6. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
• Những hạn chế còn tồn tại
- Công nợ đến hạn phải thu thường bị chậm lại so với hợp đồng đã ký
- Các khoản phải thu ngắn hạn trong tài sản ngắn hạn lớn, đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng
- Hàng tồn kho tăng cao qua các năm
- Hệ số thanh toán nhanh của công ty còn quá thấp
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời năm 2013 so với năm 2012 và năm 2011 đã tăng lên tuy nhiên con số này không cao
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không cao
- Tiến độ quyết toán các khoản phải thu của khách hàng còn chậm, vẫn còn một lượng vốn đang bị khách hàng chiếm dụng.
• Nguyên nhân
của VLĐ, tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn.
- Tình hình kinh tế còn khó khăn, thị trường trì trệ kèm theo nguy cơ tái lạm phát; nợ xấu chưa được cải thiện, dòng tín dụng bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn, thâm hụt ngân sách trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thua lỗ, hàng tồn kho lớn và sức mua giảm sút.
- Các chủ trương của Chính phủ về cấm sản xuất và lưu thông bóng đèn sợi đốt trên 60W và giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất ảnh hưởng lớn đến doanh thu và làm tăng chi phí sản xuất.
- Công ty chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ chưa tốt.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN
PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG , NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
•Các mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới của công ty:
Xây dựng Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện, và bảo vệ môi trường có:
- Xây dựng nguồn nhân lực mạnh và từng bước tiến tới chuyên nghiệp, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ khung.
- Xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến ISO – 9001 :2008, triển khai Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ theo mô hình Châu Âu làm nền tảng phát triển nguồn nhân lực. - Có công nghệ sản xuất tiên tiến
- Có dàn sản phẩm tương đối hiện đại, đa dạng và đồng bộ, có thể mở rộng tính năng và lĩnh vực chiếu sáng, cung cấp Hệ thống và giải pháp chiếu sáng xanh, tham gia đấu thầu hạng mục chiếu sáng trong một số loại công trình. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của công ty.
- Có thương hiệu uy tín, tin cậy và được tín nhiệm. Có vai trò dẫn dắt, chi phối trên thị trường nội địa.
- Nâng cao một bước đời sống tinh thần, hết sức chú trọng cải thiện môi trường (cả môi trường vật lý và môi trường xã hội) và điều kiện làm việc của công nhân viên.
• Chiến lược phát triển chung và dài hạn:
- Phát triển các sản phẩm chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. Trong ngắn hạn, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực – chiến lược – mũi nhọn của công ty là các sản phẩm tiết kiệm năng lượng như LED, đèn Compact, dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn.
- Thực hiện chiến lược đầu tư và phát triển khoa học công nghệ theo định hướng chiến lược phát triển công ty đến 2015.
- Chiến lược thị trường: lấy thị trường trong nước là quyết định, thì trường xuất khẩu là quan trọng.
- Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp. - Nâng cao tiềm lực khoa học – công nghệ - Tạo động lực, phát huy nhân tố con người
- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, đưa hệ thống giải pháp chiếu sáng vào công trình xây dựng; tiết kiệm nhiên liệu, giảm lượng khí thải góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các chất thải rắn không có lợi cho môi trường.
- Tham gia các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Giới thiệu và cung cấp các nguồn sáng tiết kiệm năng lượng đến người có thu nhập thấp tại các vùng sâu, vùng xa hẻo lánh.
Căn cứ vào thực trạng sản xuất kinh doanh và công tác dự báo tình hình biến động của thị trường, công ty đã đề ra kế hoạch từ năm 2014:
Bảng 3.1. Chỉ tiêu dự kiến năm 2014
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính GIÁ TRỊ
1 Vốn chủ sở hữu Tỷ VND 523
2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ VND 2.356
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ VND 61
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ VND 97
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, nhữnh vấn đề đặt ra và phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới, em xin manh dạn đưa ra mộ số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong kỳ kinh doanh tới đó là:
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.1.1. Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động
Công ty xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động hiệu quả cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ: đối với kế hoạch kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều rất quan trọng, nó là nền tảng, là sự khởi đầu để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty cần xây dựng kế hoạch như xác định, định hướng về nhu cầu vốn mà công ty cần. - Một công ty có huy động vốn và kế hoạch thực hiện tốt mà năng lực quản lý chưa tốt,
chưa hiệu quả thì công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cũng trở nên khó khăn. Công ty nên căn cứ cụ thể vào các năm qua từ đó mới có biện pháp nhằm nâng cao khâu quản lý lên.
- Thực hiện công tác kế hoạch hóa nguồn vốn lưu động trên cơ sở xem xét các nhân tố chủ quan, khách quan sẽ giúp cho công ty đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn kinh doanh của mình.
3.2.1.2. Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ
Theo số liệu bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm vừa qua thì chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, có sự tăng lên qua các năm. Hàng tồn kho tăng lên sẽ ảnh hưởng đến tính lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty. Vì vậy công ty cần giảm hàng tồn kho là điều cấp bách cần phải làm ngay.
Công ty cần đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mại, có chế độ thưởng phạt phân minh để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm ăn nhiệt tình, hăng say, có chính sách ưu đãi cho khách hàng tiêu dùng hàng hóa của công ty thường xuyên.
Cần chuyên môn hóa vào một số sản phẩm để tạo ưu thế riêng cho mình, công ty cần lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, có thể kiềm kê và ghi giảm giá hàng tồn kho và sau đó phân bổ vào chi phí.
Công ty nên tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình, không chỉ kiểm tra sản phẩm ban đầu sản xuất mà cần phải kiểm tra từ khâu đầu vào cho đến đầu ra sao cho đảm bảo được chất lượng hàng hóa luôn đạt tiêu chuẩn cao.
3.2.1.3. Tăng khả năng thanh toán
Công ty nên tăng khả năng thanh toán nhất là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời , lượng tiền trong công ty chưa nhiều, tiền mặt là tài sản linh động nhất có thể dùng thanh toán các khoản nợ, trang trải các khoản chi phí, giúp công ty chủ động trong hoạt động của mình, từ đó tận dụng những cơ hội tối đa mà công ty gặp. Vì vậy công ty nên tăng
lượng tiền mặt trong ngân quỹ hơn nữa, đồng thời tăng nhanh khả năng thanh toán nhanh và tức thời và làm giảm thiểu hàng tồn kho.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.2.2.1. Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định
TSCĐ đối với một doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất nó chiếm vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Một khi TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn hiệu quả. Do đó, thời gian tới công ty nên thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng để tiến hành thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ khác.
- Ngoài ra công ty nên đầu tư chiều sâu tài sản cố định. Qua kết quả báo cáo tài chính của công ty 3 năm vừa qua nhìn chung TSCĐ có xu hướng giảm dần, mặc dù công ty đã đầu tư mua thêm TSCĐ hiện đại, tân tiến, nhưng công ty chưa quan tâm đến phân loại TSCĐ đã khấu hao nay đã giảm năng lực sản xuất. Công ty nên tăng tỷ trọng TSCĐ lên nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, chuyên chở và bảo quản sản phẩm. Muốn làm được điều này công ty cần phải tăng cường quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận của mình.
- Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ với từng cán bộ nhân viên, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của từng công ty. Bên cạnh đó công ty nên tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá thực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản. Như tài sản đem đi nhượng bán phải được đem thông báo công khai, tài sản thanh lý dưới hình thức hủy bỏ, dỡ bỏ, hư hỏng phải tổ chức một hội đồng quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của công ty.
3.2.3. Công ty cần chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh của mình. Như chúng ta đã biết, bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn có nguồn vốn chủ động để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả mà không cần phải lo đến việc trả nợ. Một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong tương lai là một doanh nghiệp có cơ cấu và nguồn vốn hợp lý. Xuất phát từ điều này
mà việc huy động vốn và sử dụng vốn một cách chủ động và linh hoạt góp phần tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý, từ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường
Thị trường là nhân tố quyết định đến sự thành bại của công ty. Công ty cần năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường kể cả ở trong nước và ngoài nước. Công ty nên tham gia vào các hội trợ lớn vì ở đây là nơi tập trung nhiều công ty lớn có uy tín, nhằm học hỏi và tìm hiểu thị trường, tăng thương hiệu của mình trong con mắt của khách hàng. Đối với lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài, hiện tại công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước trên Thế giới, như Ai Cập, Hàn Quốc, Brazil, Ả Rập, Cuba...Mỗi thị trường có một yêu cầu khắt khe về sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng riêng, do đó công ty luôn luôn phải năng động, đổi mới, sáng tạo sản phẩm của mình để phù hợp với yêu cầu thị trường ngoài nước. Tìm kiếm thị trường không những tạo công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân viên công ty mà còn giúp công ty chủ động tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có và thu được nhiều lợi nhuận hơn qua các năm tiếp theo.
3.2.5. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo lực lượng công nhân, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả là biện pháp để nâng cao sản xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng vốn của công ty.
Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên mà đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng công nhân bậc cao đối với công ty là rất quan trọng và cần thiết vì họ là những người trực tiếp sử dụng máy móc để tiến hành thi công tạo ra sản phẩm cho công ty. Đi đôi với việc nâng cao trình độ tay nghề cho người công nhân thì cũng cần đề cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc sử dụng máy móc thiết bị của công ty vì đây là những tài sản có giá trị lớn. Có như vậy mới hạn chế sự hỏng hóc của máy móc thiết bị không đáng có và ngày càng nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, hạn chế được việc phải tính chi phí khấu hao quá cao và giá thành sản phẩm, từ đó mà góp phần tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm, tăng lợi nhuận. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân thì việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế của công ty cũng
là vấn đề rất quan trọng vì quyết định đến hiệu quả hoạt động trong kỳ của công ty. Sở dĩ, vì có vai trò quan trọng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ của công ty. Biểu hiện: đội ngũ cán bộ kỹ thuật là những người trực tiếp tạo ra các phương án sản xuất như: các bản vẽ kỹ thuật, các mẫu thiết kế… đồng thời họ cũng là những người lựa chọn những máy móc có hiệu quả hoạt động cao từ đó tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty. Còn đội ngũ cán bộ kinh tế là những người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh tế của công ty như: huy động vốn, điều hành vốn, thẩm định các dự án… Vì vậy cần thiêt phải bồi dưỡng và cập nhật những kiến thức về khoa học kỹ thuật và các chính sách kinh tế mới để công việc điều hành và quản lý ngày càng có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là điều mà không doanh nghiệp nào tránh khỏi. Hiện nay, các sản phẩm của công ty đang phải phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đơn vị cùng ngành cả trong và ngoài nước. Đây vừa là cơ hội mà cũng vừa là thách thức lớn cho công ty. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì không chỉ công ty mà tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới công nghệ, học hỏi song song với tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Có vậy công ty mới có thể cạnh tranh với các đối thủ trong một môi trường khắc nghiệt như hiện nay.
Từ khi thành lập cho đến nay, đặc biệt là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Rạng Đông đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, công ty có được sự ổn định về