Kích thích người lao động:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 31)

- Kích thích vật chất

 Sử dụng tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động. Tiền lương phải được trả thỏa đáng so với sự đóng góp của người lao động và phải đảm bảo công bằng.

 Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc, áp dụng các hình thức trả lương khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, chia lợi nhuận,... để tăng cường nỗ lực và nâng cao thành tích của người lao động.

- Kích thích tinh thần

 Nâng cao chất lượng trong thời gian làm việc của người lao động, đảm bảo để họ: Được quan tâm, đối xử bình đẳng; Có cơ hội như nhau trong phát triển nghề nghiệp; Được tham gia tích cực vào các quyết định có liên quan đến cá nhân; Được

ghi nhận và thưởng khi có thành tích; Có môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, Được trả lương tương xứng, công bằng.

 Sử dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, tạo cơ hội được đào tạo, học tập và phát triển.

Câu 13: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong nhóm (hành vi

nhóm)?

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi cá nhân trong nhóm 1. Vai trò của cá nhân trong nhóm

- Mỗi người có nhiều vai trò

- Hành vi của con người thay đổi theo vai trò của họ trong nhóm

- Khả năng chuyển đổi vai trò một cách nhanh chóng khi nhận thấy tình huống và nhu cầu cần phải có những thay đổi.

- Sự xung đột về vai trò khi việc tuân thủ một yêu cầu về vai trò này lại xung đột với một yêu cầu của vai trò khác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)