IV. Luật Việt Nam về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
2. So sánh Luật Hàng hải Việt Nam với Quy tắc Hague-Visby, Hamburg và Rotterdam
và Rotterdam
Mục tiêu chính của báo cáo này là làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ luật
Hàng hải Việt Nam 2005 với Quy tắc Hague-Visby, Hamburg và Rotterdam, từ đó nêu rõ
những thay đổi trong hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam (những quy định nào phải sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện) khi Việt Nam tham gia các Công ước quốc tế về hàng hải tương ứng.
SO SÁNH:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
Phạm vi áp dụng gồm có phạm vi về mặt khơng gian và phạm vi về mặt đối tượng.
1. Phạm vi địa lý
- Quy tắc Hague-Visby (Điều 10)
Quy tắc áp dụng cho mọi vận đơn liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa giữa các cảng ở hai nước khác nhau, nếu:
(a) Vận đơn được phát hành tại một nước tham gia Quy tắc; hoặc (b) Hàng hóa được vận chuyển từ một nước tham gia Quy tắc; hoặc
(c) Vận đơn quy định rõ áp dụng Quy tắc này.
- Quy tắc Hamburg (Điều 2)
Quy tắc áp dụng cho mọi hợp đồng chuyên chở bằng đường biển giữa hai nước, nếu:
(a) cảng bốc hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước; hoặc
(b) cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ởmột nước tham
gia Công ước; hoặc
(c) một trong các cảng dỡ hàng lựa chọn, quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, là cảng dỡ hàng thực thế và cảng đó nằm ở một nước tham gia Công ước; hoặc
(d) vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển được phát hành tại một nước tham gia Công ước; hoặc
(e) vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển quy định rằng những điều khoản của Công ước này hoặc luật lệ của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước này là luật điều chỉnh hợp đồng (tức là vận đơn quy định Quy tắc này sẽ được áp dụng).
- Quy tắc Rotterdam (Article 5)
Công ước áp dụng cho hợp đồngchuyên chở hàng hóa mà nơi nhận hàng và nơi giao hàng nằm ở những nước khác nhau, cảng nhận hàng và cảng dỡ hàng cũng nằm ở những nước khác nhau,
với điều kiện một trong các địa điểm sau phải nằm trong một nước tham gia Công ước: (a) nơi nhận hàng;
(b) cảng xếp hàng; (c) nơi giao hàng; hoặc
(d) cảng dỡ hàng.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005:
Từ các quy định tại điều 2, điều 3, điều 4 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Bộ luật này áp dụng
(a) Hợp đồng được thực hiện hồn tồn tại Việt Nam
(b) Nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng là tại lãnh thổ Việt Nam.
(c) Các bên thỏa thuận áp dụng Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
Nhận xét: Như vậy, các quy tắc này chỉ áp dụng cho các hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc
tế (cảng nhận hàng và cảng dỡ hàng ở các nước khác nhau). Như vậy, dù tham gia quy tắc nào thì các hợp đồng chuyên chở hàng hóa nội địa (cảng nhận hàng và cảng dỡ hàng tại Việt Nam)
sẽ không chịu sự điều chỉnh của các quy tắc này.
2. Phạm vi áp dụng về mặt đối tượng
- Quy tắc Hague-Visby (Điều 1(b) và Điều 5)
Áp dụng cho vận đơn hoặc “chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa tương tự khác”.
Không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu, nhưng vẫn áp dụng cho vận đơn hay chứng từ tương tự
phát hành theo một hợp đồng thuê tàu khi mà vận đơn ấy điều chỉnh quan hệ giữa người
chuyên chở và người cầm vận đơn.
- Quy tắc Hamburg (Điều 1.6, Điều 2.3)
Áp dụng cho hợp đồng vận chuyển bằng đường biển, vận đơn hoặc chứng từ xác nhận quyền
sở hữu hàng hóa.
Khơng áp dụng cho hợp đồng th tàu. Tuy nhiên, khi một vận đơn được cấp theo một hợp đồng th tàu, thì những quy định của Cơng ước này sẽ được áp dụng cho vận đơn đó nếu vận đơn đó điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở với người cầm vận đơn không phải là người
thuê tàu.
- Quy tắc Rotterdam (Điều 6)
Quy tắc không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu chuyến hay bất kỳ hợp đồng nào vì mục đích sử dụng tàu biển
Quy tắc khơng áp dụng cho hành trình vận chuyển khơng phải là tàu chợ, trừ phi hành trình đó khơng có hợp đồng th tàu chuyến hay một chứng từ vận tải điện tử được phát hành.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005
Điều 74 đến 97: Áp dụng cho hợp đồng vận chuyển theo chứng từ (hợp đồng thuê tàu chợ).
Điều 98 đến 118: Áp dụng cho hợp đồng vận chuyển theo chuyến (hợp đồng thuê tàu chuyến).
Nhận xét: Các quy tắc quốc tế đều chỉ áp dụng cho các hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng
tàu chợ mà khơng áp dụng cho các hợp đồng thuê tàu chuyến. Như vậy, việc tham gia một
trong các quy tắc này chỉ ảnh hưởng về mặt pháp lý đến các quy định tại các điều từ 74 đến 97
Bộ Laật Hàng hải Việt Nam và các quy định khác có liên quan đến hợp đồng vận chuyển theo
chứng từ mà thôi.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
Các vấn đề được đem ra so sánh giữa Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 với các quy tắc quốc tế
gồm: (1) cơ sở trách nhiệm; (2) thời hạn trách nhiệm, (3) giới hạn trách nhiệm, và (4) trách nhiệm của người chuyên chở trong các trường hợp đặc biệt.
1. Cơ sở trách nhiệm:
Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở được thể hiện qua 03 nội dung sau: (1.1) trách nhiệm
của người chuyên chở đối với hành trình chung và đối với hàng hóa; (1.2) vấn đề miễn trách
nhiệm của người chuyên chở; và (1.3) trách nhiệm chứng minh lỗi.
- Quy tắc Hague- Visby (Điều 3)
1. Người vận chuyển phải có sự cần mẫn hợp lý vào lúc trước và khi bắt đầu hành trình để: a. Làm cho tầu có đủ khả năng đi biển;
b. Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu;
c. Làm cho các hầm thích ứng và an tồn cho việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng
hóa.
2. Người vận chuyển phải xếp, sắp đặt, vận chuyển, bảo quản, chăm sóc và dỡ hàng hóa vận
chuyển một cách thích hợp và cẩn thận.
3. Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hoá, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý
của người chuyên chở sẽ, theo yêu cầu của người gửi hàng, cấp cho họ một vận đơn.
- Quy tắc Hamburg (Điều 5.1)
Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng
cũng như do việc chậm giao hàng nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy
ra trong khi hang hóa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở.
- Quy tắc Rotterdam (Điều 14)
Khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, người chuyên chở vào trước khi, lúc bắt đầu và trong suốt hành trình đường biển phải cần mẫn hợp lý để:
+ đảm bảo duy trì con tàu có đủ khả năng đi biển;
+ biên chế, trang bị, cung ứng một cách thích hợp cho tàu và duy trì con tàu được biên chế,
trang bị và cung ứng như vậy trong suốt hành trình;
+ đảm bảo và giữ gìn hầm tàu và các bộ phận chứa hàng khác của con tàu và các container chứa hàng do người chuyên chở cung cấp thíchhợp và an toàn cho việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
Ghi chú: Khơng giống Quy tắc Hague- Visby, theo Quy tắc Rotterdam, người chuyên chở có trách nhiệm làm và duy trì cho tàu đủ khả năng đi biển trong suốt hành trình.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005:
Tương tự Quy tắc Hague-Visby.
1.2. Miễn trách nhiệm của người chuyên chở
- Quy tắc Hague-Visby (Điều 4)
1. Trong trường hợp tàu không đủ khả năng đi biển – chỉ miễn trách nhiệm cho người vận
chuyển khi người vận chuyển chứng minh đã có sự “cần mẫn hợp lý” để đảm bảo tàu có đủ khả năng đi biển trước và vào lúc bắt đầu hành trình.
2. Người chuyên chở được miễn trách về các mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh và gây
ra bởi:
a.Hành vi, sơ suất hoặc không thực hiện của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp
việc của người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu;
b.Cháy, trừ khi do lỗi thực tế của người chuyên chở hay do hành động cố ý của người chuyên chở;
c.Những tai hoạ, mối nguy hiểm hay tai nạn trên biển hay sông nước;
d.Thiên tai;
f.Hành động thù địch;
g.Bắt giữ hay hạn chế của chính quyền, người thống trị hay nhân dân hoặc bị tịch biên trong một thủ tục tố tụng tư pháp;
h.Các hạn chế do kiểm dịch;
i.Hành động hoặc không hành động của người gửi hàng hoặc chủ hàng, đại lý hoặc đại diện của
họ;
k.Ðình cơng hoặc bế xưởng hoặc ngừng hay hạn chế lao động vì bất kỳ lý do gì, dù là bộ phận
hay toàn phần;
m.Bạo động hoặc nổi loạn;
n.Cứu hoặc cố gắng cứu tính mạng hoặc tài sản trên biển;
o.Hao hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hay hư hỏng nào khác xảy ra do nội tỳ,
phẩm chất hay khuyết tật vốn có của hàng hố;
p. Bao bì khơng đầy đủ;
q.Mã ký hiệu khơng đầy đủ hoặc khơng chính xác;
s.Những ẩn tỳ khơng thể phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích đáng;
t.Bất kỳ nguyên nhân nào khác phát sinh không do lỗi thực tế hay hành vi cố ý của người
chuyên chở, cũng không do lỗi hoặc sự sơ suất của các đại lý hoặc người phục vụ của người
chuyên chở, nhưng người muốn được hưởng quyền miễn trách này có nghĩa vụ chứng minh
rằng mất mát hay hư hỏng đó khơng phải lỗi thực tế hay hành vi cố ý của người chuyên chở
cũng như lỗi hoặc sơ suất của các đại lý hoặc người phục vụ của người chuyên chở.
- Quy tắc Hamburg (Điều 5.1)
Người chuyên chở chỉ được miễn trách nhiễm nếu người chuyên chở chứng minh được rằng
bản thân mình, những người làm cơng hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp
hợp lý, cần thiết để tránh sự cố và hậu quả gây mất mát hoặc tổn thất về hàng hóa.
- Quy tắc Rotterdam (Điều 17)
Người chuyên chở được miễn trách toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm nếu họ chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng của hàng hóa hoặc chậm trễ là do một trong các sự cố hoặc tình huống sau đây gây ra:
a. Thiên tai;
b.Tai họa, nguy hiểm hay tai nạn trên biển hay các vùng nước hàng hải khác;
c. Chiến tranh, hành động thù địch, xung đột vũ trang, cướp biển, khủng bố, bạo động và rối
loạn dân sự;
d.Những hạn chế do kiểm dịch; can thiệp hay cản trở của chính quyền, nhà chức trách hoặc người dân, bao gồm cả việc bắt giữ không do lỗi của người chuyên chở hoặc đại lý hoặc người làm công cho người chuyên chở;
e. Đình cơng, bế xưởng, ngừng hoặc hạn chế của lao động; f. Hỏa hoạn trên tàu;
g.Những khuyết tật ẩn tỳ không thể phát hiện được dù đã cần mẫn hợp lý;
h.Hành vi hay sơ suất của người gửi hàng, bên đứng tên người gửi hàng trong hợp đồng, bên
kiểm soát hoặc bất cứ người nào khác thuộc diện chịu trách nhiệm bởi người gửi hàng hoặc bên đứng tên người gửi hàng trong hợp đồng;
i. Bốc, xếp, xử lý, hoặc dỡ hàng trừ khi người chuyên chở hoặc bên thực hiện, thay mặt cho người gửi hàng, bênđứng tên người gửi hàng trong hợp đồng hoặc người nhận hàng, thực hiện
hoạt động này;
j. Hao hụt về số lượng hoặc trọng lượng hay bất kỳ mất mát hoặc thiệt hại nào do khuyết tật,
chất lượng hoặc mặt xấu vốn có của hàng hóa gây ra;
k.Việc đóng gói hoặc ghi ký hiệu khơng đầy đủ hoặc sai sót khơng phải do người chuyên chở hay đại diện người chuyên chở thực hiện;
l. Cứu sinh hoặc nỗ lực nhằm cứu sinh mạng trên biển;
m. Có các biện pháp hợp lý để cứu hoặc nỗ lực nhằm cứu tài sản trên biển;
n.Có các biện pháp hợp lý nhằm tránh hoặc nỗ lực tránh gây tổn hại tới môi trường; hoặc
o.Các hành vi của người chuyên chở theo các quyền cho phép nhằm xử lý hàng hóa nguy hiểm
có thể trở thành mối đe dọa hoặc hy sinh hàng để đảm bảo an tồn chung trong hành trình.
Ghi chú: Việc miễn trừ không hợp lý trách nhiệm của người chuyên chở liên quan đến việc người chuyên chở sao nhãng trong quá trình lái hoặc quản lý con tàu, đã bị xóa bỏ theo Quy tắc Rotterdam.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005
Tương tự Quy tắc Hague- Visby
1.3. Trách nhiệm chứng minh lỗi
- Quy tắc Hague-Visby
Quy tắc không quy định rõ ràng (trừ khi Điều 4-1). Thông thường, chủ hàng phải đưa ra kết
luận về tàu không đủ khả năng đi biển hoặc hàng hóa khơng được vận chuyển thích hợp và cẩn
thận, sau đó người vận chuyển phải chứng minh trường hợp miễn trách thích hợp.
Người chuyên chở muốn hưởng miễn trách ngồi các miễn trách đã được liệt kê thì phải chứng
minh mình khơng có lỗi cố ý của mình hay của đại lý hay người làm cơng của mình
- Quy tắc Hamburg (Điều 5)
Người chuyên chở phải chứng minh rằng bản thân mình, những người làm cơng hoặc người đại
lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố và hậu quả của việc mất
mát hoặc thiệt hại về hàng hóa, trừ trường hợp việc mất mát hay thiệt hại do là hỏa hoạn. - Quy tắc Rotterdam (Điều 17)
Cả hai bên (người chuyên chở và người đi thuê tàu) sẽ đều phải chứng minh lỗi.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 (Điều 78.1 và 78.2):
Người nào muốn hưởng miễn trách nhiệm thì phải chứng minh mình khơng có lỗi.
2. Thời hạn trách nhiệm
- Quy tắc Hague-Visby
Người chuyên chở chịu trách nhiệm trong khoảng thời gian từ khi hàng được xếp lên tàu cho
tới khi hàng được dỡ ra khỏi tàu (từ cần cẩu đến cần cẩu).
- Quy tắc Hamburg (Điều 4):
Người vận chuyển chịu trách nhiệm trong khoảng thời gian đã nhận trách nhiệm đối với hàng
hóa ở cảng xếp, trong q trình vận chuyển và ở cảng dỡ, tức là, thông thường, từ khi đã nhận
hàng từ người gửi cho đến khi đã giao hàng cho người nhận hàng, theo các quy định tại cảng địa phương (từ cảng đến cảng).
- Quy tắc Rotterdam (Điều 12)
Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi nhận hàng ở nơi đi cho đến khi
giao hàng ở nơi đến (từ kho đến kho).
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005:
Tương tự Quy tắcHamburg trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ.
3. Giới hạn trách nhiệm
Các vấn đề được đề cập trong nội dung này gồm có: (31.) giới hạn trách nhiệm của người
chuyên chở trong trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa và trong trường hợp giao hàng chậm; (3.2) trường hợp người chuyên chở mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm; (3.3) các quy định
về thỏa thuận hạ thấp giới hạn trách nhiệm; và (3.4) tăng giới hạn trách nhiệm.
3.1. Giới hạn trách nhiệm
(a) Giới hạn trách nhiệm đối với mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa
- Quy tắc Hague- Visby (Điều 4 (5))
10.000 frăng mỗi kiện hàng hoặc đơn vị hàng hoá hoặc 30 frăng mỗi kilo trong trọng lượng
tính cả bì của hàng hố mất mát hoặc hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn.
Theo Nghị định thư SDR 1979: 666.67 SDR trên mỗi kiện hoặc đơn vị chuyên chở hay 2 SDR trên mỗi kilo trong tổng trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn.
- Quy tắc Hamburg (Điều 6)
835 SDR trên mỗi kiện hoặc đơn vị chuyên chở hay 2,5 SDR trên mỗi kilo trong trọng lượng
cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn.
- Quy tắc Rotterdam (Điều 59)
875 SDR/ kiện hoặc một đơn vị vận tải khác hoặc 3 SDR/kg, tùy theo cách tính nào cao hơn,
trừ phi giá trị của hàng hóa đã được kê khai và ghi vào hợp đồng hoặc người chuyên chở và người gửi hàng đã thỏa thuận một số tiền cao hơn số tiền trên.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 (Điều 79)
Tương tự như nghị định thư 1979 trong Quy tắc Hague – Visby, tuy vậy giữa 666,67 SDR/kiện