Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài II NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 (Trang 68 - 77)

VI. DẠY NÂNG CAO DÀNH CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎ

2. Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài II NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Giờ dạy thực nghiệm

Tiết1: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Làm quen với dạng tốn: “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. - Kĩ năng: Giúp học sinh biết cách giải bài tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.

- Thái độ: Biết vận dụng dạng tốn về “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” vào thực tế cuộc sống.

B. Đồ dùng dạy học

- 2 băng giấy viết sẵn đầu bài hai bài toán 1 và bài toán 2. - Giấy khổ to để làm bài tốn 2.

- Bảng phụ có các bước giải của hai dạng tốn: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu I. Kiểm tra bài cũ

Một học sinh lên bảng giải bài toán:

Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 125m, chiều rộng bằng chiều dài. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó. (Bài 4 trang 149 - Sách giáo khoa toán 4).

Bài giải Ta có sơ đồ: ?m Chiều rộng: 125 Chiều dài: ?m Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng hình chữ nhật là: 125 : 5 x 2 = 50 (m) Chiều dài hình chữ nhật là: 125 - 50 = 75 (m) Đáp số: Chiều rộng: 50m Chiều dài : 75m.

- Củng cố các bước giải của dạng tốn “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” (4 bước: vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau, tìm giá trị một phần, tìm các số).

Lưu ý: Có thể làm gộp bước tìm giá trị một phần với bước tìm số bé. II. Bài mới:

1.Giới thiệu:

Những tiết toán trước, chúng ta dã được học cách giải bài tốn “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Giờ này, chúng ta sẽ được học cách giải một dạng tốn mới. Đó là dạng tốn nào? Chúng ta cùng vào bài hôm nay.

2.Hướng dẫn giải bài tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” Bài toán 1:

- Giáo viên gắn băng giấy có nội dung bài tốn lên bảng. - Gọi hai học sinh đọc đề bài.

- Bài tốn cho biết gì? (Bài tốn cho biết hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số là ) - Hiệu của hai số là 24 có nghĩa là gì? (Số lớn - Số bé = 24).

- Tỉ số của hai số là bao nhiêu? (Tỉ số của hai số là ). - Tỉ số này cho biết gì? (Số bé bằng số lớn).

- Bài tốn hỏi gì? (Tìm hai số).

- Giáo viên nêu: Bài toán cho biết hiệu và tỉ số của hai số và u cầu chúng ta tìm hai số đó. Dựa vào đặc điểm này nên bài tốn thuộc dạng tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. (Giáo viên ghi đầu bài lên bảng).

Bài toán thuộc dạng toán này được giải như thế nào?

- Khi vẽ sơ đồ, số bé được biểu thị bởi mấy phần bằng nhau? (Số bé được biểu thị bởi 3 phần bằng nhau).

- Giáo viên vẽ sơ đồ biểu thị số bé lên bảng.

- Tương tự như vậy, số lớn được biểu thị bởi mấy phần như thế? (Số lớn được biểu thị bởi 5 phần như thế).

- Biểu thị hiệu hai số và yêu cầu của bài toán trên sơ đồ? (1 học sinh lên bảng). - Giáo viên kết luận đúng / sai.

Ta có sơ đồ: ? Số bé :

24 Số lớn:

?

- Một học sinh nhìn vào sơ đồ, nhắc lại đề toán.

- Theo sơ đồ, số lớn hơn số bé mấy phần bằng nhau? (Giáo viên chỉ vào sơ đồ để hỏi học sinh) (Số lớn hơn số bé 2 phần bằng nhau).

- Em nêu phép tính để tìm được 2 phần.(Em thực hiện phép trừ: 5 - 3 = 2 phần).

- Như vậy, hiệu số phần bằng nhau là mấy? (Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là 5 - 3 = 2 phần) (Giáo viên ghi bảng câu trả lời và phép tính).

- Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị? (Số lớn hơn số bé 24 đơn vị).

- Vậy 24 đơn vị tương ứng với mấy phần bằng nhau? (24 đơn vị ứng với 2 phần bằng nhau).

- Hãy tìm giá trị một phần? (Giá trị một phần là: 24 : 2 = 12) - Số bé là bao nhiêu? (12 x 3 = 36)

- Số lớn là bao nhiêu? (36 + 24 = 60)

(Khi giải bài tốn, ta đã gộp bước tìm giá trị một phần và bước tìm số bé với nhau). - Hướng dẫn học sinh cách kiểm tra lại đáp số:

+ Số lớn hơn số bé là bao nhiêu? (Số lớn hơn số bé là: 60 - 36 = 24) + Tỉ số của số bé và số lớn là bao nhiêu? ( = ).

+ Vậy đáp số bài toán là đúng hay sai? (Đáp số của bài toán là đúng). Bài toán 2:

- Giáo viên gắn băng giấy có nội dung bài tốn lên bảng. - Gọi hai học sinh đọc đề tốn.

- Bài tốn cho biết gì? (Bài tốn cho biết chiều dài hình chữ nhật hơn chiều rộng của hình chữ nhật là 12cm, chiều dài bằng chiều rộng).

- Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán thuộc dạng tốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó).

(Vì hiệu của chiều dài và chiều rộng là 12cm, tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là . Bài tốn u cầu tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật).

Hãy vẽ sơ đồ minh họa bài toán trên. (Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở).

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét sơ đồ trên bảng. Học sinh nhận xét đúng/sai. - Vì sao đúng (hoặc vì sao sai)? (Sơ đồ đúng vì tỉ số của chiều dài và chiều rộng là nên biểu thị chiều dài là 7 phần bằng nhau thì chiều rộng là 4 phần như thế).

- Hiệu số phần bằng nhau là mấy? (Hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 4 = 3 (phần)). - Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu mét? (Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với 12m).

- Hãy tính giá trị của một phần (12 : 3 = 4m). - Tìm chiều dài hình chữ nhật (4 x 7 = 28m) - Tìm chiều rộng hình chữ nhật (28 - 12 = 16m)

- Học sinh làm bài giải vào vở, 1 học sinh làm trên bảng lớp.

Bài giải Ta có sơ đồ: ?m Chiều dài 12 m Chiều rộng: ?m

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 4 = 3 (phần)

Chiều dài hình chữ nhật là: 12 : 3 x 7 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là:

28 - 12 = 16 (m)

Đáp số: Chiều dài: 28m Chiều rộng: 16m. - Học sinh nhận xét bài giải của học sinh trên bảng.

- Cách kiểm tra lại đáp số? (Tương tự bài toán 1). - Giáo viên kết luận bài giải đúng.

* Qua hai bài toán 1 và 2, hãy nêu các bước gải bài tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”? Học sinh thảo luận mhóm 4 và trả lời câu hỏi.

(Bước 1: Vẽ sơ đồ.

Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau. Bước 3: Tìm giá trị một phần.

Bước 4: Tìm các số

Trong các bước tìm số bé, ta đã gộp bước tìm giá trị một phần).

3. Thực hành

Bài 1:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Bài tốn thuộc dạng tốn gì? (Bài tốn thuộc dạng tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”).

_ Vì sao em biết? (Bài toán cho biết số thứ nhất kém số thứ hai 123 có nghĩa là hiệu hai số là 123; tỉ số của hai số là ; Bài tốn u cầu tìm hai số đó).

- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. - Giáo viên cho học sinh nhận xét và hỏi thêm:

+ Vì sao em biểu thị số thứ nhất là 2 phần bằng nhau và số thứ hai là 5 phần như thế? (Vì tỉ số của hai số là ).

+ Khi tìm số bé, em thực hiện phép chia 123 : 3 để tìm gì? (Em thưc hiện phép chia 123 : 3 để tìm giá trị một phần).

- Giáo viên kết luận bài giẩi đúng. Ta có sơ đồ ? Số thứ nhất 123 Số thứ hai ?

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần) Số thứ nhất là: 123 : 3 x 2 = 82 Số thứ hai là: 82 + 123 = 205 Đáp số: Số thứ nhất:82 Số thứ hai : 205 Bài 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề toán.

- Học sinh tự làm bài vào vở, 1 học sinh viết bài vào giấy khổ to. Ta có sơ đồ: ? tuổi

Tuổi con:

25 tuổi Tuổi mẹ:

: ? tuổi

7 - 2 = 5 (phần) Tuổi con là: 125 : 5 x 2 = 10 (tuổi) Tuổi mẹ là: 10 + 25 = 35 (tuổi) Đáp số: Con: 10 tuôỉ Mẹ: 35 tuổi - Học sinh làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng. Giáo viên cho điểm. Cách kiểm tra đáp số bài toán? (Tương tự bài toán 1).

- Học sinh dưới lớp đổi vở cho nhau kiểm tra. Bài 3:

- 3 học sinh đọc đề toán. - Giáo viên hướng dẫn:

+ Số bé nhất có ba chữ số là số nào? (Số bé nhất có ba chữ số là số 100). + Hiệu hai số là bao nhiêu? (Hiệu hai số là 100).

+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu? (Tỉ số của hai số là ). + Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Hãy sử dụng cách giải dạng tốn đó để giải bài tốn trên. - Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng giải bài toán. - 1 học sinh đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe.

- Vì sao em tìm được số bé là 125? (Vì số lớn là 225, hiêụ hai số là 100 nên lấy 225 - 100 = 125).

- Nhận xét bài làm trên bảng. Giáo viên cho điểm. Học sinh kiểm tra bài làm của mình.

4. Củng cố, dặn dò

(Bước 1: Vẽ sơ đồ

Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau Bước 3: Tìm giá trị một phần

Bước 4: Tìm các số).

- Các bước giải bài tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và cách giải bài tốn “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” có gì giống và khác nhau? (Cách giải 2 dạng tốn này giống nhau: đều có 4 bước giải trong đó có 3 bước giống nhau:

Bước 1: Vẽ sơ đồ

Bước 3: Tìm giá trị một phần Bước 4: Tìm các số.

Nhưng khác nhau ở bước 2: Dạng tốn “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”phải tìm tổng số phần bằng nhau.

Dạng tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”phải tìm hiệu số phần bằng nhau.

- Giáo viên gắn bảng phụ có hai cách giải hai dạng tốn trên lên bảng (trong đó có bước 2 được viết bằng phấn khác màu).

Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 1: Vẽ sơ đồ

Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau Bước 3: Tìm giá trị một phần Bước 3: Tìm giá trị một phần

Bước 4: Tìm các số Bước 4: Tìm các số

Tiết 2: Luyện tập (Tiết 2 trang 151) A. Mục tiêu:

Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài tốn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” (dạng với n > 1).

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ có sơ đồ của bài tập 4. - 2 tờ giấy khổ to để làm bài tập 4.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)