IV. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN MỚ
2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để hồn chỉnh các bài tốn sau:
a. Chiều cao của ba bạn Thủy, Tâm, Minh lớp em lần lượt là ....cm, …..cm và…..cm. Hỏi trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là bao nhiêu xăng - ti - mét?
b. Hiện nay mẹ hơn con …...tuổi, tuổi mẹ gấp …..lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người.
c. Mẹ mua ….kg gạo nếp và gạo tẻ. Tính số gạo mỗi loại biết rằng số gạo nếp bằng …..số gạo tẻ.
d. Một lớp học có … .học sinh. Số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là ……học sinh. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
Ngồi ra có thể yêu cầu học sinh đặt đề toán bằng nhiều cách: - Đưa các dữ kiện, học sinh đặt câu hỏi cho bài toán.
- Tự lập đề toán theo bài giải cho sẵn.
- Lập đề toán tương tự với bài toán vừa giải.
* Với dạng bài đặt đề tốn cần chú ý: tình huống mà học sinh nêu ra phải phù hợp với nội dung bài tốn, phù hợp với thực tiễn. (Ví dụ: tuổi mẹ hơn tuổi con, số đo chiều cao của học sinh lớp 4….) và các số liệu đó phải tính tốn được (phù hợp với trình độ của học sinh lớp 4).
Ví dụ: Tổng số đo chiều cao của ba bạn phải là một số chia hết cho 4. Với bài tốn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” thì tổng và hiệu phải cùng là số chẵn hoặc cùng là số lẻ thì học sinh lớp 4 mới giải được bài tốn. Bởi vì lúc đó các số cần tìm (số lớn, số bé) mới là số tự nhiên. Còn nếu tổng hai số là số chẵn, hiệu hai số là số lẻ và ngược lại thì hai số tìm được sẽ là số thập phân. Với dạng bài “Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó” thì tổng hai số phải chia hết cho tổng số phần bằng nhau, còn hiệu hai số phải chia hết cho hiệu số phần bằng nhau.