Tình hình văn hố

Một phần của tài liệu Tai_lieu_HD_on_tap_cuoi_nam_Lich_su_7-da_chuyen_doi_826896bedb (Trang 47 - 48)

- Nơng nghiệp ở Đàng Ngồi:

2. Tình hình văn hố

Trình bày được nét chính về tình hình văn hố ở các thê kỉ XVI-XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật :

- Tôn giáo :

+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

+ Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

+ Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đồn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

+ Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo

Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

+ Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

- Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

+ Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng ngóp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

+ Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

- Văn học và nghệ thuật dân gian:

+ Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nơm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội

dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...

+ Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... cịn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...

+ Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.

- So sánh vai trò của Nho giáo thế kỉ XVI - XVII với vai trị độc tơn của Nho giáo ở thời Lê. Giải thích tại sao Nho giáo mất dần hiệu lực độc tôn và do vậy Đạo giáo và Phật giáo có cơ hội hồi phục.

- Hiểu được đạo Thiên Chúa được truyền vào nước ta trong bối cảnh cả nước đang diễn ra cuộc chiến tranh tương tàn giữa các tập đoàn phong kiến (Mạc - Trịnh - Nguyễn) và các tầng lớp nhân dân đang sống trong hoàn cảnh cơ cực, khốn cùng, bế tắc.

- Hiểu được sự ra đời của chữ Quốc ngữ xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa. Trải qua thời gian dài, nhờ tiện lợi, dễ học và khoa học nên chữ Quốc ngữ được nhân dân ta tiếp nhận, trở thành chữ viết chính thức của dân tộc.

Nội dung 3 : KHỞI NGHĨA NƠNG DÂN ĐÀNG NGỒI THẾ KỈ XVIII 1. Nguyên nhân khởi nghĩa

Biết được những biểu hiện về đời sống khổ cực của nơng dân và giải thích ngun nhân chính của hiện trạng đó :

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

- Quan lại, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nơng dân, sản xuất nơng nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra Liên tiếp ; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Và những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nơng dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

Một phần của tài liệu Tai_lieu_HD_on_tap_cuoi_nam_Lich_su_7-da_chuyen_doi_826896bedb (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)