Nghiên cứu về phân bón nhả chậm cho ngơ trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự di động đạm của các loại phân viên nhả chậm và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô trồng trên đất đỏ vàng lào cai (Trang 32 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Nghiên cứu bón phân cho ngơ trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.3. Nghiên cứu về phân bón nhả chậm cho ngơ trên thế giới và Việt Nam

2.2.3.1. Một số nghiên cứu về phân bón nhả chậm cho ngơ trên thế giới

Ở thành phố Longkou, tỉnh Shandong bón phân viên nhả chậm (CRF) bọc polime cho ngô làm tăng năng suất ngô so với đối chứng từ 36,2 đến 46,6% và hệ số sử dụng phân bón (FUE) tăng từ 12,5 đến 25,2% (Liu et al., 2002; Yan et al., 2008).

Trong nghiên cứu của Jingyan et al. (2010) phân bón nhả chậm N (ure Ca- Mg-P-tráng, ure bọc polymer, ure bọc lưu huỳnh, urea-formaldehyde và ức chế sinh hóa N (ure với dicyandiamide và hydroquinone) đã được sử dụng cho cây ngô ở Trung Quốc. So với ure thương mại, khi bón ure-formaldehyde cho cây ngơ giảm 15 - 26% lượng khí thải N2O tương ứng, và bón chất ức chế N (ure với dicyandiamide và hydroquinone) cho cây ngô đã giảm 33 - 63% lượng khí thải N2O. Như vậy việc sử dụng phân nhả chậm hay chất ức chế N có tiềm năng lớn để giảm lượng khí thải N2O gây ô nhiễm môi trường.

Theo Reza et al. (2011) khi đánh giá hiệu quả của phân bón viên được sản xuất bằng cách trộn ure với phân chuồng khô với lượng 184 + 600 kg/ha phân bón cho thấy ngơ có trọng lượng 100 hạt cao nhất, năng suất sinh vật học, năng

suất hạt đạt tối đa và hàm lượng Protein hạt cao nhất trên mỗi ha. Như vậy việc sử dụng phân bón viên cho ngơ đạt kết quả cao hơn so với bón phân rời.

Để xác định ảnh hưởng của phân ure có bọc và khơng bọc nutrisphere (một loại vật liệu polime) đã cho thấy năng suất ngô hạt tăng 18,3% và lượng đạm trong hạt cao nhất khi bón ure bọc (ure nhả chậm) ở lượng bón là 180 và 270 kg N/ha vào vụ mùa mưa và vụ xuân. (Wiatrak and Walter, 2014).

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Abou-Zied et al. (2014) cho thấy khi sử dụng 3 loại phân bón nhả chậm bao gồm: ure tráng lưu huỳnh (SCU), urê tráng phosphogypsum (PGCU) và urê tráng bentonite (BCU) so sánh với urê không tráng (U), áp dụng ở mức 80, 100 và 120 kg N /ha làm tăng đáng kể chiều cao cây, trọng lượng 100 hạt và năng suất cá thể của cây ngô. Tất cả công thức sử dụng urê tráng tăng năng suất 4 - 10%. Do đó, sử dụng phân nhả chậm tiết kiệm nguồn N thêm vào cho cây từ đó giảm chi phí sản xuất.

Guan et al. (2014) đã nghiên cứu phân bón tráng attapulgite (ACF) chia

làm 3 lớp có chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau, mỗi lớp của viên phân được phủ attapulgite đáp ứng theo nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô ở từng giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng và phát triển tại vùng khí hậu bán khơ hạn của Trung Quốc cho thấy lượng bón 139 N kg/ha và 39 P kg/ha với lớp phủ chiếm 30% trọng lượng thì năng suất của cây ngơ tăng trưởng từ 15,1 – 18,4% so với đối chứng (bón phân hóa học cùng lượng).

Để nâng cao hiệu quả của phân hóa học đối với các đặc điểm sinh lý, năng suất và chất lượng cây ngô, Dong et al. (2016) đã sử dụng phân bón nhả chậm

(tráng bằng tro bay và viên phân có NPK: 15-5.55 - 12.4) kết hợp với chất ức chế nitrat với tỷ lệ lần lượt là 1%, 2%, 4%. Kết quả cho thấy so với đối chứng (không tráng) 3 loại phân bón giữ được ammonium nitrogen NH4+

- N và nitrate nitrogen (NO3- - N) cao hơn. Các chỉ số sinh lý của cây ngô như hàm lượng diệp lục, tốc độ quang hợp tăng đáng kể, năng suất 11.20% so với đối chứng.

Li et al. (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân urê được kiểm sốt

(CRU) tới năng suất ngơ và hiệu suất sử dụng niơ trong các điều kiện nước khác nhau cho thấy: Khi độ ẩm đất 35% ± 5% thì chất khơ tích lũy và năng suất thấp nhất, vật chất khô và năng suất cao nhất khi cây được bón mức 315kg/ha ở độ ẩm duy trì ở 55% ± 5%.

Theo Jiao et al. (2018) nghiên cứu cho thấy lớp phủ của phân bón cải

thiện với mơi trường (EFF) có thể ngăn chặn sự phơi nhiễm urê trong nước và đất, do đó làm giảm tốc độ thủy phân urê, giảm nitơ oxit (NOx) và dinitrogen (N2) phát thải. EFF có thể làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Hydrogel/superabsorbent tráng EFF có thể đệm độ chua của đất hoặc kiềm dẫn đến pH tối ưu cho cây trồng, hydrogel/superabsorbent tráng EFFs có thể cải thiện khả năng giữ nước và khả năng giữ nước của đất. Như vậy EFF đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dinh dưỡng và giảm ô nhiễm môi trường.

Wushuai et al. (2019) đã chỉ ra rằng sử dụng CRU (controlled release urea) làm năng suất ngô tăng lên 5,3%, giảm 23,8% N2O, 39,4% NH3 ra ngồi mơi trường so với sử dụng ure (cùng tỷ lệ).

2.2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón nhả chậm cho ngơ ở Việt Nam

Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Tất Cảnh (2009) khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân viên nén kết hợp với chế phẩm phân bón lá Komix đến sinh trưởng và năng suất giống ngô LVN4 kết quả cho thấy: bón phân viên nén cho hiệu quả kinh tế cao hơn 33,4%, bón phân viên nén kết hợp với phun chế phẩm Komix cho hiệu quả kinh tế cao hơn 36,9% so với bón vãi phân ure.

Trần Thị Thiêm và cs. (2010) cho thấy khi bón phân viên ở mức 120N + 90 K2O + Nấm đối kháng Trichoderma Viride cho năng suất cao nhất, tiết kiệm được 14,29% - 36,84% lượng đạm so với lượng đã khuyến cáo 140N - 190N.

Bùi Thanh Hương và Lưu Cẩm Lộc (2010) đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng nhả chậm, giữ ẩm từ than bùn đối với cây rau và cây lương thực, kết quả nghiên cứu đạt được chỉ ra rằng hai loại phân hữu cơ khống nhả chậm có thành phần khống N-P-K 10-10-5 và 10-5-10 (gọi tên là VH-02, VH-03) cho năng suất ngô cao nhất tăng từ 10,4 – 16,1%. Bên cạnh hiệu quả tăng năng suất cây trồng, phân hữu cơ khống từ than bùn cịn góp phần cải tạo đất, hàm lượng mùn sau thu hoạch tăng, hàm lượng khống lưu giữ cao làm giảm ơ nhiễm mơi trường do đất trồng bị rửa trơi khống, có hiệu ứng tích hợp cho mùa sau giúp tiết kiệm phân bón.

Nguyễn Văn Phú và cs. (2012) chỉ ra rằng sử dụng phân đạm chậm tan với lượng bón 90 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha cho giống ngô LVN4 sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần 12,17 triệu đồng/ha).

Theo Phạm Đức Ngà và cs. (2012) cho thấy trên đất cát phân viên nén hữu cơ khống chậm tan với mức bón 143 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O /ha trên nền phân lót 8 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ngô cao nhất (40, 60 tạ/ha).

Trần Đức Thiện và cs. (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm dạng nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô C919. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng phân đạm dạng viên nén đã có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất ngơ. Với mức bón 120N - 210N năng suất ngô đạt được dao động từ 70,46 tạ/ha đến 78,13 tạ/ha; tăng hơn so với bón đạm urê từ 16,9 - 21,7%. Bón phân viên nén đã làm tăng hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của giống ngô C919 hơn so với phương pháp bón vãi thơng thường.

Việc sử dụng phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm giúp làm giảm lượng phân bón, tiết kiệm nước tưới và tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho việc canh tác cây ngô tại Tây Nguyên kết quả đạt được bón 100% của nền (170 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O /ha/ vụ) bằng ure chậm tan, lân nung chảy và K2SO4 thì giúp năng suất tăng 22,02% so với đối chứng và giúp nông dân tăng thêm thu nhập 2.325.000 đồng/ha/vụ (Nguyễn Thu Phương và cs., 2014).

Nhận xét

Cũng như các cây trồng khác cây ngô chủ yếu phải lấy các chất dinh dưỡng từ đất để duy trì các hoạt động sống và tạo năng suất nếu không cung cấp dinh dưỡng kịp thời ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nghiên cứu về phân bón với cây ngơ trên thế giới và Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định như xác định được liều lượng phân bón phù hợp với từng loại giống ngơ và trên một số loại đất khác nhau, bước đầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén bón cho ngơ đã mang lại hiệu quả tích cực, vừa cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây, vừa giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác ngô. Do vậy việc nghiên cứu xác định thêm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho ngơ là một vấn đề cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự di động đạm của các loại phân viên nhả chậm và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô trồng trên đất đỏ vàng lào cai (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)