Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích

• Các chỉ tiêu tổng hợp:

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ

Ta thấy rằng chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động SXKD trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu ( hoặc doanh thu thuần), chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp ra sao. Còn nếu chỉ tiêu này ngày càng đi xuống thì doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trong đó, vốn có định bình quân trong kỳ được xác định: VCĐ bình quân = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

2

Vốn cố định đầu kỳ (cuối kỳ) được tính như sau:

VCĐ đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế (cuối kỳ) đầu kỳ (cuối kỳ) đầu kỳ (cuối kỳ)

Số tiền khấu hao = Số tiền khấu hao + Số tiền khấu hao tăng - Số tiền khấu hao giảm luỹ kế cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ

+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Nó phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng VCĐ.

Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập).

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế TNDN) x 100% VCĐ bình quân trong kỳ

Ta có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận VCĐ càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp, nó cũng phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.

• Các chỉ tiêu phân tích:

+ Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong các doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền hao mòn luỹ kế

Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Ngoài các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu kết cấu TSCĐ giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng VCĐ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w