.Các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quố cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 62 - 74)

3.2.1 Hoạt động truyền thông – phim ảnh + Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam

Ảnh hưởng của một văn hố (hay một loại hình) tới một văn hố khác, người ta cho rằng có 3 cách: cưỡng bức (xâm lược, nơ dịch), tự nguyện (trong hoàn cảnh hồ bình, giao lưu hội nhập) hoặc cả 2 cách trên. Hiện nay, con đường ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá, kinh tế chủ yếu là theo con đường tự nguyện. Hàn Quốc đến với Việt Nam nói chung nằm trong q trình tiếp biến văn hố. Có nhiều ý kiến cho rằng sự quảng bá hình ảnh đất nước bằng phim ảnh, cụ thể là làn sóng Hàn Quốc được gọi là “sự xâm lăng ngọt ngào”.

Phim, thời trang, đồ gia dụng... lần lượt đã vào Việt Nam. Ban đầu, hiện tượng này không phải là chiến lược mà mang tính tự phát. Sự xuất phát của làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam cũng giống như ở Trung Quốc, Nhật Bản, xâm nhập vào Việt Nam bằng phim ảnh. Sau đó, Chính phủ muốn hình ảnh tốt đẹp hơn nữa thì mới có chiến lược để phát triển tiếp.

Phim ảnh Hàn Quốc thâm nhập vào Việt Nam khi Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường bắt đầu tăng trưởng với thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng tăng cao. Nhu cầu của người dân về giải trí cũng ngày càng cao và đa dạng, đặc biệt là nhu cầu xem các chương trình truyền hình. Nhiều người dân có thu nhập trung bình chưa có thói quen bỏ một số tiền đi xem một bộ phim trong vòng 2 tiếng đồng hồ tương đương với chi phí sinh hoạt trung bình của một

62

người trong ngày, nên số lượng người đến rạp để thưởng thức phim còn rất hạn chế. Chính vì vậy, điện ảnh Hàn Quốc thâm nhập với khán giả Việt Nam chủ yếu bằng các bộ phim được chiếu trên truyền hình.

Nhận thức được rằng “Điện ảnh và truyền hình đều là các phương tiện

truyền thơng có tác động mạnh nhất trong số các hệ thống thông tin đại chúng. Việc phát sóng phim truyện truyền hình là sự kết hợp giữa ưu thế của điện ảnh và ưu thế của truyền hình do đó, sự tác động đối với cơng chúng là vơ cùng lớn” [37] chính

phủ Hàn Quốc đã khơi đầu chương trình quảng bá văn hố Hàn Quốc vào đất nước có tỉ lệ xem truyền hình chiếm 75% so với các hình thức khác bằng hành động tặng những bộ phim đầu tiên cho đài truyền hình Việt Nam vào năm 1996. Bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc được ra mắt khán giả vào năm 1997 thông qua con đường “quảng bá văn hoá để thu hút sự chú ý” bằng việc gửi tặng các phim mà họ có góp vốn tài trợ của các doanh nghiệp Hàn Quốc như DeeWoo, Samsung, LG,… Bộ phim Xúc Cảm được phát sóng trên đài truyền hình HTV của thành phố Hồ Chí

Minh trong vịng 1 tháng (mỗi tuần 2 lần) đã bước đầu chiếm được sự yêu thích của khán giả bởi những điều bình dị nhất từ cuộc sống bình thường, khơng cường điệu hố những gì xa xơi hoặc khơng hề có cảnh bạo lực hay tình dục như phim Hồng Kong và phim Mỹ.

Theo thống kê, tính trên cả nước Việt Nam có hơn 40 đài truyền hình (VTV + HTV + các đài truyền hình địa phương), một ngày chiếu khoảng 20 tập phim Hàn Quốc chủ yếu vào các giờ: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều, 9 giờ tối – những giờ vàng phim truyện dễ dàng thu hút khán giả. Phim Hàn Quốc đã dần lấn át phim của các nước khác về mức độ u thích, tạo thành một làn sóng nhỏ lăn tăn đầu tiên khi giới trẻ Việt Nam bắt đầu thay đổi gu rang điểm, đầu tóc,… như các diễn viên trong phim Hàn Quốc.

Cùng sự phát triển của kinh tế, ấn tượng về Hàn Quốc ở Việt Nam ngày một rõ nét hơn. Đây là giai đoạn làn sóng Hàn Quốc xuất hiện nhiều ở các nước Châu Á, gặt hái những thành công vang dội. Mặc dù ở Việt Nam, làn sóng Hàn Quốc chưa gây được sự hâm mộ cuồng nhiệt như ở Nhật Bản, Đài Loan, nhưng có thể nói phim

63

Hàn Quốc đã có thể cạnh tranh với phim Trung Quốc hay phim Mỹ vốn chiếm lĩnh thị trường điện ảnh Việt Nam từ lâu.

+ Nguyên nhân thành công của Làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam

Chỉ trong vòng khoảng 15 năm, Hàn Quốc đã làm được một điều kì diệu, đang vượt qua mặt cả những nước đầu tư vào Việt Nam sớm hơn như Trung Quốc, hay Singapore. Sự thành cơng này có sự cộng hưởng từ rất nhiều yếu tố, từ những điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá, gốc gác nên hai nước nhanh chóng và dễ dàng hồ nhập trong thời kỳ mở cửa. Tuy nhiên, một yếu tố không thể không nhắc đến như một hiện tượng mà từ trước đến nay báo chí nhắc đến khơng ít, đó là sự du nhập của công nghệ truyền thông Hàn Quốc. Không chỉ là công nghệ truyền thơng mà cịn có thể gọi với cái tên Kinh tế truyền thơng. Bởi vì Hàn Quốc đã làm được “một mũi tên trúng hai con nhạn”. Có thể nói rằng khơng có phim ảnh Hàn Quốc được chiếu cho khán giả Việt Nam thì việc nhận ra rằng Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm chung đến thế có lẽ sẽ rất lâu sau mới đạt được hoặc chỉ dành riêng những nhà nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc và khi nhắc đến Triều Tiên và Hàn Quốc, người dân Việt Nam cũng chỉ mường tượng đến một nơi xa xơi nào đó trên bản đồ và nằm gần Nhật Bản. Sự hiểu biết dẫn đến thái độ tin tưởng hơn, ít dè dặt hơn khi các nhà Hàn Quốc tiến vào đầu tư tại thị trường Việt Nam và ngược lại, người tiêu dùng Việt Nam mở rộng gu chọn lựa, mua sắm sản phẩm của Hàn Quốc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhu cầu thưởng thức phim của khán giả ngày càng cao mà các nhà làm phim Việt lại chưa tìm ra hướng đi cho phim Việt thì phim Hàn Quốc xuất hiện và nhanh chóng tạo được cơn sốt cho khán giả xem phim truyền hình thuộc nhiều lứa tuổi. Phim truyền hình Hàn Quốc cuốn hút người xem bởi nhiều lí do: hình thức được trau chuốt kỹ càng, phần nội dung xoay quanh tình u đơi lứa, cuộc sống gia đình, dàn diễn viên trẻ đẹp, diễn xuất khá tự nhiên,….

+ Ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đối với Việt Nam

Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1991. Hiện nay có khoảng 1.400 doanh nghiệp Hàn Quốc có mặt tại TP.HCM và các vùng phụ cận, đang hoạt động tốt, giải quyết việc làm cho khoảng 250 ngàn lao động, sản xuất - kinh doanh

64

đa dạng trong nhiều lĩnh vực như dệt may, giày dép, điện tử, viễn thơng, sắt thép, hố dầu, du lịch, khách sạn…[19]

LG là một tập đoàn lớn tại Hàn Quốc, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2003, khi bộ phim Dae Jang Kum thành công vang dội tại Việt Nam, cũng là lúc xuất hiện hình ảnh của cơ diễn viên Lee Yong Ae đứng cạnh các sản phẩm của hãng LG. Trong năm đó, sản phẩm bán ra của LG tăng kỷ lục 70%, nhanh nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, các hãng mỹ phẩm của Hàn Quốc cũng được hưởng lợi từ khi phim Hàn Quốc được yêu thích tại Việt Nam. Các diễn viên Hàn Quốc xuất hiện trong phim luôn đẹp như những thiên thần với lối trang điểm mộc mạc giản dị, dễ thương thích hợp với các bạn trẻ. Nét trang điểm của Hàn Quốc thường mộc mạc, giản dị, không đậm nét như Tây Âu, nhất là khi tấm hình của những diễn viên xinh đẹp Hàn Quốc được đưa lên trang điện tử khi để “mặt mộc” không trang điểm đã củng cố lịng tin cho chị em rằng mình cũng có thể được gương mặt trẻ trung, xinh đẹp nhờ vào mỹ phẩm Hàn Quốc. Vì thế, mỹ phẩm Hàn Quốc cũng được u thích khơng kém gì các diễn viên xinh đẹp. Các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc tìm được thị trường đầu tư mới và có thể nói là khá thành cơng trong lĩnh vực này với rất nhiều hãng mỹ phẩm, các trung tâm dạy trang điểm theo phong cách Hàn Quốc mọc lên ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Sự thành công của điện ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam trong khi điện ảnh Việt Nam còn rất nhiều vấn đề yếu kém đã mở ra ý tưởng kinh doanh mới cho các nhà làm phim Hàn Quốc. Các tập đoàn như CJ Media hay Bily Picture bắt đầu chiến lược kinh doanh của mình với các bộ phim Lẵng hoa tình yêu hay Mùi ngò gai

năm 2007. Hay cơng ty Murimaru đã tìm đến thị trường sản xuất album cho các ca sĩ. Thời gian gần đây, một số bộ phim Việt có những chi tiết giống phim Hàn, ngay cả diễn xuất của diễn viên cũng na ná diễn viên Hàn như bộ phim Ngôi nhà hạnh

phúc. Các album của các ca sĩ cũng bắt đầu thay đổi da thịt, được đầu tư cao hơn và

hình tượng của các ca sĩ cũng mang hơi hướng Hàn Quốc hơn.

Ngoài ra các sản phẩm ăn theo trong các bộ phim cũng được bán chạy trên thị trường Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam chỉ biết đến mốt dùng các vật trang trí dễ

65

thương từ khi mốt này xuất hiện trên phim ảnh. Poster các diễn viên Hàn Quốc cũng là một trong những món hàng được các bạn trẻ trưng bày trong nhà, trong phòng. Cuối những năm 90, trong các gia đình cũng tràn nhập hình ảnh của các diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc, thị trường lịch ở Việt Nam có thêm những mẫu thiết kế mới bên cạnh những cuốn lịch phong cảnh truyền thống.

Sự tác động của phim ảnh Hàn Quốc vào nền kinh tế Việt Nam còn là hiệu quả quảng bá mang lại cho ngành du lịch nước này. Có thể nói ngành du lịch đã tìm được một phương thức rất mới mẻ trong phương thức tiếp thị thông qua điện ảnh. Tour đi Hàn Quốc đang được xem là “nóng” nhất tại một số cơng ty du lịch trong thời gian làn sóng Hàn Quốc lên đỉnh điểm tại Việt Nam khi các bộ phim như Ngôi nhà hạnh phúc, Bản tình ca mùa đơng, nàng Dea Jang Kum, Truyền thuyết Jumong được trình chiếu. Theo nguồn tin của báo điện tử tuoitre.com thống kê từ các cơng ty du lịch có uy tín trong nước tỉ lệ khách hàng chọn tour du lịch Hàn Quốc đã tăng lên khoảng 30-40% trong tổng số khách đăng ký tour du lịch. Thời gian tổ chức chương trình du lịch Hàn Quốc thường kéo dài khoảng 1 tuần hoặc 5-6 ngày đêm.

3.2.2 Hoạt động văn hố – giáo dục + Các chương trình trao đổi văn hoá

Hàn Quốc cố gắng duy trì hình ảnh của đất nước mình khơng những trong phim ảnh mà cịn ngồi phim ảnh. Các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện cho người khó khăn, các quỹ học bổng, các cơng trình xây dựng cơng cộng trợ giúp người nghèo, cơng tác cứu trợ thiên tai… làm cho hình ảnh Hàn Quốc trở nên gần gũi, quen thuộc với người Việt Nam.

Công ty LG Electronics Vietnam (LGEVN) đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì do chính phủ Việt Nam trao tặng vì những đóng góp đáng kể của công ty trong lĩnh vực kinh tế và xã hội trong những năm qua. LGEVN còn là một trong những doanh nghiệp nước ngồi hàng đầu tại Việt Nam có những đóng góp to lớn về mặt xã hội thơng qua hoạt động tài trợ như: tài trợ cho Hội nghị Apec 2006, tài trợ cho thư viện lưu động phục vụ bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tặng học bổng cho sinh viên giỏi các trường: Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, tài trợ cho chương trình mổ mắt miễn phí cho người

66

nghèo Sóc Sơn, tặng điều hồ cho các bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tặng máy vi tính cho Bệnh viện mắt tỉnh Hưng Yên, trao quà tết cho người mù và các gia đình nghèo tỉnh Hưng Yên… Đặc biệt, hoạt động tài trợ chú ý nhất của LGEVN là liên tục đồng hành chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” trong nhiều năm liên tiếp. Đây là chương trình đã giúp cho nhiều thế hệ học sinh Việt Nam có thêm một sân chơi đầy chất trí tuệ và bổ ích.

Sau khi bộ phim Dae Jang Kum thành công rực rỡ tại Việt Nam, diễn viên

Lee Young Ae đã được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí của tổ chức UNICEF tại Hàn Quốc và cũng đã 3 lần viếng thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hữu nghị hai nước. Ngày 10/6/2008, diễn viên này một lần nữa sang Việt Nam để tham dự lễ động thổ con đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi của công ty GS E&C Hàn Quốc và chuyến thăm đặc biệt đến trại mồ cơi Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Sự có mặt của các ngơi sao diễn viên trong các chương trình như trên vừa có ý nghĩa làm tăng sự hồnh tráng cho chương trình, vừa khắc sâu vào tâm trí Việt Nam những hình ảnh đẹp, rất hữu nghị mà Hàn Quốc đang làm cho nhân dân Việt Nam.

KOICA-cơ quan viện trợ nhân đạo của chính phủ Hàn Quốc, đã lần lượt cử hơn 400 tình nguyện viên Hàn Quốc tới hoạt động tình nguyện trong các ngành giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, … tại hơn 26 tỉnh thành trong cả nước. Các tình nguyện viên này hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, từ máy tính, điện tử, Tae- kwon-do đến y tế. Họ sẽ làm việc tại các cơ quan của chính phủ Việt Nam tuỳ theo lĩnh vực chun mơn của mình như Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt – Hàn (Nghệ An), Phòng khám Hữu nghị Việt –Hàn (Hà Nội), Phòng khám Chữ Thập Đỏ Hà Nội Sunny Hàn Quốc, Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch tỉnh Nghệ An và Cà Mau….

Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn (tên tiếng Anh: Vietnam - Korea Friendship Information College) là trường cao đẳng cơng lập, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin trình độ cao đẳng, áp dụng mơ hình và phương pháp đào tạo cơng nghệ thơng tin tiên tiến của Hàn Quốc. Đây là dự án hợp tác tiêu biểu tượng trưng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị phát triển không ngừng giữa Việt Nam và Hàn Quốc sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại

67

giao năm 1992, nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Phía Hàn Quốc viện trợ khơng hồn lại 10 triệu USD để thiết kế và xây dựng khu giảng đường và khu thực hành rộng 10.600m², thư viện rộng 2.500m², khu nhà hành chính rộng 10.600m², trang bị thiết bị đào tạo và làm việc, xây dựng nội dung chương trình đào tạo và đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên cho Việt Nam.

Vào tháng 1 năm 2010, dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam do chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ bằng nguồn vốn khơng hồn lại nhằm cải thiện điều kiện y tế cho 7 tỉnh miền Trung được khởi công. Dự án bao gồm các hạng mục như xây dựng bệnh viện đa khoa với quy mô 500 giường bệnh, cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật và sau khi hoàn thành vào tháng 8 năm 2011, nó sẽ trở thành bệnh viện lớn nhất khu vực miền Trung nam bộ với trang thiết bị y tế hàng đầu góp phần nâng cao phúc lợi y tế và chất lượng cuộc sống của người dân 7 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đăk lăk, Đăk Nông.

“Tuần lễ Việt Nam – Hàn Quốc” là hoạt động thường niên được tổ chức

nhằm tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc, giao lưu văn hoá Việt – Hàn với nhiều hoạt động đặc sắc. Tuần văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc sẽ giúp người dân Việt Nam hiểu thêm về đất nước và con người Hàn Quốc, góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)