III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI KỂ NGẮN LỚP
2. 2 Kể ngắn theo câu hỏ
Tôi hướng dẫn như sau:
a.Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Chẳng hạn như đọc bài “ bàn tay dịu dàng” em tìm được những từ ngữ nào thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An? ( nhẹ nhàng, dịu dàng, trìu mến).
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị bài ở nhà. b.Bài mới
+ Giới thiệu bài:
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại các bài tập đã đọc nói về chủ đề thầy cô.
- Giáo viên giới thiệu: Các bài tập đọc trong tuần 7, 8 đều nói về tình cảm của thầy cô đối với học sinh, trong tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ thi kể về cô giáo (thầy giáo) lớp 1 của mình được thể hiện ở bài tập 2 trang 69.
+ Hướng dẫn làm bài:
- Gọi và HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên giúp HS hiểu nội dung, HS nối tiếp đọc câu hỏi, GV gợi mở để một số ý HS nhớ lại: Tên của cơ giáo (thầy giáo) dạy hồi lớp 1; tình cảm của cơ giáo (thầy giáo) đối với em và các bạn trong lớp; điều mà em đáng nhớ nhất; tình cảm của em đối với cơ giáo (thầy giáo).
Điều đáng nhớ nhất có thể là: Khi em mắc khuyết điểm thầy cô ân cần khuyên bảo em như thế nào?. Lúc em viết sai thầy cô đã uốn nắn cho em từng nét chữ như thế nào? + Học sinh làm bài:
- Học sinh thảo luận nhóm đơi: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và ngược lại.
- Học sinh hỏi - đáp trước lớp theo cặp.
- Học sinh thi kể về thầy cô theo 4 câu hỏi.
- Bình chọn bạn kể hay nhất. Học sinh có thể kể là:
Cô giáo lớp 1 của em tên là Thanh, cô rất yêu thương học sinh và luôn luôn chăm lo cho chúng em từng li từng tí. Mỗi khi em mắc lỗi cô chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo em, tuy không học cô nữa nhưng em và các bạn luôn nhớ về cô - cô là người mẹ thứ 2 của em.
c. Một số điểm khi dạy giáo viên cần lưu ý và ghi nhớ
+ Khi thực hiện kể chuyện theo câu hỏi GV cần hướng học sinh:
- Đọc kĩ từng câu hỏi.
- Hiểu đúng nội dung yêu cầu của câu hỏi.
- Biết nối kêt các câu trả lời thành câu chuyện ngắn. - Biết kết hợp lời kể với ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ. 2.3- Kể về gia đình
Tơi áp dụng như sau:
a.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức bài trước, sự chuẩn bị bài của học sinh.
b.Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
Gia đình là cái nơi ni các em khơn lớn, ở đó có tất cả những người thân yêu của em, đó là nơi gần gũi, thân thiết với các em. Hơm nay các em sẽ kể về gia đình mình cho cơ và các bạn trong lớp cùng nghe.
+ Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1:
- Học sinh đọc yêu cầu: 1 HS đọc cả lớp đọc thầm theo.
- Các em nhớ lại nội dung đã tìm hiểu ở nhà.
- Học sinh làm miệng trong nhóm bàn: HS đọc bài của mình các hS khác bổ sung
ý cho bạn.
- Học sinh nói miệng trước lớp: HS nhận xét, GV nhận xét.
Kết quả của bài tập HS có thể nói như sau:
Gia đình tơi gồm có 6 người: đó là ơng, bà, bố, mẹ, chị Lan và tơi. Ơng , bà tơi đã già. Bố là công nhân đang làm việc ở công ty may Hưng Yên. Mẹ tôi là giáo viên trường Tiểu
học Liên Khê. Chị Lan đang học ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật, cịn tơi là học sinh lớp 2C trường Tiểu học Liên Khê.
Tôi rất yêu quý những người thân trong gia đình. Hay:
Tơi xin giới thiệu với các bạn gia đình của tơi gồm có 4 người: Bố, mẹ, em Lan và tôi. Bố, mẹ tôi là nông dan, tuy công việc vất vả nhưng bố – mẹ quan tâm rất chu đáo đến 2 chị em tơi. Em Lan vẫn cịn nhỏ mới tròn 1 tuổi, em là thành viên hay “quậy” nhất nhưng ai cũng u. Cịn tơi là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Liên Khê. Em luôn tự hào về gia đình.
Bài 2:
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Học sinh nhớ nội dung câu trả lời để kể lại cho đúng và đủ ý.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đọc bài trước lớp, cả lớp và giáo viên nhận xét.
Từ những phương pháp giảng dạy của giáo viên chốt những điểm cần nhớ khi kể về gia đình.
+ Xác định rõ gia đình mình gồm mấy người.
+ Cần nói thành từng câu thật rõ ràng, khi kể cần xưng hơ thật đúng cho bạn nghe như: Tớ, mình, tơi, ….
+ Lời kể phải chân thực, thể đúng tình cảm của mình đối với gia đình. 2. 4 Kể về người thân
Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước nội dung cần kể thơng qua người thân trong gia đình.
2.4.2-Bài mới
a.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sơ bộ việc chuẩn bị bài ở nhà của HS b. Vào bài:
c. Giới thiệu bài - tìm hiểu đề
- Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu của đề bài, cả lớp theo dõi đọc và đọc thầm.
- Giúp HS tìm hiểu nội dung kể:
+ Em chọn đối tượng kể là ai? + Em biết gì về đối tượng định kể?
+ Em sẽ bắt đầu (giới thiệu) như thế nào?
+ Tình cảm của em dành cho đối tượng định kể như thế nào? d. Học sinh làm bài tập
- Giáo viên tổ chức HS hỏi - đáp theo cặp.
- Giáo viên quan sát và chú ý cho học sinh khi kể các nội dung cần đảm bảo tính chân thực.
- Giáo viên gọi HS kể trước lớp (gv chú ý cho các em kể theo trật tự nhất định theo gợi ý của câu hỏi). Khi kể xong giáo viên và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
Sau đây tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh làm một ví dụ cụ thể:
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Giáo viên dăn học sinh về tìm hiểu một thành viên trong gia đình và ghi chép lại dựa theo gợi ý bài 1 trang 85.
2. Bài mới:
* Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Giáo viên: Em hãy đọc phần ghi chép của em về 1 người thân trong gia đình. * Vào bài:
- Giới thiệu bài:
Giáo viên gọi học sinh nêu chủ điểm đã học rồi giới thiệu vào bài. - Hướng dẫn làm bài tập
+ Tìm hiểu yêu cầu của đề:
Một HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo Giáo viên: Đầu bài yêu cầu gì?
Học sinh: Đầu bài yêu cầu kể về ông, bà ( hoặc 1 người thân). Giáo viên: Vậy đối tượng chọn để kể gồm mấy người?
Học sinh: Đối tượng chọn kể là 1 người thân
Giáo viên: Để kể về 1 người thân em phải kể về những điều gì? Cơ mời một bạn đọc phần gợi ý và các bạn khác đọc thầm trả lời câu hỏi.
Học sinh: Thưa cô kể về 1người thân là kể về tuổi, nghề nghiệp và sự chăm sóc, tình cảm của người kể dành cho em.
+ Hướng dẫn chọn đối tượng để kể:
Em sẽ chọn ai để kể nào?
Người kể bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu? Người thân yêu quý, quan tâm em như thế nào? Tình cảm của em đối với người thân sẽ kể ra sao?
+ Học sinh làm bài miệng theo nhóm đơi + Học sinh thi kể trước lớp.
Giáo viên gọi cá nhân kể, học sinh nhận xét sửa sai, giáo viên kết luận. + Bình chọn bạn kể hay, ấn tượng về người thân của mình.
+ Giáo viên đưa ra bài kể hay để học sinh tham khảo, chẳng hạn:
Ví dụ:
Trong gia đình em, người em yêu quý nhất là bà.
Bà em năm nay đã ngồi 70 tuổi nhưng tóc bà vẫn cịn đen nhánh. Trước khi nghỉ hưu, bà là cô giáo dạy ở trường làng. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh, thỉnh thoảng những bài tập em không hiểu bà vẫn dạy bảo em đến nơi đến chốn. Có gì ngon bà cũng phần em, em rất yêu bà em vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em.
2.5- Kể về con vật
Với phương pháp này sách giáo khoa đưa ra cách dạy:
+ Giáo viên nêu u cầu của bài: Kể về vật ni (có thể kết hợp tả sơ lược)
+ HS: Xem tranh minh họa các con vật nuôi trong Sgk; chon kể chân thực về vật ni mà em biết. Đó có thể là một vật ni trong nhà em hoặc nhà hàng xoma; có thể là 1 con vật nuôi không được vẽ trong tranh.
* 4 đến 5 học sinh nói tên con vật em chọn kể.
* 1 đến 2 học sinh khá giỏi kể mẫu, cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Nhiều học sinh tiếp nối nhau kể, cả lớp và giáo viên nhận xét, kết luận người kể hay nhất.
- Qua nghiên cứu tôi đưa ra phương pháp dạy để hướng dẫn học sinh làm bài tập theo cách sau: