7. Cấu trúc của luận văn
5.3. Các biện pháp phòng chống trượt
Nhiệm vụ của các biện pháp phòng chống trượt là để bảo vệ lãnh thổ khỏi bị trượt phá huỷ, tạo cho lãnh thổ và các cơng trình phân bố ở trên đó có độ ổn định và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường.
Trong thực tiễn chống trượt, hiện nay người ta thường sử dụng các nhóm biện pháp sau: 1) điều tiết dịng mặt; 2) tháo khơ đất đá bị sũng nước; 3) phân bố lại các khối đất đá; 4) chống xói lở và rửa xói; 5) gia cố các khối đất đá bằng cơng trình tường chắn và cơng trình neo; 6) cải tạo tính chất của đất đá; 7) công tác cải tạo bằng trồng cây; 8) các biện pháp bảo dưỡng.
a. Cần xuất phát từ những nguyên nhân đã gây nên sự tạo thành trượt và những điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển hiện tượng đó mà lựa chọn biện pháp chống trượt. Biện pháp chống trượt phải làm yếu, hoặc ngăn ngừa tác động của những lực gây ra sự chuyển dịch các khối đất đá và tạo ra những điều kiện bất lợi đối với trượt.
b. Hiệu quả của các biện pháp chống trượt chỉ đạt được khi nào cấu trúc địa chất của khối trượt, hình dạng, thế nằm của các mặt trượt hay đới yếu, vị trí các tầng chứa nước, các đới chứa nước và điều kiện cung cấp của chúng đã được nghiên cứu kỹ.
c. Thực tiễn chống trượt cho thấy: ít khi chỉ sử dụng một dạng biện pháp nào đó mà làm ổn định được khối trượt. Thường muốn khối trượt được ổn định cần phải tiến hành một tổ hợp nhiều biện pháp chống trượt.
d. Khi đã quyết định tổ hợp biện pháp để làm ổn định trượt, cần luận chứng mức độ hợp lý về kỹ thuật và có lợi về kinh tế của nó, trên cơ sở so sánh nhiều phương án [6].
Trên cơ sở các các nguyên tắc trên, căn cứ vào điền kiện địa chất cơng trình, điều kiện địa hình địa mạo và mức độ xảy ra các hiện tượng trượt tác giả kiến nghị các giải pháp xử lý như sau.