I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản ViệtNam
6. Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Chỉ thị toàn dân kháng chiến Tác phẩm "cuộc kháng chiến nhất
quốc kháng chiến . Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Tác phẩm "cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi"
Trả lời
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), binh biến Đô Lương (13-1-1941)
Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi. Hội nghị Trung ương Đảng 6 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, 3 cuộc khởi nghĩa trên là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới. Mặc dù thất bại, nhưng thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu và là bước chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa tháng 8 sau này.( 0.5)
2. Hội nghị trung ương Đảng 6 (6-11-1939), Hội nghị trung ương Đảng 7 (11-1940), Hội nghị trung ương Đảng 8 (5-1941)
Cả 3 hội nghị, Đảng ta đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu vì vân mệnh dân tộc đang bị uy hiếp nghiêm trọng. Hội nghị TƯ 6 là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đến hội nghị 7 và 8 vẫn tiếp tục đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đặc biệt là hội nghị 8 là sự hoàn chỉnh về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã được đề ra trong hội nghị 6, có tác dụng quyết định trong việc vận động tồn dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám.(0,5)
3. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936) đến tháng 3-1938 đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (11-1939). Mặt trận Việt Minh ( 5-1941). Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận nhằm đoàn kết tồn dân, trên cơ sở liên minh cơng nơng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn: MTDCDD địi quyền tự do dân chủ, cơm áo hồ bình. MTDTTNPDDD và MTVM thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. (0.5)
4. Nhật đảo chính Pháp, hội nghị ban thường vụ trung ương đảng và chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
9-3-1945 Nhật nổ súng đảo chính Pháp ở Đơng Dương, 12-3-1945 hội nghị ban thường vụ TƯ Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"nhằm xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đơng Dương là phát xít Nhật, đưa ra khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật thay cho khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. (0.5)
5. Nhật đầu hàng phe đồng minh, hội nghị toàn quốc của Đảng, ban bố lệnh tổng khởi nghĩa.
Sau khi Nhật đầu hàng phe đồng minh, ngày 14-8-1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, quyết định ban bố lệnh tổng khởi nghĩa vì thời cơ đã đến. (0.5)
6. Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Hồ chí Minh, chỉ thị tồn dân kháng chiến của trung ương Đảng (22-12-1946), tác phẩm " kháng chiến nhất định thắng lợi" của tổng bí thư Trường Chinh (3-1947) là 3 văn kiện chính trị quan trọng nêu lên đường lối kháng chiến của Đảng ta trong giai đoạn 1946-1954, đó là đường lối kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Đường lối đó là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt nhân dân ta tiến lên trong cuộc kháng chiến chông Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.(0.5)
Câu 47: (4 điểm)
Thông qua hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái, đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ 20.
Cần làm rõ các ý chính sau:
Trước chiến tranh thế giới 1, tư sản VN chưa phải là một giai cấp nên chưa có những hoạt động rõ nét, sau chiến tranh TSVN bắt đầu bước lên vũ đài chính trị và có những hoạt động mang đặc điểm giai cấp rõ nét.(1 điểm)
+1919 có phong trào chấn hưng nội hố, bài trừ ngoại hoá + 1923 phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn. + Thành lập Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu (1923) + Phong trào báo chí địi quyền tự do...
Tuy nhiên những phong trào này chủ yếu nhằm thoả mãn yêu cầu về quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng trong kinh tế với tư bản Pháp.
- 25-12-1927 do ảnh hưởng phong trào DTDC ở trong nước và tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc , VNQD đảng thành lập.
(1.5 điểm) + Cơ sở hạt nhân là Nam đồng thư xã, một nhà xuất bản tiến bộ + Người lãnh đạo : Phạm Tuấn Tài và Nguyễn Thái Học
+ Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc kỳ
+ Mục đích: "Trước làm DTCM, sau làm thế giới CM", đường lối chính trị chưa rõ ràng, còn chung chung.
+ Thành phần phức tạp, kết nạp đảng viên bừa bãi, không chọn lọc, tổ chức lỏng lẻo, tạo điều kiện cho Pháp phá hoại.
+ Hoạt động chủ yếu nghiêng về ám sát cá nhân, manh động, biểu hiện cụ thể qua cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái:( 1.5 điểm)
+ Sau vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh (9-2-1929), Pháp ra sức lùng bắt và phá hoại tổ chức VNQD đảng. Trong khi lực lượng bị tổn thất, cơ sở cách mạng bị phá vỡ chưa kịp củng cố, những người lãnh đạo VNQD đảng quyết định khởi nghĩa vũ tranh với quan niệm " không thành công cũng thành nhân".
+ Cuộc khởi nghĩa bùng nổ 9-2-1930 với quy mơ khá lớn (Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Hà nội có ném bom phối hợp. Song chỉ duy trì được 1 tuần lễ thì bị Pháp đàn áp và thất bại (14-2-1930).
+ Mặc dù thất bại nhưng khởi nghĩa Yên Bái thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc ta nói chung và nghĩa quân Yên Bái nủngiêng. Từ đó thấy rõ mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc ta với thực dân Pháp vô cùng gay gắt.
Tuy nhiên, sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng chứng tỏ sự hăng hái, bồng bột nhất thời của tầng lớp TTS và cũng là sự thất bại của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ 20.
Giai cấp tư sản VN sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh 1 nước thuộc địa, ln bị chèn ép, số lượng ít, nhỏ bé về kinh tế, non kém về chính trị, nên khơng thể là giai cấp lãnh đạo CMVN.
Câu 48: (7 điểm)
Đoạn cuối của bản tun ngơn độc lập (2-9-1945) có viết:..." Tồn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Bằng sự hiểu biết của mình trong giai đoạn lịch sử từ 1946-1954,
hãy chứng minh điều khẳng định trên của Hồ Chí Minh. Cần làm nổi bật các nội dung chính sau:
- CMT8 thành công khai sinh ra nước VNDCCH, đưa nước ta từ 1 nước thuộc địa thành 1 nước độc lập, dân ta từ kiếp nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước, nên dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập (1 điểm)
- Đảng và nhân dân ta giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng 8 (1 điểm) + Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, diệt giặc đói, diệt giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính (0.5)
+ Chống thù trong giặc ngoài ( Tưởng và bè lũ tay sai của Tưởng, ký hiệp định sơ bộ và tạm ước Việt - Pháp với Pháp).
- Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc thể hiện qua 3 văn kiện quan trọng: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM, chỉ thị toàn dân kháng chiến của TƯ Đảng, tác
phẩm " kháng chiến nhất định thắng lợi" của tổng bí thư Trường Chinh thể hiện rõ đường lối kháng chiến: toàn đân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Khẳng định: nhân dân ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.(2 điểm) - Chứng minh sự đóng góp của cả dân tộc ta qua những chiến thắng từ buổi đầu của cuộc kháng chiến , đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.(3 điểm)
+ Chống Cuộc chiến đấu trong các đô thị + Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 + Xây dựng hậu phương kháng chiến + Chiến thắng Biên giới thu đông 1950
+ Huy động sức người sức của cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, Pháp buộc phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
+ Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ thành quả của cách mạng Tháng 8 và điều đó cịn được tiếp tục minh chứng trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Câu 3: (4 điểm)
Trình bày khái quát quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858- 1884. Qua đó hãy rút ra nhận xét?