căng thẳng xảy ra trong nhóm. Không phê bình gay gắt ai trước cả nhóm, tích cực khen ngợi những thành viên có thành tích vượt trội trước cả nhóm.

- Không tỏ ra quá cách biệt nhưng cũng không quan hệ suồng sã một cách không cần thiết với các thành viên trong nhóm.

- Chia sẻ mong muốn của mỗi thành viên cho toàn nhóm đều được biết, nhất là đối với những thành viên mới thì bố trí phân công người phù hợp để kèm cặp.

- Cố gắng tạo ra một sự công bằng trong nhóm, khen thưởng phân minh. - Không cố gắng gây áp lực đối với nhóm bằng sức ép quyền lực.

- Tìm cách xáo trộn nhóm nếu thấy cần thiết để nâng cao thành tích bởi vì một nhóm ổn định chưa hẳn đã tốt.

Là 1 nhà quản trị toàn tâm toàn ý với nhóm (người phụ trách nhóm), không nên đề ra những yêu cều quá cao hoặc quá thấp, loại bỏ mọi sự thiên lệch. Mặt khác, người phụ trách còn nên là người có khả năng chống lại các mặt xấu như thói vị kỷ, bè phái,

chống đối; tự mình phải phấn đấu trở thành tấm gương mẫu mực để các thành viên trong nhóm noi theo.

Câu 17: Các phƣơng cách quản trị đối với nhân viên của nhà quản trị?

Một tổ chức bao gồm nhiều nhóm nhưng cần thiết phải duy trì sự quản trị theo những phương cách phù hợp. Mỗi phương cách lại có tác dụng phù hợp với những loại nhân viên nhất định

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)