RÈN KĨ NĂNG NHẬN DẠNG CÁC DẠNG TOÁN

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 (Trang 29 - 31)

Trong q trình giải tốn có lời văn, đặc biệt là giải tốn điển hình, mỗi lần gặp một bài tốn mà học sinh lại phải tính lại từ đầu thì sẽ rất lâu, mất nhiều thời gian. Vì vậy cần rèn cho học sinh nhận dạng nhanh các dạng tốn. Từ đó, học sinh huy động vùng kiến thức, kĩ năng cần thiết vào giải bài toán.

Bài tốn 1: Khơng giải bài tốn, hãy đánh dấu nhân vào ơ trước bài tốn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.

Có 60 tấn thóc chứa trong 2 kho, kho lớn chứa gấp 4 lần kho nhỏ. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?

Có 60 tấn thóc chứa trong 2 kho, kho lớn chứa hơn kho nhỏ 4 tấn thóc. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?

Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 50 tuổi. Bố hơn con 28 tuổi. Tính tuổi mỗi người.

Bài toán 2: Cho sơ đồ sau:

Trong 3 đề toán sau, hãy chọn 1 đề toán tương ứng với sơ đồ trên.

a. Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 10 cm. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó.

b. Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 10 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó.

c. Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 10 cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó.

Bài tốn 4: Quan sát 4 sơ đồ sau, sơ đồ nào thuộc bài tốn “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”

Bài tốn 5: Mỗi bài tốn sau thuộc dạng tốn gì?

a.Lớp 4A có 4 tổ, trung bình mỗi tổ có 9 bạn. Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là 4 bạn. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?

b. Hiệu hai số là 738. Tìm hai số đó biết thương của chúng là 9.

c. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 125m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.

d. Trung bình cộng của hai số bằng 15. Biết một trong hai số đó bằng 12. Tìm số kia. * Các bài tập trên, mỗi bài tập cũng có một mục đích khác nhau: bài tập 1 đã cho sãn dạng toán nên trong số 3 bài tốn đã cho, chắc chắn có bài tốn thuộc dạng tốn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Học sinh chỉ cần đọc kĩ đề bài và chọn bài toán phù hợp với yêu cầu .

Ở bài tập 2, đề bài cho sẵn sơ đồ và các bài tốn song khơng cho đó là dạng tốn nào, học sinh cần dựa vào sơ đồ (phương tiện trực quan) để chọn bài toán phù hợp ( bài toán b).

Bài tập 3 cho sẵn sơ đồ song khơng cho đề tốn, học sinh chỉ dựa vào sơ đồ và nhận dạng tốn (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).

Bài tập 4 gồm nhiều sơ đồ, học sinh phải huy động các kiến thức về dạng tốn điển hình để xem sơ đồ nào thuộc dạng tốn “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” bằng phương pháp loại trừ (sơ đồ 1: bài tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”; sơ đồ 2: “ Tìm số trung bình cộng”; sơ đồ 3: “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”; cịn lại sơ đồ 4: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”).

Bài tập 5 khơng cho sẵn sơ đồ, chỉ có đề tốn. Mỗi bài tốn lại có các từ ngữ mà học sinh dễ nhầm lẫn các dạng toán. Để nhận dạng được dạng toán trong trường hợp này, học sinh phải sử dụng phương pháp phân tích để sàng lọc những yếu tố rườm rà, chú ý từ ngữ quan trọng.

Ví dụ: Bài tốn b cho biêt hiệu hai số là 738; thương của hai số là 9 có nghĩa là tỉ số của hai số là 9. Từ đó xác định được đây là dạng tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)