Các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Tai_lieu_HD_on_tap_cuoi_nam_Lich_su_7-da_chuyen_doi_826896bedb (Trang 54 - 56)

- Nơng nghiệp ở Đàng Ngồi:

3. Các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn

Biết được nguyên nhân và trình bày được những nét chính về các cuộc nổi dậy của nơng dân trên lược đồ ; ý nghĩa của các cuộc nổi dậy:

- Nguyên nhân : đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hồnh hành khắp nơi.

- Các cuộc nổi dậy :

+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành ( l821 - 1827)

. Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), ơng kêu gọi nơng dân trong vùng nổi đậy chống địa chủ, quan lại.

. Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Yên. Nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức mới dẹp nổi.

+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - l835)

. Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, ông cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.

. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp núi rừng Việt Bắc và một số vùng ở trung du. Nhà Nguyễn phải ba lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi.

+ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (l833 - 1835)

. Lê Văn Khôi vốn là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Năm 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định).

. Năm 1834, ơng qua đời vì bệnh, con trai lên thay lúc đó mới 8 tuổi Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.

+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - l856)

. Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là nhà nho, nhà thơ lỗi lạc. Ông cùng một số bè bạn đã tập hợp nông dân và các dân tộc miền Trung du nổi dậy. Đầu năm 1855, ông hi sinh trong một trận chiến đấu ở ở vùng Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa văn tiếp tục đến năm 1857 mới bị dập tắt.

- Sử dụng hình 65 (SGK) để giới thiệu những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại vương triều Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX ; trao đổi để hiểu rõ các cuộc nổi dậy của nhân dân đầu thế kỉ XIX chống vương triều Nguyễn thường có sự liên kết, phối hợp với nhau, khơng chỉ bó hẹp trong địa phương mà lan rộng ra nhiều vùng lân cận. Đây là

cuộc đấu tranh không chỉ của một tộc người mà là cuộc đấu tranh của cả dân tộc Việt Nam chống lai vương triều Nguyễn.

- Ý nghĩa các cuộc nổi dậy:

+ Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc.

+ Góp phần củng cố khối đồn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Quan sát lược đồ hình 65 trong SGK, xác định những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

- Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).

Nội dung 2 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC THẾ KỈ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Kết hợp với kiến thức của mơn Ngữ văn khi tìm hiểu về sự phát triển của văn hố : - Văn học :

+ Văn học dân gian ở thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú : tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm...Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.

+ Nội dung văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Nôm phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

+ Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng : Truyện Kiều của Nguyễn Du ; Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu...

- Nghệ thuật :

+ Văn nghệ dân gian phát triển phong phú... + Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến...

+ Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là dịng tranh Đơng Hồ (Bắc Ninh).

+ Các cơng trình kiến trúc nổi tiếng : chùa Tây Phương (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội) ; đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế...

Nhớ được những kiến thức đã học ở môn Văn (các câu ca dao, tục ngữ, Truyện Kiều...) và sử dụng các hình 66, 67 và 68 trong SGK để hiểu giá trị của tranh dân gian, nghệ thuật kiến trúc...

- Giáo dục, thi cử :

+ Thời Tây Sơn, Quang Trung ra “Chiếu lập học” chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử ; đưa chữ Nôm vào nội dung học lập, thi cử.

+ Thời nhà Nguyễn, nội dung học tập, thi cử khơng có gì thay đổi. Quốc Tử Giám được đặt ở Huế. Năng 1836, Minh Mạng cho lập ''Tứ dịch quán'' để dạy tiếng Pháp, tiếng Xiêm.

- Sử học, Địa lí, Y học :

+ Về Sử học, triều Tây Sơn có bộ ''Đại Việt sử kí tiền biên'', triều Nguyễn có ''Đại Nam thực lục'', ''Đại Nam liệt truyện''.

. Lê Quý Đôn (l726 - l783) người làng Diên Hà (Thái Bình), nhà bác học lớn nnất của thế kỉ XVIII, lác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

. Phan Huy Chú (1782- 1840) người Quốc Oai (Hà Tây), tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

+ Về y học có Lê Hữu Trác, biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ơng (1720 - 179l). Ông nghiên cứu các loại cây thuốc quý của Việt Nam, thu thập các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân rồi viết thành sách.

- Những thành tựu về kĩ thuật :

+ Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí của Hà Lan.

+ Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thử nghiệm thành công tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.

Sưu lầm tài liệu về Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và Lê Hữu Trác. Biết được tài năng vốn có của các thế hệ thợ thủ cơng Việt Nam (thời Bắc thuộc các thợ khéo bị bắt sang trung Quốc) ; hiểu vì sao tài năng đó khơng được phát huy ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

Bước đầu giải thích vì sao trong khi kinh tế, xã hội khủng hoảng mà văn học, nghệ thuật, khoa học vẫn phát triển.

Chủ đề 9 TỔNG KẾT

NHỮNG NÉT LỚN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THỀ KỈ XIX TỘC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THỀ KỈ XIX

Một phần của tài liệu Tai_lieu_HD_on_tap_cuoi_nam_Lich_su_7-da_chuyen_doi_826896bedb (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)