Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý kênh phân phối dịch vụ di động của VNPT Nghệ An (Trang 74 - 79)

2.4. Đánh giá chung về quản lý kênh phân phối dịch vụ di độngcủa VNPT

2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.3.1. Những hạn chế

Một là, VNPT Nghệ An thực hiện hoạch định và quyết định kênh phân phối

dịch vụ di động cịn thiếu và yếu, tập trung khơng đồng đều. Chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, thị trấn. Độ bao phủ của kênh phân phối đối với những vùng xa trung tâm không cao, giá cả sản phẩm khó cạnh tranh trước các đối thủ. Thơng tin thu thập từ thị trường cịn nhiều hạn chế, tính chuẩn xác chưa cao, dẫn đến việc hoạch định kênh phân phối của VNPT mang tính chiến thuật hơn là tính chiến lược. Một số điểm bán lớn tự hoạch định chính sách cho điểm bán lẻ nhỏ hơn, đơi khi họ chỉ vì mục tiêu ngắn hạn mà khơng có cái nhìn đến sự phát triển bền vững dài hạn. Như vậy là kinh doanh kiểu cơ hội. Cho đến hiện tại có thể chưa bộc lộ rõ hạn chế nhưng tính dài hạn thì có thể sẽ gặp sai sót.

Hai là, VNPT Nghệ An tuyển chọn kênh phân phối dịch vụ di động chưa

chuyên sâu, chuyên trách và ràng buộc về sản phẩn dẫn đến ngoài việc phân phối sản phẩm của trung tâm thì các đại lý cịn cung ứng sản phẩm của các nhà mạng khác, vì vậy họ thường quan tâm đến việc sản phẩm nào bán chạy hơn chứ không chỉ quan tâm đến việc phân phối sản phẩm cho Vinaphone.

Ba là, VNPT Nghệ An còn hạn chế trong hỗ trợ, khuyến khích kênh phân

phối dịch vụ động: Sự phối hợp giữa VNPT Nghệ An và các điểm bán vẫn còn rời rạc và đơn điệu. Mỗi nhân viên kinh doanh tự lo phần của mình nên khả năng phối hợp và điều hành các điểm bán của VNPT Nghệ An còn hạn chế nhiều. Hoạt động

hỗ trợ kinh doanh chưa được VNPT Nghệ An đầu tư mạnh và thiếu hiệu quả. Thể hiện việc đầu tư cho quảng cáo hàng năm chiếm khoảng 3% doanh thu. Tổ chức hội nghị khách hàng chưa được thường xuyên, hiện nay mới tổ chức hội nghị khách hàng được 1 lần/năm. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ 4.0 trong việc tiếp xúc khách hàng hiện nay cịn nhiều hạn chế. Cơng tác triển khai tại các phòng bán hàng: Từ lãnh đạo phòng tới nhân viên kinh doanh còn chậm, một số phịng bán

hàng chưa có cơng tác họp định kỳ để triển khai, lên kế hoạch, lãnh đạo giám sát nhân viên thực hiện theo ngày và họp đánh giá lại kết quả, rút kinh nghiệm làm việc theo tuần.

Bốn là, hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động và điều chỉnh kênh phân phối

dịch vụ di động của VNPT Nghệ An cịn hạn chế trong cơng tác giám sát và quản lý kênh của đơn vị và các phòng bán hàng khu vực. Mỗi một hệ thống kênh chỉ do một người đảm nhiệm theo dõi nên báo cáo định kỳ chưa thường về sự biến động các thông tin liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kênh. Về giá cả, số lượng thành viên kênh tăng lên hay giảm xuống, mức độ tiêu thụ hàng hóa nhiều hay ít, so với cùng thời điểm trước có tăng lên hay khơng,…; hệ thống điểm bán ít khi có phản hồi thơng tin, có ý kiến đóng góp, kiến nghị với Trung tâm,…từ đó giảm hiệu quả đánh giá.

2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

a) Những nguyên nhân thuộc về VNPT Nghệ An:

Thứ nhất, nguồn nhân lực: Nhân lực VNPT Nghệ An vẫn còn thiếu nhiều cán

bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi, lao động có kinh nghiệm trong quản lý kênh phân phối dịch vụ di động, trình độ lao động chưa đồng đều, khả năng tiếp cận với cơng nghệ cịn thấp nên ảnh hưởng đến tiến độ hồn thành cơng việc. Cơng tác đào tạo trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được quan tâm, nhưng chế độ đãi ngộ và đề bạt trong VNPT Nghệ An còn chưa thỏa đáng, vì vậy đã làm giảm động lực phấn đấu vươn lên của cá nhân và đội ngũ nhân lực.

Thứ hai, năng lực tài chính: Tiềm lực tài chính vẫn cịn nhiều hạn chế.Hệ số

thanh tốn nhanh đang có xu hướng tăng dần tuy nhiên xu hướng này vẫn ở mức thấp, chứng tỏ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty chưa thật sự tốt. Quy mơ vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của VNPT Nghệ An còn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Hiệu quả sử dụng vốn của VNPT Nghệ An còn thấp, phát sinh thêm nhiều chi phí…,... Điều này làm tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh và giảm khả năng phát triển kênh phân phối dịch vụ cảu của VNPT Nghệ An.

khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược về kinh doanh dịch vụ di dộng, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và cơng nghệ thơng tin. Việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ quan quản lý kênh phân phối dịch vụ di động của VNPT Nghệ An chưa thật sự hợp lý khi số lượng cán bộ quản lý đã chiếm 30% lao động toàn đơn vị. Các chính sách, quy định được ban hành chủ yêu là quy định chung của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam chưa có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thị trường tỉnh Nghệ An. Hoạt động kiểm soát đối với kênh phân phối dịch vụ di động cịn ít được quan tâm và thực hiện không thường xuyên (trung bình chỉ 1 lần/ 1 năm).

Thứ tư, năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ: Năng lực triển khai

đầu tư, đổi mới cơng nghệ cịn chậm, e dè chờ đợi các cơ chế chính sách cho phép của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam nên việc triển khai các kế hoạch nâng cấp, mở rộng năng lực máy móc, thiết bị, nâng cao trình độ cơng nghệ chưa đáp ứng được như tiến độ dự kiến. VNPT Nghệ An chưa sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đầu vào, gây lãng phí và tăng chi phí khơng cần thiết như:, thiết bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh,... làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của cơng ty.. Hiện trạng máy móc, thiết bị phục vụ quản lý, hỗ trợ kênh phân phối dịch vụ di động của VNPT Nghệ An cịn ít và thiếu.

b) Những nguyên nhân bên ngoài VNPT Nghệ An

Thứ nhất, nguyên nhân thuộc về Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam:

- Chưa có sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới kênh phân phối dịch vụ di động, nhất là đầu tư hệ thống khai thác, chia chọn tự động, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý trên hệ thống tương tác với các kênh phân phối trên cả nước.

- Chưa có chiến lược cụ thể đối với dịch vụ di động từng vùng miền trên cả nước cũng như đặc trung từng khu vức, từng địa phương có sự khác nhau về kinh tế, xã hội và địa lý.

như: khách hàng lớn, khách hàng học sinh sinh viên, khách hàng các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, khách hàng giáo viên, quân đội, khách hàng ở vùng sâu vùng xa, khách hàng hộ gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn.

- Chưa có nguồn lực đầu tư để để triển khai cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mạng lưới kênh phân phối dẫn đến hình ảnh của dịch vụ và thương hiệu với khách hàng và đối tác còn mờ nhạt và thiếu sự thu hút.

Thứ ba, các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô:

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thơng nói chung và dịch vụ di động cịn có những bất cập, chưa đồng bộ, khó triển khai. Luật Viễn Thơng 2009 có số năm áp dụng đã 12 năm, tuy có điều chỉnh hợp nhất vào năm 2018 nhưng công nghệ thông tin phát triển, do vậy cần sửa đổ Luật Bưu chính theo xu hướng phát triển của xã hội và thị trường. Luật Viễn Thơng cịn chưa phù hợp với thực tiễn và tình hình kinh tế xã hội, thể chế và sự phát triển của đất nước hiện tại. Đồng thời chưa có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, bảo đảm môi trường pháp lý ổn định cho công tác quản lý dịch vụ viễn thơng nói chung và quản lý kênh phân phối dịch vụ di động của doanh nghiệp viễn thơng nói riêng.

Hệ thống văn bản quản lý dịch vụ di động của Chính phủ vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, các văn bản đều là văn bản dưới luật chưa có tính pháp lý cao.

+ Điệu kiến kinh tế biến động do dịch covid 19 khiến cho kinh tế suy thói gâp áp lực đến sự thay đổi cho phù hợp trong cung ứng dịch vụ di động của các doanh nghiệp, trong đó có VNPT Nghệ An.

+ Hiện nay thị trường dịch vụ di động tỉnh Nghệ An đã có một số cơng ty lớn với quy mơ hoạt động rộng…tham gia dịch vụ di động và cạnh tranh trức tiếp với VNPT Nghệ An, đây là những thách thức rất lớn đối với VNPT Nghệ An trong phát triển kênh phân phối dịch vụ di động.

+ Tỉnh Nghệ An là tỉnh lớn nhất nước ta và địa hình chia cắt gây khó khăn trong xây dựng và quản lý mạng lưới kênh phân phối dịch vụ di động. Bán kính bình qn phục vụ của đơn vị qua các năm bình quân là (Rbq km = 4,3) cao hơn rất nhiều so với chuẩn của điểm phục vụ cơng ích theo quy định của Bộ Thơng tin và

truyền thơng (bán kính phục vụ bình qn tối đa 3km).

+ Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của cơ quan nhà nước có thầm quyền bắt buột VNPT Nghệ An phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ kênh phân phối dịch vụ di động trên thị trường đảm bảo việc cấp phép, chất lượng dịch vụ và giá thành dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật về dịch vụ di động.

Thứ tư, các yếu tố thuộc về môi trường vi mô:

+ Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 5 doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ di động phân bố hầu khắp địa bàn tỉnh Nghệ An. Gây khó khăn cho VNPT Nghệ An trong củng cố, phát triển các nguồn lực của mình nhằm mở rộng và quan lý kênh phân phối dịch vụ di động.

+ Áp lực từ phía khách hàng:

Các khách hàng đang ngày càng có yêu cầu cao hơn về tính năng dịch vụ di động, chính sách dịch vụ phải ưu đãi hơn về giá cước, đền bù tổn thất so với các doanh nghiệp viễn thông khác. Những yêu cầu trên gây áp lực cho kênh phân phối dịch vụ di động của VNPT Nghệ An khi có một số khách hàng đã bỏ hợp đồng, sang ký hợp đồng mới với các đối thủ cạnh tranh có chính sách dịch vụ tốt hơn, giá cước rẻ hơn.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VU DI ĐỘNG CỦA VNPT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý kênh phân phối dịch vụ di động của VNPT Nghệ An (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w