Tình hình sử dụng phân bón các hộ điều tra tại Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự di động đạm của các loại phân viên nhả chậm và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô trồng trên đất đỏ vàng lào cai (Trang 76 - 78)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất ngô tại huyện Bát Xát, Lào Cai

4.1.4. Tình hình sử dụng phân bón các hộ điều tra tại Bát Xát

Để đưa ra được lượng phân bón phù hợp cho ngô NK66 trên đất đỏ vàng Lào Cai chúng tơi tiến hành điều tra tình hình sử dụng phân bón bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua 90 hộ nông dân ở 3 xã Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược của huyện Bát Xát, Lào Cai. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón của các hộ nơng dân, năng suất ngơ hạt được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng phân bón cho ngô năm 2013 tại Bát Xát Mức năng suất ngô (tạ/ha) Số hộ Tỷ lệ so với tổng số hộ điều tra (%) Lƣợng phân trung bình (kg/ha) Tổng lƣợng N, P, K (kg/ha) N P2O5 K2O < 35 8 8,89 91,3 50,8 21,1 163,2 35 - 40 18 20,00 131,4 84,7 46,8 262,9 41 - 45 43 47,78 161,5 71,5 48,3 281,3 46 - 50 21 23,33 178,7 72,2 59,6 310,5 TB 140,7 69,8 44,0 254,5

Qua kết quả điều tra cho thấy, tổng lượng N, P, K người dân bón tăng dần từ 163,2 kg/ha đến 310,5 kg/ha tương ứng với năng suất ngô từ < 35 tạ/ha đến 50 tạ/ha. Trong đó số hộ trồng ngơ đã bón một lượng phân bón với tổng lượng N, P, K bón là 281,3 kg/ha, ứng với 161,5 kg N + 71,5 kg P2O5 + 48,3 kg K2O /ha là nhiều nhất chiếm 47,78%. So với quy trình khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 160 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O /ha thì lượng phân người dân bón là chưa cân đối, đặc biệt lượng kali cịn thấp. Trong q trình canh tác phân đơn phải bón phân nhiều lần, tốn cơng lao động, lượng bón chưa cân đối nên hiệu quả của phân bón chưa cao, do lúc cây cần lượng dinh dưỡng vào giai đoạn quan trọng thì một lượng lớn phân bón bị mất đi do rửa trơi, bay hơi, thấm sâu vào trong đất, làm giảm độ màu mỡ của đất, nước ngầm bị ô nhiễm đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người (Cameron et al., 2013).

Do vậy, cần lựa chọn loại phân viên nhả chậm để tăng hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất ngơ, giảm động lao động, mang loại hiệu quả kinh tế nhưng vẫn cung cấp được lượng phân cân đối cho cây. Lựa chọn loại phân viên nhả chậm theo công nghệ sản xuất khối lượng 1 viên phân là 4,2 g (23% N; 5% P2O5; 12% K2O) của Công ty cổ phần Công nghệ xanh Nông nghiệp 1 được cho là phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ngô tại Bát Xát, Lào Cai.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng Thơng qua q trình khảo sát cho thấy một số yếu tố hạn chế hiệu quả sử dụng phân bón cho ngơ trên vùng đất đỏ vàng của Lào Cai được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Một số yếu tố hạn chế hiệu quả sử dụng phân bón cho ngơ trên vùng đất đỏ vàng tại Lào Cai

Yếu tố hạn chế Mức độ quan trọng Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1

Giá thành phân bón tăng x

Phải bón phân nhiều lần x

Bón phân khơng cân đối, lượng phân bón

chưa theo quy trình x

Đất canh tác nghèo dinh dưỡng, khả năng

giữ nước và giữ phân kém x

Nông dân thiếu vốn đầu tư sản xuất x

Ghi chú: Mức độ quan trọng của tất cả các tiêu chí được đánh giá theo thang điểm 1-5. Điểm 1- Hồn tồn khơng quan trọng. 2- Ít quan trọng. 3 – Khá quan trọng. 4- Quan trọng. 5 Rất quan trọng

Các yếu tố bón phân nhiều lần, bón khơng đúng quy trình, Đất canh tác nghèo dinh dưỡng khả năng giữ nước và giữ phân kém là những yếu tố quan trọng nhất hạn chế đến hiệu quả của phân bón đối với trồng ngơ tại Lào Cai. Cụ thể:

Bón phân nhiều lần. Theo quy trình bón phân cho ngơ phải bón 3 lần (bón lót và bón thúc) nơng dân cho rằng tốn cơng nên gần như khơng áp dụng, thơng thường chỉ bón 2 lần (1 lần bón thúc và 1 lần bón lót). Như vậy lượng phân cung cấp cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là chưa đầy đủ và kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất của ngơ.

Bón phân khơng cân đối, lượng phân bón chưa theo quy trình: Để thu được năng suất cao, người nơng dân đã đầu tư phân bón. Tuy nhiên, người nơng dân chủ yếu chú trọng tăng lượng đạm bón nhưng lượng phân bón cây sử dụng đạt khoảng 70 - 80%, trong khi lượng kali bón ít (bảng 4.6). Đối với cây ngô kali được coi là nguyên tố quan trọng thứ hai sau đạm. Khi thiếu kali bắp ngô nhỏ, cây dễ bị đổ, mép lá ngô bị vàng, hạt dễ bong khỏi lõi ảnh hưởng rõ đến năng

suất của ngơ nhưng lượng phân này lại được bón ít nhất dẫn đến năng suất ngơ chưa cao mặc dù được đầu tư lượng đạm lớn.

Đất canh tác nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ phân kém: Do địa hình dốc, canh tác ngơ của nơng dân tại đây chủ yếu theo hình thức độc canh, dựa vào điều kiện tự nhiên và dinh dưỡng có sẵn trong đất nên đất bị mất dinh dưỡng do xói mịn, rửa trơi, phân bón cung cấp trả lại cho đất ít, các chất dinh dưỡng như mùn, dinh dưỡng khoáng đều ở mức thấp.

Yếu tố khác: ngoài các yếu tố nêu trên khó khăn chung của người dân tại Bát Xát là thiếu vốn đầu tư sản xuất, giá thành phân bón ngày càng tăng nên bón phân đúng quy trình, đủ lượng là khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự di động đạm của các loại phân viên nhả chậm và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô trồng trên đất đỏ vàng lào cai (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)