- Đảng và Nhà nước có chính sách khai thác nguồn lực và vốn đầu tư trong và
22 Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tập 3 tr 65.
8.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Biển, Đảo
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông, đây là một trong các biển lớn nhất của thế giới có tuyến hàng hải và hàng khơng huyết mạch kết nối khu vực ASEAN với các đại dương. Để bảo vệ chủ quyền và an ninh q́c gia trên biển; bảo vệ trật tự và an tồn trên biển; bảo vệ môi trường biển; thực hiện việc khai thác thủy sản, dầu khí; nghiên cứu khoa học biển; đảm bảo giao thông vận tải biển;
vấn đề đề du lịch biển, đảo; v.v..., Việt Nam luôn khẳng định chủ trương giải quyết các xung đột thông qua đàm phán, giải quyết hịa bình mọi tranh chấp ở Biển Đơng trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002 (DOC), nhằm giữ gìn hồ bình, ổn định, hợp tác và tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Những vấn đề nói trên đã được Việt Nam khẳng định tại các diễn đàn Hội nghị quốc tế và khu vực, thông qua các cuộc gặp gỡ chính thức giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Ví dụ như trong các lần đàm phán cấp chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đã trao đổi ý kiến toàn diện, thẳng thắn, sâu rộng về vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước, ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000. Hiện nay, hai nước đang giải quyết vấn đề tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, DOC và lịch sử của hai nước; hay Việt Nam và Malaysia đã thống nhất giải quyết các vấn đề xung đột thông qua đàm phán, thương lượng hịa bình trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và DOC.
Đối với vấn đề Biển Đơng, Việt Nam đề nghị các q́c gia có liên quan khơng có những hành động nhằm làm phức tạp thêm tình hình. Liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đới với hai quần đảo này. Việt Nam cho rằng trong khi tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp đới với hai q̀n đảo Hồng Sa và Trường Sa, các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Q́c năm 2002, góp phần duy trì hịa bình, ổn định ở khu vực.
Một là: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm QP&AN và hợp tác quốc tế.
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045:
Mục tiêu đến năm 2030
Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hố sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thối mơi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước cơng nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
Để kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta và gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm QP&AN, bảo vệ chủ quyền vùng biển cần.
- Phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển lực lượng quốc doanh. Chống ô nhiễm môi trường biển, sơng ngịi, ao hờ và nghiêm cấm khai thác thuỷ hải sản bằng phương pháp huỷ diệt. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển; đẩy nhanh ngành cơng nghiệp đóng tàu biển và cơng nghiệp khai thác, chế biến hải sản, trong đó, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo.
- Xây dựng công nghiệp q́c phịng trong hệ thớng cơng nghiệp q́c gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ q́c phịng vừa phục vụ dân sinh. Tiếp tục điều tra tài nguyên và sinh vật biển để có kế hoạch khai thác, bảo vệ. Phát triển mạnh cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, cơng nghiệp hàng hải, đóng tàu, ni trờng, khai thác và chế biến thủy sản chất lượng cao...
- Đẩy nhanh tớc độ đơ thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải biển ...Phát triển kinh tế các vùng đảo, quần đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo, quần đảo.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thớng nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; mở rộng quan hệ đới ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai là: Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo vững mạnh đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.
Để thực hiện tớt nhiệm vụ quan trọng này, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân, trong đó, lực lượng trực tiếp và tại chỗ là nịng cớt. Với lẽ đó, cả trong thời gian trước mắt và lâu dài, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động xây dựng lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo như lực lượng Hải quân, Biên Phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ biển đủ mạnh, có sớ lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, trình độ hợp đờng tác chiến giữa các lực lượng, đảm bảo khả năng xử lý linh hoạt và hiệu quả các tình h́ng có thể xảy ra trên biển; quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng nịng cớt như Hải quân và Cảnh sát biển phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của bộ đội chủ lực với khả năng xử lý tình h́ng mau lẹ, trực tiếp của các lực lượng quân sự và dân sự ở các địa phương ven biển, luyện tập các phương án hợp đờng tác chiến trên biển, trong đó kết hợp chặt chẽ nghệ thuật tác chiến truyền thống của dân tộc với các phương án tác chiến sử dụng vũ khí công nghệ cao trong xử lý các tình h́ng có thể xảy ra. Phát huy sức mạnh của khới đại đồn kết tồn dân tộc trong xây dựng lực lượng quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương có biển.
Ba là: Kiên trì đối thoại tìm kiếm giải pháp hồ bình, tham gia xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển đảo.
Trước những vấn đề chủ quyền biển đảo ngày càng nóng, Việt Nam ln chủ trương, chủ động xử lý đúng đắn nhiều vấn đề nhạy cảm bằng đối thoại, thương lượng thông qua con đường ngoại giao. Việt Nam luôn đưa ra yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, khơng có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đơng, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 ngun tắc chung sớng hịa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an tồn biển, nghiên cứu khoa học, chớng tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để Biển Đơng thực sự là vùng biển hịa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới. Mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức q́c tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an tồn hàng hải q́c tế; cùng nhau xây dựng khu vực hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Bốn là: Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh q trình dân sự hóa trên biển, nhất là ở một số vùng biển, đảo có vị trí chiến lược kinh tế với xây dựng thế trận QP&AN ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược QP&AN trên biển. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng ta đã khẳng định: Thực hiện q trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn với
tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo ở Đông Bắc…. Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm Q́c phịng và an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cơng tác dân sự hóa trên các vùng biển, đảo, nhất là ở những vùng biển, đảo chiến lược đã được đẩy mạnh, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để củng cớ và xây dựng thế trận lịng dân trên biển. Ở một sớ đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, q́c phịng, q trình dân sự hố bước đầu được thực hiện có hiệu quả, tạo được dư luận tốt đối với quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng trên nhiều đảo được xây dựng ngày càng khang trang; đời sống của nhân dân trên các đảo từng bước đi vào ổn định; tư tưởng của nhân dân định cư trên các đảo tiền tiêu của Tổ q́c hồn toàn tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng.
Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường QP&AN. Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực ven biển, trên biển và các đảo phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong kế hoạch tổng thể của khu vực phòng thủ địa phương, phải mang tính hệ thống, bảo đảm sự liên kết chặt chẽ giữa biển, đảo với đất liền; kết hợp chặt chẽ giữa thế trận “tĩnh” của đảo và bờ với thế “động” của lực lượng tác chiến cơ động trên biển tạo nên thế trận liên hoàn, vững chắc. Trang bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội phải phù hợp với hệ thống trang bị kỹ
thuật QP&AN trong hệ thống các cụm lực lượng trên biển, thực hiện kiểm soát, giám sát, báo động, chi viện, hỗ trợ nhau trong đấu tranh phịng chớng các hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia. Các cơ sở hậu cần, kỹ thuật kinh tế - xã hội ven bờ, trên biển và trên các đảo phải sẵn sàng huy động cho nhiệm vụ q́c phịng, ưu tiên xây dựng các đảo tiền tiêu xa bờ có cơng sự kiên cớ, trang bị hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến dài ngày. Quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng cơ sở trên biển, đảo phải mang tính lưỡng dụng cao, không chỉ bền vững trước tác động của môi trường biển mà còn phải bền vững khi chuyển sang phục vụ mục đích QP&AN.
Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực lượng dân quân tự vệ vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, tồn vẹn vùng biển nói riêng và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ q́c nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta thực sự trở
thanh quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.