Cơ cấu phân bổ ODA của Trung Quốc theo khu vực địa lý

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN và hàm ý cho Việt Nam (Trang 66 - 68)

Trung Quốc theo khu vực địa lý Bảng 2.7. Mười quốc gia nhận ODA lớn nhấtcủa Trung Quốc

50.00%

30.00% 12.00% 8.00%

Châu Phi Châu Á

Mỹ Latinh và Caribbean Còn lại

Quốc gia Tỷ USD Quốc gia Tỷ USD Cuba 6,7 Nigeria 3,1 Bờ Biển Ngà 4 Tanzania 3 Ethiopia 3,7 Campuchia 3 Zimbabwe 3,6 Sri Lanka 2,8

Cameroon 3,4 Ghana 2,5

Nguồn: Aiddata, 2017

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc theo đuổi chiến lược BRI kể từ năm 2013, Trung Quốc đang dần dịch chuyển trọng tâm viện trợ sang các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong phạm vi của BRI. Mặc dù đa số những quốc gia nhận ODA lớn nhất từ Trung Quốc đều không nằm ngồi quỹ đạo của BRI, song các nước này có thể sẽ phải chia sẻ nguồn vốn ODA với những quốc gia và vùng lãnh thổ có vị trí chiến lược trong sáng kiến BRI. Đặc biệt là một số quốc gia châu Âu đang thu hút được sự quan tâm của Trung Quốc như Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Hungary, Serbia... – những quốc gia đang gặp khó khăn trầm trọng về kinh tế nhưng lại sở hữu những lợi ích chiến lược với Trung Quốc (cửa ngõ tiến vào châu Âu thông qua cảng biển, đường sắt). Tháng 06/2020, chính phủ Hungary đã ký kết một khoản vay trị giá 2,1 tỷ USD trong vòng 20 năm với lãi suất 2,5%/năm để xây dựng lại tuyến đường sắt cao tốc kết nối thủ đô Budapest của Hungary với thủ đô Belgrade của Serbia bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nhóm đối lập trong nước [63]. Trước đó, Trung Quốc cũng ra sức đầu tư phát triển cảng Paraeus ở Hy Lạp thơng qua COSCO – một tập đồn vận tải biển nhà nước của Trung Quốc. Trong những thời điểm căng thẳng nhất của đại dịch Covid-19 ở châu Âu, Trung Quốc đã trở thành quốc gia viện trợ tích cực nhất trang thiết bị y tế, đội ngũ chuyên gia và y bác sĩ tới Italy và Tây Ban Nha.

2.2.2.4. Về lĩnh vực viện trợ

Hình 2.4 cho thấy hai lĩnh vực mà Trung Quốc tập trung viện trợ là năng lượng và vận tải - lưu kho, những ngành mà Trung Quốc có thể tận dụng được thị trường và gia tăng số lượng các hợp đồng kinh tế cho doanh nghiệp Trung Quốc, thường là những tập đoàn nhà nước.

ODA của Trung Quốc dành cho ngành vận tải – lưu kho trong giai đoạn 2000 - 2014 đã chiếm tới 28,48% tổng ODA của quốc gia này. Mục đích của Trung Quốc khi mạnh tay viện trợ cho lĩnh vực vận tải - lưu kho là nhằm tăng cường liên kết hạ tầng cứng thông qua các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu đường... phục vụ cho chiến lược mở rộng kết nối, tạo thuận lợi cho các chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc cũng như nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu đầu vào từ những thị trường này cho các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển thường khơng có nhiều thế mạnh đối với những dự án hạ tầng kết nối do yêu cầu nguồn vốn huy động lớn, vì thế đa số nhà thầu đều là các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.

Tương tự, ngành năng lượng cũng tiếp nhận tới 13,93% tổng lượng ODA của Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng số một toàn cầu và nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Việc triển khai các dự án năng lượng góp phần giải tỏa cơn khát năng lượng ở Trung Quốc, giải quyết bài tốn về ơ nhiễm môi trường và phát triển năng lượng cũng như giảm thiểu mức độ phụ thuộc của Trung Quốc vào các con đường dẫn dầu xuyên đại dương vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro địa chính trị [73].

1.73% 5.06% 5.43% 13.93% 15.17% 28.48% 30.21%

Nông, lâm, ngư nghiệp Thông tin truyền thông

Cơng nghiệp, khai khống, xây dựng Năng lượng

Giảm/xóa nợ Vận tải và lưu kho Khác

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN và hàm ý cho Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w