Những bất cập, hạn chế khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 79 - 82)

9 Có mẫu biểu khảo sát kèm theo

2.4.3. Những bất cập, hạn chế khác

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng trên thực tế công tác quản lý, xử lý các hành vi vi phạm trong quảng cáo biển tấm lớn, biển hiệu, quảng cáo rao vặt trên thành phố còn nhiều bất cập, hạn chế, tồn tại. Bên cạnh việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác QLNN về quảng cáo còn thiếu sự thống nhất đồng bộ, các Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia hoạt động quảng cáo cũng không nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về vị trí, giấy phép, kích thước bảng quảng cáo, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới an tồn cháy nổ, giao thơng.

Sau khi Luật quảng cáo có hiệu lực đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các Sở ngành khi tham gia vào việc QLNN đối với hoạt động quảng cáo ngồi trời như: Sở XD cấp phép các cơng trình quảng cáo về lĩnh vực hình thức, chất liệu, an tồn kết cấu xây dựng, Sở QHKT tham gia bổ sung quy hoạch quảng cáo ngoài trời cũng như tham gia ý kiến đối với một số vị trí quảng cáo trên tuyên đường trung tâm và khu vực quan trọng của thành phố, Sở GTVT kiểm tra công tác thực hiện quảng cáo trên các trục lộ giao thông, đảm bảo hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, sự phối hợp trong khâu hậu kiểm sau khi cấp phép cịn hạn chế. Một hồ sơ thơng báo sản phẩm quảng cáo sau khi được cấp phép thì có thể coi như đã hồn tất, việc theo dõi số lượng, thời gian treo quảng cáo vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Số lượng bảng quảng cáo, băng rơn trên tồn thành phố là rất lớn nên rất khó kiểm duyệt nếu khơng có sự phối hợp từ các Sở ngành liên quan hay các UBND quận, huyện, thị xã. Nhiều quảng cáo được cấp phép chỉ treo trong một thời gian nhất định và việc tháo gỡ nội dung khi hết hạn thì tùy thuộc vào ý thức của các nhân, doanh nghiệp. Hầu hết các quảng cáo cũ chỉ được hạ khi

có quảng cáo mới muốn có vị trí treo. Ngun Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động cho biết “Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố có hiệu lực từ tháng 2-2016 nhưng một số quận, huyện chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo và thực hiện đúng thẩm quyền được giao. Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm còn lúng túng, đùn đẩy, né tránh; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, chặt chẽ; kết quả xử lý còn hạn chế, chưa triệt để, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe”

Trên địa bàn thành phố còn tồn tại rất nhiều bảng quảng cáo tấm lớn khơng có giấy phép hoặc sai phép như khơng đúng kích thước, kiểu dáng biển khung giằng, nhiều chân (biển 2 cột), tỉ lệ cột và mặt bảng không cân đối và đảm bảo an tồn khi có gió lốc..., vị trí lắp dựng bảng khơng đảm bảo quy định về khoảng cách. Trên tuyên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ còn tồn tại rất nhiều bảng chưa đúng kích thước hay đã hết thời hạn quảng cáo nhưng không tháo gỡ nội dung quảng cáo dẫn đến mặt biển cũ, gió lớn làm rách nát mặt bảng quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị. Tại các khn viên bãi đỗ xe, trụ sở doanh nghiệp cịn rất nhiều bảng quảng cáo một cột dưới 40m2 vì khơng phải xin giấy phép xây dựng nên được lắp đặt ngành nhiên ảnh hưởng đến an tồn giao thơng và gây khó khăn trong cơng tác xử lý, tháo dỡ.

Đối với loại hình biển quảng cáo gắn tại cơng trình, nhà ở riêng lẻ cịn rất nhiều vi phạm về kích thước. Khi nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo cho Sở VH&TT kích thước nhỏ nhưng thực tế lắp đặt lại lớn hơn kích thước được cấp phép. Nhiều biển gắn trực tiếp lên nóc nhà, vách tường, sân thượng… tại một số nơi biển còn được lắp đặt gần cây to hoặc cây cột điện…, thậm chí che kén bề mặt cơng trình, chặn hết đường thốt hiểm đường cứu hỏa khi có hỏa hoạn xảy ra (điển hình là các qn karaoke). Đặc biệt cịn có hiện tượng những biển quảng cáo biến mất trong đêm, chỉ ít lâu khi đồn kiểm tra rời khỏi thì lại mọc lên như cũ.

Hình 2.3. Biển quảng cáo sai phạm trên địa bàn quận Hoàng Mai

Hiện nay, biển quảng cáo trên dải phân cách đã dừng việc cấp phép vì vậy rất nhiều biển nằm trên các tuyến đường rất đẹp của thành phố đang bị

xuống cấp trầm trọng do khơng thường xun được bảo trì, kiểm tra, sửa chữa gây nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cảnh quan của tuyền đường và gây mất tập trung của người tham gia giao thông.

Theo thống kê chưa đầy đủ của các quận, huyện, thị xã, đến ngày 31/12/2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 69.307 biển hiệu, trong đó có khoảng 17.602 biển sai quy định, kèm nội dung quảng cáo và vượt kích thước quy định. Theo Quy chế 01/2016, mỗi cơng trình chỉ lắp một biển hiệu ngành hoặc một biển hiệu dọc nhưng có khu vực, một cơng trình treo tới 4, 5 biển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quảng cáo thường dùng ngơn ngữ phóng đại để quảng cáo cho nhãn hàng, dịch vụ của minh như “vô địch” “duy nhât” “số một” “lần đầu tiên có …” gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo ngồi trời cịn nhiều vướng mắc do liên quan đến nhiều sở, ngành và nhiều bộ luật khác nhau chứ khơng riêng ngành văn hóa, việc này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng quy hoạch quảng cáo ngồi trời. Ví dụ như, kế hoạch triển khai Quyết định số 1997/QĐ-UBND chưa được phê duyệt do liên quan đến vấn đề chuyển đổi mục đích sư dụng đất và thẩm quyền cho thuê đất. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp để lắp dựng bảng quảng cáo gặp nhiều khó, có thể các vị trí quảng cáo cũ không thể kế thừa vào quy hoạch mới.

Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo, nâng cao trình độ cũng như cập nhật các kiến thức mới, kỹ năng mới dẫn đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 79 - 82)