Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình thử nghiệm
Để áp dụng rộng rãi việc bón phân viên nhả chậm vào sản xuất đại trà cần phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình trong điều kiện cụ thể, qua đó giúp người dân lựa chọn được loại phân và phương pháp bón phân phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
Bảng 4.35. Hiệu quả kinh tế mơ hình sử dụng phân viên nhả chậm bón cho giống ngơ NK66 tại Quang Kim, Bát Xát
` Đơn vị: triệu đồng/ha
Mơ hình Chi phí sản xuất Tổng thu Lãi thuần
Đối chứng 28,3 38,4 10,06
Quy trình 24,8 44,2 19,41
Về chi phí sản xuất: Mơ hình bón phân theo quy trình có chi phí đầu vào thấp hơn mơ hình bón phân theo đối chứng là 3,5 triệu/ha.
Về tổng thu: Năng suất mơ hình bón phân theo quy trình cao hơn mà đầu tư lại thấp hơn dẫn đến tổng thu của mơ hình bón phân theo quy trình cao hơn mơ hình đối chứng là 5,8 triệu/ha (tăng 15,1% so với mơ hình đối chứng).
Về lãi thuần: Kết quả sản xuất của mơ hình cho thấy trên đất đỏ vàng của Lào Cai sử dụng phân viên nhả chậm với lượng 110 kg N + 24 kg P2O5 + 57 kg K2O/ha và bón lót bổ sung 36 kg P2O5/ha đã làm tăng năng suất ngô 9,29 tạ/ha; tăng hiệu quả kinh tế 9,35 triệu/ha so với sản xuất ngô theo quy trình thơng thường.
Như vậy mơ hình áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân viên nhả chậm (110 kg N + 24 kg P2O5 + 57 kg K2O/ha và bón lót bổ sung 36 kg P2O5/ha) cho thấy năng suất và lợi nhuận cao hơn cách bón phân thơng thường (160 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha). Phương pháp bón lại đơn giản, ít tốn cơng. Do vậy, chúng tơi đề xuất quy trình bón phân viên nhả chậm cho cây ngơ trên đất đỏ vàng của Lào Cai.