Cơ chế của quá trình trượt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trượt bờ dốc tuyến đường quốc lộ 12a, đoạn km 105 km150, từ khe ve đi cửa khầu cha lo, tỉnh quảng bình và đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Cơ chế của quá trình trượt

Sự trượt là hiện tượng dịch chuyển khỏi sườn dốc những khối đất đá riêng lẻ, hoặc dịch chuyển các bộ phận cấu tạo thân trượt hãy còn liên kết với nhau, hoặc sự chảy nhớt của các khối đất đá dưới tác dụng của các lực. Dạng, phương thức và tính chất dịch chuyển các khối đất đá sẽ quyết định cơ chế của quá trình trượt – cơ chế trượt đất đá. Tính chất cơ bản của cơ chế q trình trượt là sự dịch chuyển tương đối của bộ phận đất đá này đối với bộ phận khác, theo các mặt và đới yếu [9].

Một số trường hợp xảy ra sự dịch chuyển ( cắt) một khối tảng, hay nhiều khối tảng đất đá ( trượt kiến trúc), ở nhiều trường hợp khác sự dịch chuyển đất đá lại biểu hiện dưới dạng chảy như thể lỏng nhớt ( trượt dẻo) có cả phương thức dịch chuyển đất đá mang tính chất chuyển tiếp.

Trượt kiến trúc luôn là trượt cắt, là những loại trượt mà khi những khối đất đá trượt theo một, hoặc nhiều mặt yếu, thì ở đó sức chống cắt của đất đá không cản trở nổi sự dịch chuyển của nó. Trượt dẻo thường là trượt chảy. Sự chảy nhớt của đất đá bị trượt (thường là không đồng nhất ) có tính chất tương tự như chảy rối, vì trong đó các hạt đất đá cấu tạo nên thân trượt, ngoài hướng dịch chuyển chủ yếu ( trượt theo sườn dốc ) còn bị dịch chuyển ngang ( cắt ngang). Chảy nhớt đặc trưng cho sự phát triển các biến dạng dẻo, hoặc giòn – dẻo ở bên trong khối đất bị trượt. Trong khi đó, đối với trượt kiến trúc, các biến dạng như trên chỉ phát triển ở các mặt hoặc đới yếu [8].

Biến dạng không thuận nghịch của đất đá ở sườn dốc trong sự phát triển trượt dẻo thường tuân theo định luật về dẻo nhớt: định luật Bingham – Schwedoff:

d

dt

Tốc độ biến dạng tỷ lệ thuận với ứng suất – lớn hơn ứng suất giới hạn >o đối với đất đá của thân trượt ( hình 2.3).

Hình 2.3. Đường lưu biến của đất đá có tính biến dạng dẻo nhớt.

Đất đá loại sét, cũng như nhiều đá nửa cứng, có tính chất chảy dẻo khi ứng suất vượt quá một giới hạn xác định o - được gọi là ứng suất cắt giới hạn. Giới hạn đó đặc trưng cho sự biến đổi lực chống biến dạng bên trong của đất đá. Trong đất đá loại sét, ứng suất cắt giới hạn được quyết định bởi độ bền kiến trúc của đất đá. Khi phá vỡ các liên kết kiến trúc, ở trong đất đá phát triển các biến dạng dẻo. Biến dạng dẻo phát triển theo thời gian nên được gọi là biến dạng dẻo nhớt.

Khi hình thành tất cả các dạng trượt, ứng suất cắt phải vượt quá sức chống cắt bên trong của đất đá. Để xác định được cơ chế trượt của đất đá, cần xem xét cặn kẽ cấu trúc của khối trượt, trạng thái, tính chất của đất đá cấu tạo nên khối trượt và động lực phát triển của nó [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trượt bờ dốc tuyến đường quốc lộ 12a, đoạn km 105 km150, từ khe ve đi cửa khầu cha lo, tỉnh quảng bình và đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)