I. Kiến thức cơ bản:
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
Trình bày được những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa: - Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi ( 1407 - 1409) :
+ Trần Ngỗi là con của vua T'rần, tháng 10 – 1407, tự xưng là Giảng Định Hoàng đế. + Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.
+ Tháng 12 - 1408, nghĩa quân kéo đánh thành -Bơ Cơ (Nam Định)
+ Sau đó, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha giết hại hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
+ Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Q Khống lên ngơi vua, Hiệu là Trùng Quang Đế.
+ Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hố đến Hóa Châu.
+ Tháng 8-1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại của những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. - Khái quát đặc điểm các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước khởi nghĩa Lam Sơn).
Nội dung 2 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427) 1. Nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi
Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
- Lê Lợi (l385 - l433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Đầu năm 14l8, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá). Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- l418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.