Tình hình chung

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 98)

- Đảng và Nhà nước có chính sách khai thác nguồn lực và vốn đầu tư trong và

22 Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tập 3 tr 65.

8.1.2. Tình hình chung

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một q́c gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3.260 km, có một vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, với hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa.

Thực trạng với quần đảo là Hồng Sa hiện nay: Trung Q́c đang chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo là Hoàng Sa (chiếm trong hai đợt, đợt 1 tháng 4/1956 và đợt 2 tháng 01/1974).

Thực trạng chiếm đóng và tranh chấp trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước 5 bên và yêu sách chủ quyền có 5 nước 6 bên. Cụ thể Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo (9 đảo nổi và 12 đảo đá ngầm); Trung Q́c hiện chiếm đóng trái phép 7 đảo đá ngầm; Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình (đảo lớn nhất ở q̀n đảo Trường Sa); Phi-lip-pin chiếm đóng 9 đảo; Ma-lai-xia hiện chiếm đóng 7 đảo; Brunây khơng có đảo nhưng vẫn tun bớ chủ quyền đối với Trường Sa.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, biển ln có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm Q́c phịng và an ninh của Việt Nam. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kinh tế biển của Việt Nam đã không ngừng phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của nước ta theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố21.

Việc gia nhập Cơng ước về luật biển 1982 đối với Việt Nam là vô cùng quan trọng vì từ thời điểm đó mọi vấn đề tranh chấp trên biển, về vùng chồng lấn trên biển và thềm lục địa ở Biển Đông sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của Công ước về luật biển 1982 và các văn bản q́c tế hiện hành có liên quan. Trong Nghị quyết phê chuẩn văn bản gia nhập Công ước về luật biển 1982 của Quốc hội Việt Nam ngày 23/6/1994 đã ghi nhận rằng mọi tranh chấp đối với các vùng biển, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, sẽ được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết, tơn trọng lẫn nhau, tơn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển.

Cần nhấn mạnh rằng, vận tải biển của Việt Nam chiếm trên 80% lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đó, việc nâng cao uy tín và vị thế ngành vận tải biển của Việt Nam trong khu vực ASEAN và trên trường quốc tế là cần thiết. Việt Nam phải tuân thủ và thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế, các quy phạm đã được định chế trong các Cơng ước về luật biển. Trong đó, quan trọng nhất là Công ước về luật biển 1982 và một số các Công ước khác về bảo vệ môi trường biển, về đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức vận tải và đánh cá, các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến biển và đại dương.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)