Đặc điểm địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trượt bờ dốc tuyến đường quốc lộ 12a, đoạn km 105 km150, từ khe ve đi cửa khầu cha lo, tỉnh quảng bình và đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các yếu tố địa lý tự nhiên

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình khu vực là một vùng núi có độ cao trung bình khoảng 600 - 700 m, tạo thành một dải dài khoảng 50 km dọc biên giới Việt - Lào. Nhìn tổng qt trong khu vực có 3 kiểu địa hình chính:

3.1.2.1. Kiểu địa hình núi đá vơi (karst)

Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích trong vùng nghiên cứu, và phân bố ở nửa cuối của tuyến đường bao gồm khối núi đá vơi liên tục từ dãy núi Phu Tóc Vũ, đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hoá) kéo dài tới hang én, Rào Bụt, Cà Roòng (huyện Bố Trạch), dài khoảng 70 km. Đây chính là khối núi đá vơi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. Phạm vi của núi đá vôi trải rộng sang Lào có diện tích khoảng gần 200.000 ha. Nếu tính tồn bộ khối núi đá vơi liên tục cả về phía Việt Nam và Lào thì đây là một trong những khối núi đá vôi rộng lớn nhất hành tinh (Pierre G., 1966). Tại đây, các dãy núi đá vôi phát triển hầu như liên tục, thành phần tương đối đồng nhất, độ dày trên 1000 m.

3.1.2.2. Kiểu địa hình núi cao

Kiểu địa hình này phân bố ở vùng đầu tuyến. Độ cao biến động từ 500-1000 m hay hơn chút ít. Độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình 25-30o. Có khá nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo các suối như khe Am, khe Cha Lo, khe

Chùa Ngút và ở cực tây nam có thung lũng dọc Rào Thương. Nhìn chung địa hình phi karst khơng cao hơn nhiều so với địa hình karst. Từ bắc xuống nam có các đỉnh: Phu Toc Vu (1000m),.

Địa hình phi karst cũng là vùng đầu nguồn của các con sông, suối chảy vào sơng Gianh. Nhìn chung dạng địa hình này thoải và mềm mại hơn vùng núi đá vôi. Độ chia cắt cũng không mạnh bằng.

3.1.2.3 . Kiểu địa hình núi thấp chuyển tiếp

Đây là kiểu địa hình có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vơi và địa hình đá lục nguyên. Chúng phân bố rải rác, thường tập trung ở những vùng chuyển tiếp giữa núi đá vơi và đá lục ngun. Địa hình thường là những đỉnh núi thấp dưới 800 m, tuy khơng hiểm trở như kiểu địa hình karst nhưng cũng rất đa dạng, phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trượt bờ dốc tuyến đường quốc lộ 12a, đoạn km 105 km150, từ khe ve đi cửa khầu cha lo, tỉnh quảng bình và đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)