Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 26 - 42)

Chương 1 Khái quát về ngoại giao công chúng

1.4. Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc

đến lúc Mỹ phải thay đổi và cần chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân Mỹ với nhân dân các nước. Sau sự kiện 11/9, ngoại giao công chúng trở thành vai trò quan trọng hơn ở Mỹ bởi nó liên quan đến bộ phận tư nhân, cơng cộng, liên quan đến những thay đổi của khoa học kỹ thuật, xã hội, các lý thuyết chính trị thế giới và từ đó, nó yêu cầu lối tư duy mới, mơ hình mới, nghiên cứu mới.

1.4. Vai trị của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia gia

Quan hệ quốc tế khơng cịn chỉ là lĩnh vực của một số ít người mà là mối quan tâm của cơng chúng nói chung. Tin tức được truyền đi rất nhanh và người dân hiểu rằng những gì xảy ra ở một nơi nào đó trên thế giới thường cũng dội tác động lên những nơi xa xôi khác. Số lượng đưa tin quốc tế là quá lớn. Cuộc chiến truyền thông nhằm giành giật trái tim, khối óc của cơng chúng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.

Theo nguyên phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Karl Theodor Paschke, đây là lúc mà ngoại giao công chúng tham gia vào. Theo ông, người đại sứ hiện đại phải tự hỏi mình gần như hàng ngày: đất nước mà tơi đại diện được nhìn nhận như thế nào

ở đất nước sở tại? Những mục tiêu chính sách đối ngoại của chính phủ tơi có được hiểu rõ và trân trọng không? Tôi và nhân viên có thể làm gì để chấn chỉnh những hiểu lầm và phổ biến những thơng tin tích cực? Đất nước tơi được giới thiệu và nhìn nhận như thế nào? Làm thế nào để kết thêm bạn bè cho nước tôi trong đất nước sở tại?

Trong xu thế hội nhập, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Nhà nước một mặt phải tìm hiểu ngày càng sâu, rộng, hiểu tồn diện về thế giới; mặt khác, cũng rất cần để thế giới hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về quốc gia mình, qua đó tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợp tác để cùng phát triển. Việc tăng cường ngoại giao cơng chúng sẽ giúp hồn thành nhiệm vụ trên một cách tốt nhất. Đó cũng chính là vai trị của công tác ngoại giao công chúng. Trong xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia, ngoại giao công chúng giúp tăng cường sự hiểu biết của người dân một nước về

26

một quốc gia khác, biến quốc gia mình trở thành một quốc gia thân thiện, ln lưu lại trong tâm trí người dân nước khác khi họ nghĩ đến một quốc gia nào đó, người dân được cập nhật thường xun hình ảnh một quốc gia, làm thay đổi những quan điểm khơng tích cực về một quốc gia, làm tăng thêm những nhận thức của mọi người về tầm quan trọng và cơ hội của triển vọng hợp tác giữa các quốc gia với nhau trong tiến trình tồn cầu hố đối với tất cả mọi người.

Ngoại giao công chúng cịn tạo ra hình ảnh một quốc gia hấp dẫn, lôi kéo mọi người quan tâm đến quốc gia mình thơng qua các hoạt động như trao đổi giáo dục, hợp tác nghiên cứu khoa học, thuyết phục mọi người coi đất nước này là một địa điểm hấp dẫn để đi du lịch, nghiên cứu, và du học, thuyết phục người dân sở tại mua hàng hoá của quốc gia mình, thuyết phục người dân sở tại hiểu biết và tán thành những giá trị của đất nước mình.

Bên cạnh đó, ngoại giao cơng chúng cịn tạo ra những ảnh hưởng đến người dân sở tại như thuyết phục các công ty đầu tư vào nước mình, tạo ra những phản hồi tốt về vị trí của đất nước trong cơng chúng và tạo ra những thiện cảm đối với các nhà chính trị để họ coi đất nước mình là một đối tác kinh tế và chính trị thích hợp. Để ngoại giao cơng chúng thực hiện tốt vai trị của mình trong xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia thì các quốc gia cần tổ chức các chiến dịch truyền thông với các nội dung thu hút sự quan tâm của các đối tượng công chúng nhằm tạo ra sự liên kết với các hoạt động ngoại giao truyền thống, chính thức giữa các nhà nước, xây dựng một chiến lược truyền thơng tổng thể, trong đó có việc theo dõi và quản lý tất cả những nhận thức tổng hợp của người dân nước ngồi về đất nước mình. Ngoại giao cơng chúng gìn giữ và phát triển những mối quan hệ bền vững, lâu dài với những cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư sở tại thông qua các hoạt động như cấp học bổng, trao đổi học giả, các chương trình đào tạo, hội thảo, hội nghị và khả năng tiếp cận những kênh thơng tin chính thức của một quốc gia nhằm tránh những thông tin bị hiểu sai được phát ra từ những nguồn khơng chính thức.

Để thực hiện các hoạt động ngoại giao cơng chúng địi hỏi rất nhiều công sức và cả tiền của. Do vậy, thông thường chỉ những quốc gia hùng mạnh, những quốc gia kinh tế phát triển, những cường quốc khu vực và quốc tế thực hiện chương trình

27

ngoại giao công chúng. Những quốc gia khác tuỳ theo những mục tiêu phát triển kinh tế và quảng bá thương hiệu quốc gia sẽ tổ chức thực hiện các chương trình ngoại giao cơng chúng ở phạm vi hẹp hơn và tập trung trọng tâm thực hiện những chính sách đối ngoại truyền thống và các hoạt động ngoại giao chính thức.

Ngoại giao cơng chúng về bản chất được hiểu là cách thức tạo ra và sử dụng “quyền lực mềm” hay sức mạnh mềm. Qua đó, tạo cho những cơ hội để làm gia tăng sự hiểu biết và tạo nên một hình ảnh quen thuộc gắn với một quốc gia. Bằng cách thiết lập một website để làm đầu mối các nguồn thơng tin chính thức khác nhau về một quốc gia như các cơ quan dịch vụ đối ngoại hay trao đổi sinh viên, học giả. Chính vì sự đơn giản và hiệu quả khi thiết lập những kênh đối thoại và trao đổi thơng tin nên thậm chí một nước nghèo nhất cũng có thể tiến hành ngoại giao cơng chúng. Thơng qua các hoạt động của mình, ngoại giao cơng chúng sẽ trở thành một nguồn lực đáng tự hào và thống nhất của một đất nước, ngoại giao cơng chúng cịn mở ra cơ hội cho mọi cơng dân trở thành một đại sứ năng động cho đất nước mình.

28

CHƢƠNG II

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CƠNG CHÚNG CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC

2.1.Cơ sở thực tiễn và những chính sách ngoại giao cơng chúng chủ yếu

2.1.1.Cơ sở thực tiễn của chính sách ngoại giao công chúng Hàn Quốc + Sự thay đổi tình hình an ninh khu vực Đơng Á trong thế kỷ XXI

Hàn Quốc là một quốc gia năm trong khu vực Đông Á. Hiện nay, hồ bình và an ninh khu vực Đơng Á vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, bức tranh chính trị - an ninh của khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là sau “sự kiện ngày 11/9/2001”, vô cùng phức tạp. Quan hệ giữa các quốc gia chủ yếu ở khu vực này đã có sự điều chỉnh, hình thành cục diện hợp tác và kiềm chế lẫn nhau ở thế không cân bằng và biến động. Điểm chung của các nước Đông Á với cộng đồng quốc tế là vấn đề an ninh quốc gia rất nóng bỏng. Trước hết, những điểm nóng tạo nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn định ở Đông Á và biển Đông (vấn đế hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa nhiều nước trong khu vực) chưa thể giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về năng lượng, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là vấn đề an ninh môi trường cùng một loạt các vấn đề an ninh kinh tế - xã hội càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Và Đơng Á là khu vực tập trung những nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát xung đột ý thức hệ và xung đột trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Các nhân tố bất ổn định khu vực là những mối nguy cơ đe doạ tiềm tàng đến sự tồn tại ổn định hồ bình, phát triển của Hàn Quốc, một nước nằm ở Đông Á cũng như ảnh hưởng những lợi ích cũng như vị trí, vai trị quan trọng trong khu vực này, mà nếu Hàn Quốc khơng có những đối sách phù hợp hoặc cách giải quyết khéo léo ổn thoả thì có thể gây tác động rất lớn đến an ninh quốc gia. Các nhân tố bất ổn đó là:

29

Nhân tố nguy hiểm dễ nhận thấy nhất là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Triều Tiên là phần lãnh thổ nằm ở phía Bắc của Hàn Quốc. Vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một một vấn đề mà chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm trong các chương trình nghị sự cũng như rất thận trọng trong cách đưa ra các biện pháp giải quyết. Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên đã hai lần gây nên khủng hoảng hạt nhân ở Đông Bắc Á năm 1990 và lần thứ hai vào năm 2002.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên báo đảo Triều Tiên đã tác động xấu đến môi trường an ninh quốc tế nói chung, an ninh Đơng Bắc Á nói riêng. Đối với khu vực, cuộc khủng hoảng đó tạo nên tình trạng căng thẳng trên bán đảo, phá vỡ những cố gắng hoà giải giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Do cuộc khủng hoảng này, Mỹ đã có thêm hai lý do để tăng cường sự hiện diện quân sự ở đông Bắc Á, thắt chặt quan hệ an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc. Do vậy, lập trường cơ bản của Hàn Quốc là trong khi giữa Mỹ và Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cịn đang thù địch lẫn nhau thì hai bên Nam – Bắc Triều Tiên cần có những bước đi hành động, một thoả thuận cả gói bắt đầu từ việc dựng lịng tin với nhau.

-Quan hệ phức tạp với Nhật Bản

Một trong những vấn đề đối ngoại gây đau đầu nhiều nhất cho các nhà lãnh đạo Hàn Quốc là mối quan hệ với Nhật Bản. Các vấn đề sách giáo khoa lịch sử bị xuyên tạc của Nhật Bản cũng như việc tranh chấp lãnh thổ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản là những bóng mây che mờ sự hợp tác thân thiện trong quan hệ hai nước.

Vào năm 1983, Nhật Bản đã ban hành bộ sách giáo khoa về lịch sử trong đó phủ nhận những hành động tàn bạo mà quân phiệt Nhật Bản gây ra ở nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới II. Điều này đã làm cho các nước châu Á, trong đó có Hàn Quốc hết sức tức giận. Đến ngày 5/4/2005, Nhật Bản lại cho ban hành bộ sách giáo khoa lịch sử mới dành cho bậc phổ thơng trong đó tơ hồng q khứ thời quân phiệt, không dùng từ xâm lược khi nhắc đến cuộc chiếm đóng quân sự ở các nước châu Á. Sự căng thẳng giữa hai bên tiếp tục tăng lên mà khơng có dấu hiệu giảm bớt khi Nhật Bản vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình trước những lời yêu cầu xin lỗi và sửa chữa sai lầm từ phía Hàn Quốc. Đồng thời, cùng với việc thủ tướng Koizumi của Nhật Bản liên tục đi thăm ngôi đền Yasukuni

30

– ngôi đền thờ tội phạm chiến tranh đã làm cho các nước xung quanh và Hàn Quốc càng nghi ngờ hơn về một chế độ quân phiệt Nhật Bản chưa bao giờ thật sự chấm dứt.

Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xung quanh quần đảo Takeshima (cách gọi của Nhật Bản) hay Dokdo (cách gọi của Hàn Quốc) trở thành một vấn đề lớn đối với ngoại giao và an ninh của Hàn Quốc. Quần đảo này nằm trên biển Nhật Bản hay còn gọi là biển Đông của người Triều Tiên giữa hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng gần hơn về phía Hàn Quốc. Nơi đây có nguồn cá phong phú và trữ lượng dầu khí hydart (một phần khí tự nhiên đóng băng) khá lớn. Hiện nay, quần đảo này đang do phía Hàn Quốc kiểm soát nhưng cả Nhật và Hàn đều tuyên bố chủ quyền.

+Những thay đổi thuận lợi trong nước

Sau chiến tranh lạnh, mục tiêu chính sách đối ngoại của Hàn Quốc là tập trung sự vận động ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với hồ bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời tìm ra giải pháp thống nhất đất nước bằng biện pháp hồ bình. Hàn Quốc mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua cải thiện quan hệ với các đồng minh truyền thống, đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác với các quốc gia Thế giới thứ ba. Phạm vi quan hệ đối ngoại được mở rộng nhờ quan hệ thương mại và các mối liên hệ kinh tế với các quốc gia này. Hàn Quốc cũng cố gắng nâng cao quan hệ với các nước thuộc thế giới thứ ba để đảm bảo sự tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đạt được một sự ủng hộ ngoại giao từ các nước này.

-Hợp tác quốc tế và NGO

Hàn Quốc sau chiến tranh Nam – Bắc năm 1951-1953 đã rất nhiều viện trợ từ các quốc gia trên thế giới và đã thành công trong việc tái thiết đất nước từng bị tàn phá. Nhờ sự phát triển kinh tế sau này, năm 1977, lần đầu tiên Hàn Quốc bắt đầu viện trợ máy móc thiết bị cho nước ngồi. Từ năm 1980, Hàn Quốc từ một quốc gia phải nhận viện trợ đã trở thành quốc gia đi viện trợ cho các quốc gia khác. Gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một trong mười quốc gia có quy mơ kinh tế lớn nhất trên thế giới.

31

Năm 1991, Hàn Quốc thành lập Tổ chức Hợp tác Quốc tế (KOICA) và bắt đầu quản lý một cách thống nhất việc viện trợ kỹ thuật và trao đổi nhân lực. Năm 2004, viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc đạt tới khoảng 40 triệu đơ la. Chính phủ và rất nhiều các tổ chức phi chính phủ NGO cũng đang tiến hành viện trợ cho các nước kém phát triển. Ở Hàn Quốc, hiện có khoảng hơn 40 tổ chức viện trợ nước ngồi đang hoạt động và đạt được hiệu quả cao với chi phí thấp. Năm 1999, những tổ chức này đã lập ra hiệp hội các tổ chức viện trợ quốc tế, tăng cường hợp tác và cùng chia sẻ thông tin. Từ năm 2000 đến năm 2004, số tiền viện trợ nước ngồi bình qn hàng năm tăng mức 21,6%.

Viện trợ nước ngoài của Hàn Quốc chiếm hơn một nửa số viện trợ cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là do Hàn Quốc và các tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc đã nhận thức được ngoài những điều kiện gần gũi về địa lý, tương đồng văn hố, Hàn Quốc cịn được coi là mẫu hình phát triển thành cơng trong khu vực. Đó là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hàn Quốc ở khu vực này. Nội dung các hoạt động chủ yếu của các tổ chức viện trợ là hoạt động y tế, cộng đồng, giáo dục, chăm sóc trẻ em, phúc lợi xã hội, viện trợ kinh tế,v.v…

-Sự hoạt động của các cơ quan báo chí

Sau khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc ngày 15/8/1945, một số tờ báo được phát hành như nhật báo Chosun và nhật báo Đông A, hoạt động ngôn luận đa dạng và phát triển hơn trước đây.

Tuy nhiên, trong thời gian chế độ độc tài, việc tự do ngơn luận báo chí cịn gặp nhiều khó khăn. Mọi nội dung đều nằm dưới kiểm sốt của chính phủ. Sau đảo chính quân sự ngày 16 tháng 5, vai trò của cơ quan ngôn luận bắt đầu được quan tâm đến. Số lượng báo phát hành tăng nhanh chóng. Lý do là, thứ nhất, chính phủ nhận thức báo chí là một ngành kinh doanh; thứ hai, cùng với sự phát triển nhanh chóng cơng nghiệp hố, nên việc quảng cáo hàng hố thơng qua báo chí cũng tăng nhanh.

Sau những năm 1960, ngành cơng nghiệp báo chí khơng chỉ dừng ở báo chí

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 26 - 42)