Sự chồng chéo và bất cập trong các văn bản pháp luật về quảng cáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 77)

9 Có mẫu biểu khảo sát kèm theo

2.4.1. Sự chồng chéo và bất cập trong các văn bản pháp luật về quảng cáo

- Trong các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo, có nhiều nội dung chưa thống nhất với các văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành dẫn tới khó khăn trong cơng tác quản lý và xử lý vi phạm như:

- Các quy định liên quan đến quảng cáo bằng màn hình nơi cơng cộng q đơn giản, không quy định phải thông báo quảng cáo tới cơ quan quản lý quảng cáo là kẽ hở trong quản lý; màn hình gắn tại các cửa hàng, tịa nhà, bên trong các phương tiện giao thơng chưa có quy định, hướng dẫn của Bộ chuyên ngành. Do đó, việc quản lý hoạt động quảng cáo bằng màn hình chuyên quảng cáo lỏng lẻo, chưa đạt yêu cầu quản lý.

- Hiện nay Sở Văn hóa và Thể thao quản lý hoạt động quảng cáo ngồi trời; Sở Thơng tin và truyền thơng quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm, mạng Internet và các phương tiện truyền thơng, nhưng chưa có văn bản của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện cụ thể và phân định trách nhiệm của hai cơ quan quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý màn hình chuyên quảng cáo.

- Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền cho thuê đất đối với các tổ chức là thuộc UBND cấp tỉnh. Theo quy định trước đây, các doanh nghiệp quảng cáo đã ký hợp đồng với các chủ hộ gia đình (đối với đất nơng nghiệp)

hoặc với UBND cấp xã (đối với đất công) được cấp phép lắp dựng bảng và quảng cáo nhưng nay hết hạn hợp đồng thuê đất. Từ ngày 01/7/2013 khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực sẽ khơng ký lại được hợp đồng với các xã, các hợp đồng ký sau thời điểm Luật quảng cáo có hiệu lực, theo hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường là không đúng quy định của Luật Đất đai. Sở VH&TT không thể tiếp nhận hồ sơ và giải quyết, đây là vướng mắc rất khó tháo gỡ ở cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

- Việc tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo sau khi quy hoạch quảng cáo được phê duyệt liên quan đến thu hồi đất, giao đất, chuyển quyền sử dụng đất là vấn đề mới trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo, chắc chắn sẽ có lúng túng, vướng mắc trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 có nhiều thay đổi về giải phóng mặt bằng, thu hồi sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thẩm quyền cho thuê đất. Việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để lắp dựng cơng trình quảng cáo tại vị trí đã được quy hoạch là đất nơng nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều khả năng khơng thể kế thừa vào quy hoạch mới. Đặc biệt, việc thuê đất thực hiện các vị trí quy hoạch phải thực hiện như một dự án sẽ là khó khăn trong thực hiện quy hoạch quảng cáo ngồi trời.

- Thực tế Trong q trình thực hiện quy hoạch quảng cáo tấm lớn có nhiều khó khăn do Quyết định số 1997/QĐ-UBND, ngày 24/4/2018 về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2050 chưa phê duyết kế hoạch triển khai thực hiện.

- Khi xây dựng Quy hoạch quảng cáo (Từ 2013-4/2018): 33 vị trí bảng quảng cáo trong nội thành đã áp dụng theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là TT19) về khoảng cách “tính từ mép đường đến cạnh gần nhất của bảng tối

thiểu là 5m”, kích thước bảng dưới 40m2: theo đó có 09 vị trí phải hủy bỏ do khơng đủ khoảng cách, 24 vị trí bảng phải điều chỉnh kích thước xuống dưới 40m2. Tuy nhiên, ngày 20/5/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BXD (sau đây gọi tắt là TT04), đã bãi bỏ quy định về khoảng cách và kích thước nêu trên. Từ đó phát sinh những vướng mắc: 09 vị trí bảng phải hủy bỏ, khơng có trong quy hoạch, tuy nhiên thực tế bảng quảng cáo vẫn đang tồn tại. Nay chiếu theo TT04 không trái quy định. 24 vị trí bảng phải điều chỉnh kích thước, chưa điều chỉnh, hiện vẫn đang tồn tại, phù hợp quy định TT04 nhưng kích thước bảng khơng phù hợp với quy hoạch.

- Tại khoản 6, Điều 29 Luật Quảng cáo quy định về “Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn”.Thực tế đối với hồ sơ thơng báo lần đầu chưa có bảng quảng cáo thì khơng thể chứng minh được quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu bảng quảng cáo; mặt khác bảng quảng cáo gắn trên đất hay gắn vào cơng trình/nhà ở đều có thời hạn sử dụng địa điểm theo hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận cho sử dụng địa điểm đặt bảng quảng cáo. Sở VH&TT đã thực hiện quy định này căn cứ vào hợp đồng cho thuê địa điểm quảng cáo tại hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo. Hiện nay xuất hiện việc nộp Vi bằng xác nhận hiện trạng cơng trình, nhà ở trong trường hợp vị trí là số tầng khơng có giấy phép xây dựng, khơng thể hiện ở giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất. Nội dung này Sở đã có cơng văn đề nghị Bộ VHTTDL hướng dẫn nhưng chưa nhận được văn bản của Bộ).

- Hiện nay tại Hà Nội xuất hiện các loại màn hình chuyên quảng cáo (LED) dưới 20m2, tại mặt tiền, mặt bên tường nhà, đối với hình thức này với điều kiện thực tế là khơng thể quy hoạch được, hoặc có quy hoạch cũng chỉ ở hình thức màn hình chuyên quảng cáo (LED) lắp dựng một cột, diện tích trên 40m2..Theo Luật Quảng cáo khơng có quy định thành phần Hồ sơ thơng báo

sản phầm quảng cáo đối với màn hình chun quảng cáo (LED), không quy định thẩm quyền quản lý. Cơ quan quản lý địa phương đang lúng túng trong quá trình quản lý đối với loại hình này.

- Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo: “Tổ

chức đấu thầu các vị trí quảng cáo ngồi trời nằm trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu”. Việc đấu thầu vị trí quảng cáo tấm lớn sẽ

liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu; theo hướng dẫn của sở Tài ngun và Mơi trường thì Sở VH&TT cần trình thành phố giao Trung tâm quản lý quỹ đất của thành phố tổ chức thực hiện thu hồi đất, hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tổ chức việc đấu thầu.

- Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số: 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng: Đối với cơng trình quảng cáo: “Bản sao được cơng chứng hoặc chứng

thực giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo”. Điều này trái quy định của Luật Quảng cáo. Sở Văn hố

Thể thao đã có kiến nghị với Bộ VHTT&DL. Bộ XD đã có cơng văn đề nghị các sở Xây dựng tỉnh, thành phố giải quyết theo Luật Quảng cáo; Sở đã đưa vào dự thảo Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo phân công trách nhiệm cho Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện cấp giấy phép xây dựng cơng trình bảng quảng cáo theo Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố về quy định chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hiện nay Bộ XD đã có văn hướng dẫn về việc này cho UBND quận, huyện, thị xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w