Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Thực trạng sản xuất ngô tại huyện Bát Xát, Lào Cai
4.1.3. Thực trạng kỹ thuật canh tác ngô tại Bát Xát
Tại Bát Xát ngô được trồng chủ yếu trên đồi và các sườn dốc, không chủ động nước, chủ yếu nhờ nước trời. Đây cũng là vùng chủ yếu người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế và khâu vận chuyển phân bón cịn khó khăn, do vậy việc đầu tư thâm canh ngơ cịn hạn chế.
Theo báo cáo Phịng Nơng nghiệp huyện Bát Xát (2014) cho thấy người dân tại vùng trồng ngô đã thay thế giống ngô địa phương bằng giống ngô lai năng suất cao, cơ cấu giống được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Cơ cấu giống ngô lai chủ yếu vụ Xuân năm 2010-2013 tại Bát Xát
Năm
NK66 Bioseed 9698 C919 AG59 Giống khác
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) 2010 572,0 35,2 232,0 32,2 403,5 32,5 - 228,0 30,1 2011 767,5 36,3 473,7 33,5 567,4 33,1 - 420,6 30,8 2012 972,2 37,2 634,9 34,4 656,0 33,8 226,0 30,2 598,5 31,2 2013 751,1 37,4 734,6 34,8 554,2 34,0 171,7 31,4 512,3 31,7
Qua bảng 4.3. cho thấy diện tích giống ngơ lai NK66 người dân sử dụng là nhiều hơn các giống ngô lai phổ biến được sử dụng tại địa phương. Năm 2012 diện tích đạt cao nhất 972,2 ha. Năng suất giống NK66 đạt từ 35,2 tạ/ha - 37,4 tạ/ha đạt cao hơn so với các giống ngô lai Bioseed 9698, C919, AG59. Trong quá trình trồng cho thấy ngơ NK66 có khả năng thích ứng từ vùng đất bãi đến đất đồi núi khô hạn, tỷ lệ nảy mầm của giống NK66 đạt trên 90%, cây sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh khá. Khi thu hoạch thân và bộ lá vẫn giữa được màu xanh, có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu, bị. Do vậy ngơ NK66 được người dân lựa chọn trồng nhiều hơn các giống ngô lai khác. Với lợi thế vượt trội về năng suất của giống ngô lai nên người dân đã thay thế giống ngô địa phương bằng giống ngô lai, loại giống chủ yếu các hộ sử dụng là giống ngô lai đơn như: NK66, Bioseed 9698, C919, AG59…
Bảng 4.4. Hiện trạng canh tác ngô tại Bát Xát
TT Chỉ tiêu Hiện trạng
1 Thời vụ gieo trồng Vụ xuân (tháng 3 - 4)
2 Loại giống sử dụng Ngô lai
Tỉ lệ sử dụng (%) > 90%
Nguồn cung cấp giống Mua giống tại trung tâm giống nông nghiệp Lào Cai
Lượng hạt giống gieo (kg/ha) 20-25
3 Phương thức gieo 100 % gieo theo hàng
4 Mật độ 5,9 vạn cây/ha
5 Khoảng cách Hàng cách hàng 75cm, cây cách cây 25cm 6 Loại phân bón sử dụng - Phân hỗn hơp NPK 5:10:3
- Phân ure, super lân, Kaliclorua 7 Thời điểm bón phân
- Bón lót phân NPK Trước khi gieo hạt (100% số hộ điều tra) - Bón thúc phân đạm và kalicorua
- Bón thúc phân NPK - Vị trí bón
Khi cây được 5-7 lá (28% số hộ điều tra) Khi cây được 5-7 lá (57% số hộ điều tra) Bón lót độ sâu 5-10cm, bón thúc cách gốc ngơ 5-10cm.
8 Tỷ lệ sử dụng thuốc trừ cỏ trước khi gieo hạt (% số hộ)
100%
9 Sâu hại chủ yếu Sâu xám, sâu đục thân, rệp 10 Biện pháp phòng trừ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
11 Thu hoạch Khi bắp chín hồn tồn
Về kỹ thuật làm đất và phương thức gieo trồng 100% số hộ dân tại vùng Bát Xát đã áp dụng phương pháp làm đất thủ công cày bừa dựa vào sức kéo của gia súc. Đất được phun thuốc trừ cỏ sau đó cày 1 lượt và rạch hàng để trồng ngô. 100% số hộ dân gieo theo hàng vừa nhanh và đỡ tốn công khi gieo hạt, khoảng cách trồng từ 25 - 75cm, gieo 2 hạt/ hốc và giữ nguyên cây số cây/ hốc đến khi thu hoạch ngô. Đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất của ngô do các lá cây bị che khuất lẫn nhau làm cho cây quang hợp kém, dinh dưỡng bị canh tranh dẫn đến thiếu dinh dưỡng do vậy ảnh hưởng đến năng suất của ngơ.
Phân bón sử dụng: tất cả các hộ trồng ngô trên địa bàn huyện đều sử dụng phân hóa học, khơng hộ dân nào sử dụng phân chuồng do lượng phân chuồng khơng nhiều chủ yếu để bón cho lúa, mặt khác ngô trồng chủ yếu trên đồi nên phần nào khó khăn trong khâu vận chuyển. Kết quả bảng 4.4 cho thấy, 100% hộ đang sử dụng phân NPK 5:10:3 để bón lót, 28% - 57% số hộ sử dụng phân đạm,
kali, phân hỗn hợp NPK để bón thúc lúc cây được 5 - 7 lá, số hộ cịn lại khơng bón phân do họ cho rằng cây ngơ hút dinh dưỡng có sẵn trong đất. Qua điều tra cho thấy các hộ dân bón phân chưa theo quy trình, mới chỉ tập trung vào lót phân hỗ hợp NPK, phân đạm và kali trong giai đoạn đầu của cây, đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô chưa cao.
Các kỹ thuật canh tác khác: 100% số hộ dân tại Bát Xát trồng ngô không áp dụng biện pháp tưới tiêu ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây mà hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện nước trời. Do vị trí canh tác của ngô chủ yếu trên đất đồi khó khăn trong việc dẫn nước để tưới cho ngô. 100% hộ dân sử dụng thuốc diệt cỏ để làm sạch cỏ trước khi trồng. Trên cây ngô thường xuất hiện sâu xám, sâu đục thân, rệp, 100 các hộ đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh từ đó làm tăng chi phí sản xuất.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức (SWOT) đối với sản xuất ngô tại Bát Xát được trình bày tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Phân tích SWOT thực trạng sản xuất ngơ tại Bát Xát, Lào Cai Điểm mạnh (S)
- Là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương; - Có thể sinh trưởng và thích ứng trên nhiều loại đất, đất dốc nghèo dinh dưỡng;
- Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống trồng cây ngô trên loại đất dốc;
- Người dân được hướng dẫn về khoa học kỹ thuật;
- Canh tác đơn giản, chi phí đầu tư thấp.
Điểm yếu (W)
- Canh tác ngô trên vùng đất đỏ vàng hoàn toàn dựa vào nguồn nước trời;
- Đất đỏ vàng nghèo chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng khoáng;
- Sử dụng phân bón chưa đúng theo quy trình;
- Cây ngô dễ bị sâu bệnh gây hại nhất là sâu đục thân và rệp;
- Chưa có sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngô;
- Nông dân thiếu vốn trong sản xuất.
Cơ hội (O)
- Tiềm năng thị trường tiêu thụ ngô lớn, diện tích và sản lượng chưa đáp ứng đủ, có người thu mua ngay tại địa phương;
- Thích ứng với với điều kiện khí hậu của địa phương;
- Bộ giống ngô của Việt Nam trong những gần đây khá phong phú, có năng suất cao được giới thiệu và phát triển trong sản xuất;
- Địa phương chú trọng phát triển cây ngô trong nông nghiệp;
- Giao thông thuận tiện, thương mại thuận tiện.
Thách thức (T)
- Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khó lường trước được;
- Giá vật tư nơng nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động) ngày càng tăng;
- Chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khơng đảm bảo;
- Hiệu quả sử dụng phân bón khơng cao; - Đất canh tác ngày càng nghèo dinh dưỡng - Sâu bệnh gây hại nhiều.