Tính chất đất vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự di động đạm của các loại phân viên nhả chậm và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô trồng trên đất đỏ vàng lào cai (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất ngô tại huyện Bát Xát, Lào Cai

4.1.5. Tính chất đất vùng nghiên cứu

Theo kết quả phân tích một số tính chất lý, hố học cơ bản của phẫu diện đất nghiên cứu (bảng 4.8): đất nghiên cứu chua (pHKCl = 4,84), OC thấp 1,33%, đạm tổng số 0,12%, lân tổng số 0,15%, kali tổng số 0,90%, kali dễ tiêu 8,37 mg/100g, dung tích hấp thu của đất CEC 10,2. Như vậy đất thí nghiệm thuộc loại đất có độ phì trung bình và đất có thành phần cơ giới đất thịt pha cát nhẹ.

Bảng 4.8. Một số tính chất lý, hóa học của đất vùng nghiên cứu

Độ sâu tầng đất pHH2O pHKCl OC N P2O5 K2O P2O5 K2O

% mg/100g 0-20cm 5,84 4,84 1,33 0,12 0,15 0,90 3,02 8,37 20-50cm 5,75 5,19 0,61 0,06 0,13 0,81 2,97 8,34 50-120cm 5,75 5,07 0,50 0,05 0,13 0,99 3,01 7,20 Độ sâu tầng đất Ca Mg Na K Al3+ CEC TPCG (%) ldl/100g Sét limon cát 0-20cm 2,51 1,24 0,07 0,08 0,05 10,2 22,3 40,2 37,5 20-50cm 1,94 1,17 0,09 0,07 0,05 10,2 38,0 36,8 25,2 50-120cm 1,43 0,81 0,06 0,04 0,09 9,8 33,8 34,2 32,0

Hình 4.1. Phẫu diện đất trồng ngơ tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Ðịa điểm đào phẫu diện đất: Xã Quang Kim, huyện Bát Xát. 22o 29’ 55’ B, 103o 54’ 11’ Đ.

Độ sâu tầng đất 0 - 20 cm: màu nâu vàng; cát pha; hơi chặt; nhiều rễ cây; rời rạc; chuyển lớp rõ về màu sắc.

Độ sâu tầng đất 20 - 50 cm: màu nâu vàng; cát pha; ẩm; chặt; hạt thạch anh nhỏ (khoảng 20 %); cịn ít rễ cây; chuyển lớp từ từ về màu sắc.

Độ sâu tầng đất 50 - 120 cm: màu nâu vàng tươi; cát pha limon; ẩm; chặt; hạt thạch anh nhỏ 30 - 50 %; cấu trúc rời rạc; cịn ít rễ cây.

Một số nhận xét đƣợc rút ra từ kết quả điều tra hiện trạng sản xuất ngô tại Bát Xát Lào Cai

Qua kết quả điều tra cho thấy hiện nay trên 90% người dân trồng ngô tại huyện Bát Xát đã thay thế giống ngô địa phương bằng giống ngô lai nhằm tăng năng suất ngơ trong q trình canh tác. Tuy nhiên năng suất của ngơ cịn thấp mới đạt 36,94 tạ/ha năm 2016.

Giống ngô trồng chủ yếu là giống ngô lai NK66, thường trồng vào tháng 3 đến tháng 4, phân bón cho ngơ chủ yếu là NPK 5:10:3, trong đó 100% số hộ bón lót, 28% - 57% số hộ sử dụng phân đạm, kali, phân hỗn hợp NPK 5:10:3 để bón thúc lúc cây được 5 - 7 lá, lượng bón theo khả năng của gia đình, số hộ cịn lại khơng bón phân, họ cho rằng cây ngơ hút dinh dưỡng có sẵn trong đất.

Để thu được năng suất ngô cao từ 41 tạ/ha trở lên, người dẫn đã bón tổng lượng phân bón N, P, K bón là 281,3 kg/ha, tổng lượng phân tương ứng với khuyến cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn bón cho ngơ NK66 là 280 kg/ha nhưng năng suất ngô người dân thu được thấp. Do vậy, cần phải sử dụng loại phân viên nhả chậm và xác định kỹ thuật bón phù hợp, cân đối dinh dưỡng, tiết kiệm lao động, hiệu quả cao trên vùng đất vàng đỏ, không chủ động tưới tại Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự di động đạm của các loại phân viên nhả chậm và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô trồng trên đất đỏ vàng lào cai (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)