Biện pháp 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ luyện kỹ năng “Kể ngắn” cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp giúp HS học tốt bài văn dạng bài kể ngắn lớp 2 (Trang 45 - 54)

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI KỂ NGẮN LỚP

3. Biện pháp 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ luyện kỹ năng “Kể ngắn” cho học sinh lớp

sinh lớp 2

Những dạng bài tập “ Kể ngắn” chỉ thông qua các tiết học Tập làm văn với số lượng bài tập ít ỏi, tơi thiết nghĩ đối tượng học sinh trung bình yếu chưa đủ tự tin để nói thành câu với từng loại bài tập tơi trình bày ở phần 2.2.4. Bắng kinh nghiệm trong dạy học tôi đã giúp học sinh làm thêm một số bài tập được trình bày theo các dạng . Trong mỗi dạng gồm nhiều bài tập có một mục đích riêng nhưng tất cả đều bổ trợ cho các dạng “Kể ngắn” trong sách giáo khoa. Tất cả các bài tập đều đi từ dễ đến khó phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh được bố trí dạy ở buổi 2 trong trường:

Dạng 1: Kể ngắn theo tranh

Với dạng này GV dựa vào các bức tranh đã có sẵn trong sách giáo khoa yêu cầu học sinh quan sát tranh kể lại những gì thể hiện trong tranh.

- Học sinh biết quan sát tranh kể lại câu chuyện mà mỗi tranh thể hiện.

- Học sinh nói được đoạn văn ngắn gồm từ 3, 4 câu.

- Học sinh có hứng thú quan sát, thích quan sát và cảm nhận cái hay trong mỗi tranh.

Các bài tập thực hành:

Bài 1:

a, Dựa theo bức tranh số 1 (sách TV 2, tập , trang 38) em hãy kể lại câu chuyện bức tranh thể hiện.

b, Dựa vào bức tranh số 2 ( sách TV 2, tập 1, trang 38), em hãy kể lại câu chuyện bức tranh thể hiện.

ĐÁP ÁN

a, Hôm nay là ngày sinh nhật của Mai, mẹ tặng Mai một chú gấu bơng rất ngộ nghĩnh, dễ thương. Mẹ âu yếm nhìn Mai rồi nói:

- Mẹ tặng con nhân ngày sinh nhật. Chúc con gái ngoan, khỏe, học giỏi. Mai đưa 2 tay đón nhận món quà từ tay mẹ, xúc động nói:

- Ơi chú gấu bơng đẹp q! Con rất thích nó. Con cảm ơn mẹ!

b, Hôm nay Tuấn mải nô đùa, vô tình làm rơi chiếc lọ hoa xuống đất làm lọ hoa vỡ. Tuấn rất lo lắng vì sợ mẹ mắng. Nghe tiếng kêu “choang” mẹ ở ngoài sân chạy vào hỏi: - Tuấn ơi, làm sao đấy con?

Tuấn khoanh tay xin lỗi mẹ.

- Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ, con sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ rồi.

- Dạ vâng ạ!

Bài tập 2: Dựa theo bức tranh bài tập 3( sách TV 2, tập 1, trang 100) em hãy kể lại 1 câu chuyện mà nội dung bức tranh thể hiện

ĐÁP ÁN:

Mẹ đang bế em é. Em ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được điểm 10. Mẹ rất vui, mẹ khen: “ con gái mẹ học giỏi lắm!”. Cả hai mẹ con đều rất vui.

Bài tập 3: Dựa vào bức tranh ( sách TV 2, tập 1, trang 126). Em hãy kể lại câu chuyện thể hiện ở bức tranh.

ĐÁP ÁN

Trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh, chị Liên được giải Nhì. Nhà trường, gia đình và bạn bè ai cũng chúc mừng thành tích của chị. Cịn Nam ơm bó hao tươi thắm, nói:

- Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất.

- Cảm ơn em! Em thật ngoan.

Tóm lại qua những bài tập này giáo viên giúp học sinh dựa vào nội dung các bức tranh để rèn kĩ năng nói những gì mình nhìn thấy trong từng nội dung các bức tranh.

Dạng 2: Kể ngắn theo câu hỏi

Dạng bài này học sinh phải dựa vào các câu hỏi để trả lời. Với dạng bài này tôi đưa ra các bài tập cho học sinh như sau:

Bài tập 1:

- Tên em là gì? - Quê em ở đâu?

- Em học lớp nào, trường nào? - Em thích những mơn học nào? - Em thích làm những việc gì?

b, Dựa vào nội dung trả lời trên, em hãy giới thiệu về bản thân mình. * Mục đích bài tập:

- Học sinh biết trả lời các câu hỏi để kể các thơng tin về bản thân.

- Nói được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân.

- Rèn kĩ năng nói và bài tập là cơ sở để học sinh kể về gia đình. ĐÁP ÁN: a,

- Tên em là Nguyễn Sơn Thảo Đan

- Quê em ở Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên. - Em học lớp 2A, trường Tiểu học liên Khê. - Em thích học Hát, Tốn.

- Em thích nhặt rau phụ giúp mẹ nấu cơm.

.

b, Tên tôi là Nguyễn Sơn Thảo Đan. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn. Năm nay tôi học lớp 2A, trường Tiểu học Liên Khê, ở lớp - tơi rất thích học Tốn. Ngồi giờ học tơi rất thích làm một số việc vặt phụ giúp mẹ nấu cơm.

a, Trả lời câu hỏi sau: - Mẹ em tên là gì?

- Mẹ em bao nhiêu tuổi?

- Tình cảm của mẹ đối với em như thế nào? - Tình cảm của em đối với mẹ ra sao?

b, Dựa vào câu trả lời, em kể ngắn về mẹ của mình?

Mục đích của bài tập:

- Biết cách trả lời theo các câu hỏi.

- Kể được những điều nói về mẹ.

- Rèn kỹ năng kể theo câu hỏi và làm điểm tựa cho dạng “Kể về

gia đình”, Kể về người thân”. ĐÁP ÁN

a. Mẹ em tên là Nguyễn Thu Hiền.

- Mẹ em ngoài ba mươi tuổi

- Mẹ em là giáo viên.

- Mẹ luôn yêu thương, quan tâm tới em.

- Em rất yêu thương, kih trọng mẹ.

b. Ở xóm em, ai cũng khen mẹ em đẹp người, đẹp nết. Năm nay mẹ em ba mươi sáu tuổi mà trông mẹ mới chỉ ba mươi tuổi thôi. Mẹ em là cô giáo dạy ở Trường Tiểu học Liên Khê. Ở trường, mẹ là cơ giáo dạy giỏi, hết lịng thương u học sinh. Ở nhà, mẹ luôn

chăm lo, quan tâm chu đáo tất cả mọi thành viên trog gia đình. Mẹ u thương và ln lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi em được điểm mười, mẹ rất vui, khen em ngoan chăm học. Khi có chuyện buồn, mẹ động viên an ủi. Em ln thương u kính trọng mẹ. Em luôn cố gắng chăm ngoan học giỏi để mẹ vui.

Bài tập 3

a. Trả lời câu hỏi sau: - Ông em bao nhiêu tuổi? - Ông em thường làm gì?

- Tình cảm của ơng em đối với em như thế nào? - Tình cảm của em đối với ơng ra sao?

Mục đích:

Bài tập này cũng giống bài trên. Bài này các em biết kể về ơng. ĐÁP ÁN

a. Ơng em năm nay gần bảy mươi tuổi.

- Ơng thường chăm sóc những chậu cảnh.

- Ơng rất u q em.

- Em rất kính trọng ơng.

b. Ông em năm nay đã gần bảy mươi tuổi. Trước kia ơng là cơng nhân nhà máy Khí cụ điện I Sơn Tây, nay ơng đã nghỉ hưu. Ơng rất cưng chiều em, khi nào được lĩnh lương hưu ông thường mua cho em rất nhiều thứ: Truyện tranh, đồ dùng học tập, đồ chơi.

những lúc em bị ốm, ơng thường động viên em cho chóng lành bệnh. Em rất kính trọng và u thương ơng. Em mong ơng sống lâu trăm tuổi.

Bài tập 4

Trả lời câu hỏi - Chị em tên là gì?

-Chị em học lớp nào, trường nào?

- Chị thườg quan tâm tới em như thế nào? - Tình cảm của em đối với chị ra sao?

Mục đích:

Cũng giống như bài tập 2 nhưng biết kể về chị của mình. ĐÁP ÁN

a. Chị em tên là Thảo Linh.

- Chị đang học lớp 7A Trường Trung học cơ sở Liên Khê.

- Chị thường giảng giải những bài tốn khó giúp em.

- Em rất quí chị Thảo Linh.

b. Năm nay em lên lớp 2 là lúc chị Thảo Linh của em lên lớp 7A. Năm nay chị mười ba tuổi. Trường chị nằm cạnh trường em. Sáng sáng hai chị em cùng nhau đi học nên rất vui vẻ. Ngoài giờ học chị phụ giúp mẹ rất nhiều công việ gia đình như nấu cơm, lau nhà, rửa ấm chén…Khơng chỉ là con ngoan, chị cịn là học sinh giỏi sau năm liền. Em được chị giúp đỡ nhiều trong học tập, mỗi khi gặp bài tốn khó em loay hoay mãi khơng giải được, chị lại giảng giải tận nơi. Em rất yêu thương và tự hào về chị gái mình.

Dạng3: Kể ngắn về gia đình

Mục đích

- Học sinh nắm được gia đình mình có mấy người, gia đình mình có mấy thế hệ. - Kể ngắn được về gia đình.

- Biết thương yêu mọi thành viên trong gia đình.

Các bài tập

Bài tập 1: Gia đình của em gồm có 3 thế hệ: Ơng bà, bố mẹ, em và anh (chi). Em hãy kể về gia đình mình cho các bạn nghe.

ĐÁP ÁN

Tôi xin kể cho các ban nghe về gia đình tơi. Ơng tơi năm nay đã ngồi bảy mươi tuổi nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh. Hiện nay ơng đã nghỉ hưu, ơng thường chăm sóc những chậu cảnh trước nhà. Bà kém ơng năm tuổi, bà rất hiền lành, sống mẫu mực. Bà rất chăm làm mọi cơng việc trong gia đình. Bố tơi hiện là bộ đội đóng quân ở hải đảo. Mỗi năm bố chỉ về thăm nhà một lần, khi bố về khơng khí gia đình em vui hẳn lên. Mẹ tơi là giáo viên tiểu học, mẹ tôi rất yêu học sinh. Ở nhà mẹ chăm lo cho hai anh em tôi từng li từng tí. Anh trai tơi tên là Hải, anh đang học lớp 7A trường Trung học cơ sở Liên Khê. Năm nào anh cũng đạt học sinh giỏi. Cịn tơi là học sinh lớp 2C trường Tiểu học Liên Khê, tơi rất u gia đình tơi. Tơi sẽ chăm học để ơng bà, cha mẹ vui lịng.

Bài tập 2: Gia đình em gồm có Bố, mẹ và các con. Em hãy kể về các thành viên

trong gia đình. ĐÁP ÁN

Gia đình em sống rất đầm ấm, hạnh phúc. Mọi người luôn yêu thương, quan tâm đến nhau. Bố mẹ em đều là nông dân. Bố em ba mươi lăm tuổi nhưng trông bố già trước tuổi. Bà con lối xóm cứ gọi bố em là “Hà đen” bởi cái tên bố rất đúng màu da rám nắng của bố. Mẹ em gần ba mươi tuổi nhưng dáng mẹ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Ngày nào bố mẹ em cũng bận việc đồng áng. Tuy thé bố mẹ em rất quan tâm đến việc học hành của em. Tối tối mẹ tranh thủ giặt giũ, còn bố dạy em học bài. Còn em trai út mới lên ba tuổi đang học ở trường Mầm non Hoa Hồng. Cả nhà em rất cưng chiều e. Em yêu bố mẹ, yêu em trai của mình. Gia đình em khi bên nhau lú nào cũng tràn ngập tiếng cười. Em rất tự hào về gia đình em.

Dạng 4 : Kể về người thân

Khác với dạng “Kể về gia đình” có tính khái qt tất cả mọi thành viên trong gia đình cịn dạng “Kể về người thân” địi hỏi các em chỉ kể về một người. Vậy việc kể về một người thân đòi hỏi GV giúp các em phải biết phát huy lựa chọn từ, viết câu đúng với đối tượng chọn kể. Để học sinh kể tốt được các thành viên tùy từng đề, tôi đã đưa ra một số kiểu bài tập cho GVtrước khi các em đi sâu vào kể về người thân. Đó là:

Kiểu 1: Tìm từ Mục đích kiểu 1:

- Giúp học sinh có vốn từ để kể về một trong những người thân

- Học sinh tự tìm được những từ tả, kể về người thân.

- Biết sử dụng từ tìm được để kể về người thân.

Các bài tập

Bài tập 1: Tìm những từ ngữ để nói về tuổi của: Ông (bà), bố mẹ, anh chị, em bé.

- Những từ ngữ nói về tuổi của ơng bà: Gần 70 tuổi, ngoài 70 tuổi, khoảng 65 tuổi, 80 tuổi, ngồi 80 tuổi, …

- Những từ ngữ nói về tuổi của bố mẹ: Gần 30 tuổi, gần 35 tuổi, khoảng 35 tuổi, 40 tuổi

- Những từ ngữ nói về tuổi của anh chị: 9 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi,…

- Những từ ngữ nói về tuổi của em bé: mấy tháng tuổi, tuổi tập bò, tuổi tập đi, một tuổi, gần 2 tuổi, khoảng 2 tuổi, …

Bài tập 2: Tìm những từ ngữ để tả mái tóc của ơng(hoặc bà), bố hoặc mẹ, em bé

ĐÁP ÁN:

- Những từ ngữ tả mái tóc của ơng hoặc bà: Bạc trắng, đen nhánh, hoa râm, bạc

trắng như cước, ngả màu, muối tiêu.

-Những từ ngữ tả mái tóc của bố hoặc mẹ: óng ả, đen nhánh, mượt mà, …

-Những từ ngữ tả mái tóc của em bé: Đỏ hoe, lơ thơ, ngắn ngủi, …

Bài tập 3: Tìm những từ ngữ để tả hình dáng của người?

ĐÁP ÁN

Những từ ngữ tả hình dáng của người: Dong dỏng, tầm thước, đậm đà, nhỏ nhắn, bệ vệ, hơi còng, gầy gầy, cao ráo, lom khom,…

Bài tập 4:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp giúp HS học tốt bài văn dạng bài kể ngắn lớp 2 (Trang 45 - 54)