Cơ chế, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trượt trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trượt bờ dốc tuyến đường quốc lộ 12a, đoạn km 105 km150, từ khe ve đi cửa khầu cha lo, tỉnh quảng bình và đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp (Trang 85 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

4.3. Cơ chế, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trượt trong

vùng nghiên cứu

4.3.1. Đặc điểm chung của các khối trượt.

Trong quá trình khảo sát trên tuyến đường Quốc lộ 12a từ Khe Ve đi cửa khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình cho thấy các khối trượt ở đây có đặc điểm chung như sau:

- Các khối trượt đều xảy ra trên cấu trúc địa chất bao gồm 02 lớp đất đá: Lớp (1) sét pha lẫn dăm sạn trạng thái dẻo cứng và lớp 2 là đá bột kết phong hóa mạnh.

- Mặt trượt là mặt tiếp xúc giữa lớp 1 và lớp 2, trên mặt trượt đều lộ ra đá bột kết phong hóa mạnh.

4.3.2. Cơ chế quá trình trượt trong vùng nghiên cứu

Hiện tượng trượt trong vùng nghiên cứu chủ yếu phát triển trên vỏ phong hóa của các đá bột kết với bề dày của lớp vỏ phong hóa khơng đều, ranh giới giữa đá gốc và lớp đất phong hóa ở trên khơng rõ ràng mà thường là một đới mỏng. Hầu hết các khối trượt đều làm lộ ra nền đá gốc. Mặt trượt là đới tiếp xúc giữa lớp đất tầng phủ và nền đá gốc phong hố mạnh đến gần hồn tồn, mặt trượt không đều phụ thuộc vào bề mặt đá gốc.

4.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng

Như đã được phân tích ở trên, q trình trượt thường rất phức tạp, xảy ra với tốc độ nhanh và bất ngờ, nguyên nhân của trượt là do nhiều yếu tố khác nhau tác động đồng thời và khi lực gây trượt vượt quá giới hạn cân bằng giới hạn thì sẽ xảy ra trượt. Các yếu tố gây trượt đất đá trong vùng nghiên cứu được phân chia ra hai dạng như sau:

Các nguyên nhân chính gây trượt là 1) Khai đào, cắt xén chân sườn dốc để tăng bề rộng mặt đường làm cho độ dốc của sườn dốc tăng lên. 2) Độ bền của đất đá trên sườn dốc giảm khi bị biến đổi trạng thái vật lý do các yếu tố khác,3) Tác dụng của áp lực thủy động lên đất đá.

Trong quá trình khai thác sử dụng tuyến đường cũ trước khi cải tạo nâng cấp hiện tượng trượt, sạt lở ta luy dương trên tuyến đường xảy ra ít với quy mơ nhỏ khơng đáng kể vì đất đá trên sườn dốc, góc dốc của mái ta luy khá ổn định, thảm thực vật trên mái taluy khá dầy. Khi triển khai thi công mở rộng, nâng cấp tuyến đường, hiện tượng trượt bờ dốc trên tuyến đường xảy ra khá nhiều với quy mô khá lớn. Nguyên nhân chính gây ra trượt, sạt lở là do đơn vị thi công đã khai đào, cắt vào chân sườn dốc để mở rộng nền đường đã làm cho góc dốc của mái taluy tăng lên đột ngột và các cơng trình phụ trợ trên tuyến đường như hệ thống thoát nước, gia công mái taluy không được làm đồng bộ. Khi gặp những ngày mưa to, kéo dài đất đá bị bão hòa kết hợp với áp lực thủy động đã làm cho taluy dương bị trượt, sạt lở

Khi tiến hành khảo sát địa chất cơng trình ngồi thực địa thơng thường chọn thời điểm có thời tiết tốt, trời nắng, các đất trên sườn dốc có trạng thái dẻo cứng, nửa cứng. Qua kết quả thí nghiệm thì đất đá cho thấy độ bền của đất đá trong điều kiện tự

nhiên cao hơn nhiều so với trong điều kiện bị bão hòa nước, khi bị bão ngấm nước, khối lượng thể tích của đất tăng cao, lực dính của đất giảm đi, khi có mưa kéo dài làm cho đất đá trên sườn dốc bị bão hòa, tạo nên các đới yếu nhất là tại ranh giới tiếp xúc giữa đá gốc và vỏ phong hóa.

Tại thời điểm khảo sát hầu như trên sườn dốc khơng có nước ngầm , đơi chỗ nước xuất hiện dưới chân taluy dương với các vết lộ có lưu lượng nhỏ và khơng liên tục quanh năm. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa. Như vậy chỉ khi có mưa thì nước ngầm mới xuất hiện trong sườn dốc, tạo nên áp lực thủy động tác động lên đất đá. Cùng với lượng mưa đủ lớn và đủ lâu đất đá bị bão hòa nước, độ bền suy giảm nhiều, cùng với tác động của áp lực thủy động hiện tượng trượt dễ dàng xảy ra.

Chương 5

Kiểm toán hiện tượng trượt và đề xuất các giải pháp khoa học cơng nghệ phịng chống

Dùng phần mềm Geo-Slope kiểm toán đánh giá độ ổn định sườn dốc để dự báo nguy cơ trượt bờ dốc.

5.1. Giới thiệu chung về phần mềm Geo-Slope và các tính năng khi phân tích ổn định sườn dốc, mái dốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trượt bờ dốc tuyến đường quốc lộ 12a, đoạn km 105 km150, từ khe ve đi cửa khầu cha lo, tỉnh quảng bình và đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp (Trang 85 - 88)